Đà Nẵng: Nỗi lo thiếu hụt lao động biển

Tại Đà Nẵng, từ đầu năm đến nay, hàng trăm con thuyền tại cảng cá Thọ Quang đang phải neo đậu ven bờ, không dám ra khơi vì ngư dân đang gặp khó khăn do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 kéo dài, giá nhiên liệu tăng. Nhiều thuyền viên lựa chọn bỏ nghề, gây áp lực về thiếu hụt lao động biển địa phương…

Nỗi lo thiếu hụt lao động biển

Cảng cá Thọ Quang (TP. Đà Nẵng) là cảng cá lớn nhất miền Trung, với hơn 1.200 tàu thuyền nhiều kích cỡ phục vụ cho hoạt động khai thác thủy hải sản, riêng phường Nại Hiên Đông có tới 400 tàu công suất lớn, nhưng sau Tết Nguyên đán, chỉ có khoảng 60 tàu đánh cá ra khơi, nguyên nhân chủ yếu là do các chủ tàu gặp “khó khăn kép” khi vừa chịu thiệt hại nặng nề về tài chính bởi đợt dịch Covid-19 kéo dài, đồng thời sản lượng cá đánh bắt giai đoạn này đang thấp, giá nhiên liệu, vật tư tăng cao dẫn đến khó khăn khi ra khơi, không có đủ lợi nhuận để trả lương cho thuyền viên nên nhiều người lao động biển chọn cách bỏ nghề làm “thợ đụng” – tức đụng việc gì làm việc nấy.

Hàng trăm con tàu đang neo đậu tại cảng cá Thọ Quang
Hàng trăm con tàu đang neo đậu tại cảng cá Thọ Quang (TP. Đà Nẵng)

Vừa lau dọn thuyền cùng chồng, chị Trần Thị Hạnh (ngư dân tại cảng cá Thọ Quang) vừa cho biết, sau dịch, tình hình tài chính của gia đình chị cũng như nhiều thuyền viên đang gặp khó, nếu mỗi lần ra biển chỉ tốn 5 triệu tiền dầu thì giờ đây lên tới 8 triệu, thu nhập người dân không cao nhưng lại vất vả, cộng thêm việc chi phí vật tư tăng khiến nhiều người nản nghề, bỏ đi làm việc khác.

“Đi biển vất vả nhưng về không có lãi, lấy sức bù công nên thuyền viên nghỉ làm hết, ra đi làm thợ hồ, thợ đụng còn nhiều tiền hơn. Tàu của tôi có 8 thuyền viên nhưng đã nghỉ mất 5 người, giờ chỉ có anh nhà và 3 người nữa ra khơi, nhưng chỉ đánh bắt gần bờ, không khả quan”, chị Hạnh than thở.

Cùng chung hoàn cảnh khó khăn khi thiếu hụt lao động, ông Huỳnh Tấn Trung (ngư dân tại cảng cá Thọ Quang) chia sẻ, trong 2 năm qua, tàu cá của ông cũng đã nằm bờ tới 7-8 tháng nên nhiều bộ phận bị hư hỏng, phải sửa chữa nên riêng cá nhân ông gặp khó về tài chính. Giờ đây, giá cả các chi phí thiết yếu để ra khơi như tiền ngư cụ, thức ăn, nước uống, đá ướp tăng cao theo giá dầu, tổng chi phí cho mỗi chuyến đi biển tăng thêm gần 30% nhưng chưa biết có thu lại được hay không.

“Mỗi tuần chúng tôi ra khơi 1 hoặc 2 lần, chủ yếu khai thác ngắn ngày chứ không dám kéo dài như trước đây vì không đủ tiền duy trì nhiên liệu. Để tiếp tục bám biển, tôi và mọi người chủ động giảm sử dụng nguyên liệu, tiết kiệm các phí sinh hoạt khi đi biển, đồng thời tự sửa chữa lưới đánh cá và ngư cụ để tiết kiệm chi phí. Dù thu nhập không được cao nhưng vẫn tạo việc làm cho mọi người, vì hầu như các thuyền viên đều đã lớn tuổi, quen nghề, giờ đi làm việc khác cũng khó”, ông Trung tâm sự.

Các khó khăn về kinh tế sau dịch đang đe dọa nghề biển địa phương
Khó khăn về kinh tế sau dịch đang đe dọa đến các lao động biển Đà Nẵng

Đặc thù của nghề biển là chủ tàu không trả lương theo tháng mà tính theo công, tức là tính theo từng chuyến đi biển, nên nếu như lương thấp thì thuyền viên chủ động bỏ nghề, đi làm việc khác chờ vào mùa sẽ quay lại. Cùng với đó, nghề đi biển tiềm ẩn nhiều rủi ro, lao động nặng. Trong quá trình đô thị hóa, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ, nhiều loại hình thương mại, dịch vụ du lịch, công nghiệp xây dựng, chế biến thủy sản… phát triển. Việc làm trên bờ ổn định và ít rủi ro hơn nghề đi biển đã thu hút nhiều lao động, điều này tạo sức ép lớn về hoạt động phát triển kinh tế cho ngành khai thác thủy hải sản địa phương.

Tạo điều kiện giúp ngư dân tháo gỡ khó khăn

Trao đổi với PV Báo Công Thương, ông Trần Văn Thành, Phó Trưởng phòng Kinh tế quận Sơn Trà cho biết, việc thiếu lao động đã tồn tại một thời gian, chủ yếu trên các tàu khai thác hải sản xa bờ. Mỗi tàu khai thác xa bờ trung bình cần từ 8-12 lao động/chuyến biển tùy nghề, tùy công suất tàu. Tuy nhiên lao động địa phương chỉ chiếm phần ít số lao động, còn lại là lao động từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi,…

Nhiều chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản nhằm khuyến khích ngư dân ra khơi, bám biển
Nhiều chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản nhằm khuyến khích ngư dân Đà Nẵng ra khơi, bám biển

“Bên cạnh triển khai thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản của trung ương và thành phố, UBND quận cũng thực hiện các hoạt động khuyến ngư, hỗ trợ ngư dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo an toàn hàng hải, phòng chống thiên tai, cứu nạn cứu hộ, hỗ trợ khó khăn khi gặp nạn trên biển…. Trong thời gian qua, UBND quận đã quan tâm đến việc hỗ trợ, hướng dẫn thành lập và hoạt động của các tổ đoàn kết trên biển, trong đó có khuyến nghị các chủ tàu xây dựng quỹ của tổ, thực hiện các biện pháp chăm lo người lao động như hỗ trợ nhau về lao động, thăm hỏi lúc ốm đau, tặng quà Tết… cho người lao động”, ông Thành thông tin thêm.

Cũng theo ông Thành, hiện UBND quận Sơn Trà đã kiến nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu để có thêm giải pháp hữu hiệu tháo gỡ khó khăn về lao động cho ngư dân.

Đức Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đồng Nai: Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khai thác khoáng sản

Đồng Nai: Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khai thác khoáng sản

Ngày 28/3, UBND tỉnh Đồng Nai đã có buổi làm việc nghe báo cáo vướng mắc của các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố Biên Hòa.
Hà Nội: Điểm sáng thu hút đầu tư trong quý I/2024

Hà Nội: Điểm sáng thu hút đầu tư trong quý I/2024

Trong quý I/2024, thành phố Hà Nội đã hoàn thành nhiều mục tiêu quan trọng về duy trì và phát triển kinh tế.
17 gian hàng quốc tế tham gia Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực lớn nhất Hà Giang

17 gian hàng quốc tế tham gia Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực lớn nhất Hà Giang

Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực quốc tế Hà Giang lần thứ I, năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 29-31/3, tại Quảng Trường 26/3 thành phố Hà Giang.
Long An: Hơn 80% cửa hàng xuất hoá đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng

Long An: Hơn 80% cửa hàng xuất hoá đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng

Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Long An có 386/474 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thực hiện xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng, tương ứng trên 80%.
Yên Bái: Giảm vốn đầu tư từ khu vực nhà nước

Yên Bái: Giảm vốn đầu tư từ khu vực nhà nước

Yên Bái đang đặt mục tiêu cụ thể nhằm thực hiện định hướng giảm vốn đầu tư khu vực nhà nước, tăng đầu tư khu vực ngoài nhà nước.

Tin cùng chuyên mục

Quý I/2024, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ của Yên Bái tăng 8,11%

Quý I/2024, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ của Yên Bái tăng 8,11%

Hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh ổn định khiến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của Yên Bái quý I/2024 ước tăng 8,11%.
Hà Giang: Chấm dứt khai thác khoáng sản tại huyện Vị Xuyên

Hà Giang: Chấm dứt khai thác khoáng sản tại huyện Vị Xuyên

Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang vừa ban hành văn bản yêu cầu chấm dứt hoạt động khai thác khoáng sản tại thôn Toòng, xã Ngọc Minh, huyện Vị Xuyên theo quy định
Phú Yên sẽ có khu chung cư cao cấp hơn 2.100 tỷ đồng

Phú Yên sẽ có khu chung cư cao cấp hơn 2.100 tỷ đồng

Tỉnh Phú Yên vừa chấp thuận chủ trương đầu tư khu chung cư cao cấp tại TP. Tuy Hoà, rộng hơn 2,1 ha, tổng vốn đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng.
Đà Nẵng: 23 cơ sở, đơn vị phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Đà Nẵng: 23 cơ sở, đơn vị phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Đà Nẵng sẽ có 23 cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính và tần suất kiểm kê là 2 năm/lần gồm 19 cơ sở ngành Công Thương, 1 cơ sở ngành TN&MT và 3 công trình xây dựng.
Tuần tra liên hợp song phương trong đêm khu vực biên giới Hà Giang

Tuần tra liên hợp song phương trong đêm khu vực biên giới Hà Giang

Tối 26/3, Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, BĐBP Hà Giang đã phối hợp Đội tuần tra Đại đội quản lý biên giới huyện Nà Pô (Trung Quốc) kiểm tra liên hợp biên giới Hà Giang.
Nhiều địa phương vùng Tây Nam Bộ “về đích” việc xuất hoá đơn điện tử

Nhiều địa phương vùng Tây Nam Bộ “về đích” việc xuất hoá đơn điện tử

Đến chiều ngày 27/3, gần 95% cửa hàng kinh doanh xăng dầu ở một số tỉnh vùng Tây Nam Bộ đã “về đích” thực hiện xuất hóa đơn điện tử.
Long An: Tăng cường sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Long An: Tăng cường sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Ngành điện Long An đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm điện, sử dụng điện an toàn và hiệu quả.
Lào Cai: Tổng doanh thu từ du lịch quý I đạt trên 6.300 tỷ đồng

Lào Cai: Tổng doanh thu từ du lịch quý I đạt trên 6.300 tỷ đồng

Thông tin từ UBND tỉnh Lào Cai cho biết, trong quý I/2024, tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai đạt 2.022.816 lượt, trong đó, khách quốc tế đạt 218.421 lượt.
Hải quan Bình Dương: Phát hiện hơn 300 vụ vi phạm, truy thu gần 100 tỷ đồng

Hải quan Bình Dương: Phát hiện hơn 300 vụ vi phạm, truy thu gần 100 tỷ đồng

Từ đầu năm đến nay, Cục Hải quan Bình Dương phát hiện hơn 300 vụ vi phạm pháp luật về hải quan, trị giá hàng hóa vi phạm gần 100 tỷ đồng.
Cơ cấu lại ngành hàng để tạo điểm nhấn “kéo khách” trở lại chợ truyền thống

Cơ cấu lại ngành hàng để tạo điểm nhấn “kéo khách” trở lại chợ truyền thống

Tại TP. Hồ Chí Minh, hiện nay lượng khách đến chợ truyền thống giảm 20-30% so với thời điểm trước dịch và giảm 30-50% so với thời điểm năm 2019.
Hà Giang: Xác định 6 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024

Hà Giang: Xác định 6 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024

Ngày 26/3, Hội đồng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội nghị tư vấn, xác định nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh năm 2024.
Đồng Nai: Định hướng phát triển kinh tế xanh hướng đến Net Zero

Đồng Nai: Định hướng phát triển kinh tế xanh hướng đến Net Zero

Đồng Nai tập trung các giải pháp để thực hiện đề án giảm thiểu khí carbon giai đoạn 2025 - 2030 giảm 20%, tiến tới đưa phát thải nhà kính về 0 vào năm 2050.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Quảng bá du lịch qua… chiếc vòng tay

Bà Rịa - Vũng Tàu: Quảng bá du lịch qua… chiếc vòng tay

Hình ảnh và thông tin 48 di tích, danh thắng cùng 6 tour chuyên biệt cho khách du lịch tàu biển của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được tích hợp trong 1 chiếc vòng tay.
Thái Bình mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Đức về sản xuất ô tô, thiết bị điện tử

Thái Bình mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Đức về sản xuất ô tô, thiết bị điện tử

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận mong muốn các doanh nghiệp đến từ Đức đẩy mạnh hợp tác đầu tư trong lĩnh vực cơ khí, ô tô, thiết bị điện tử…
Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác toàn diện với các doanh nghiệp Hàn Quốc

Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác toàn diện với các doanh nghiệp Hàn Quốc

Đó là ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương tại buổi làm việc với Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng ngày 25/3.
Thái Nguyên: Giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2024 đạt 203.000 tỷ đồng

Thái Nguyên: Giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2024 đạt 203.000 tỷ đồng

Trong quý I/2024, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt 203.000 tỷ đồng (tăng 6% so với cùng kỳ), đạt 19,2% kế hoạch cả năm.
Bắc Ninh có thêm nhà máy điện rác quy mô lớn

Bắc Ninh có thêm nhà máy điện rác quy mô lớn

Dự án Nhà máy điện rác Thăng Long - Bắc Ninh có tổng diện tích khoảng 5ha, công suất xử lý 500 tấn/ngày, công suất phát điện 11MW.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đối thoại với thanh niên

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đối thoại với thanh niên

Sáng 26/3, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn có buổi đối thoại với lực lượng thanh niên trong tỉnh.
Bà Rịa - Vũng Tàu siết quản lý nhóm tàu cá “3 không”

Bà Rịa - Vũng Tàu siết quản lý nhóm tàu cá “3 không”

Việc cấp số tạm cho tàu cá “3 không” giúp Bà Rịa – Vũng Tàu quản lý tốt hoạt động khai thác thủy sản, khắc phục những tồn tại trong thực hiện phòng, chống IUU.
Bình Dương: Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2024 ước tăng 3,87%

Bình Dương: Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2024 ước tăng 3,87%

Tại tỉnh Bình Dương, trong quý I/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp khởi sắc, các doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên liệu, ký kết nhiều đơn hàng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động