Đà Nẵng: Doanh nghiệp chủ động sản xuất “3 tại chỗ"

Nhiều doanh nghiệp sản xuất trong các Khu Công nghiệp và Khu Công nghệ cao Đà Nẵng đã chủ động chuyển từ sản xuất bình thường sang trạng thái sản xuất “3 tại chỗ” để đảm bảo an toàn cho người lao động, phòng chống dịch bệnh và duy trì sản xuất liên tục.

Chủ động sản xuất “3 tại chỗ”

TP. Đà Nẵng có 5 Khu Công nghiệp (KCN), 1 khu CNTT tập trung, 1 Khu Công nghệ cao (CNC) với 403 doanh nghiệp đang hoạt động, tạo việc làm cho 65.752 lao động.

Đà Nẵng: Doanh nghiệp chủ động sản xuất “3 tại chỗ
Nhiều doanh nghiệp tại Đà Nẵng chuyển trạng thái từ hoạt động bình thường sang sản xuất "3 tại chỗ"

Từ đầu tháng 7/2021 đến nay, đã có 06 doanh nghiệp trong các KCN và Khu CNC có ca mắc Covid – 19, một đơn vị phải tạm ngừng hoạt động 15 ngày để chống dịch.

Chủ động ứng phó với dịch bệnh, các công ty đều thực hiện nghiêm quy trình phòng chống dịch Covid – 19. Tuy nhiên, trước nguy cơ dịch Covid – 19 có thể bùng phát trong sản xuất, nhiều doanh nghiệp đã chủ động lên phương án, chuyển phương thức hoạt động từ sản xuất bình thường sang sản xuất “3 tại chỗ” (sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ, nghỉ tại chỗ). Điển hình như các đơn vị Công ty CP Quốc tế Vinatex Đà Nẵng, Công ty CP Quốc tế Phong Phú, Trung tâm vận chuyển và kho vận miền Trung; Công ty TNHH Universal Alloy Corporation (UAC)…..

Công ty CP Vinatex Quốc tế - CN Đà Nẵng (Đường số 3, KCN Hòa Khánh, Đà Nẵng) có gần 600 lao động. Mặc dù TP. Đà Nẵng chưa bắt buộc mà chỉ khuyến khích, Công ty đã chuyển trạng thái hoạt động sang sản xuất “3 tại chỗ” từ ngày 17/7.

Ông Nguyễn Chí Trực – Giám đốc Công ty cho biết, dịch Covid–19 ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của công ty. Ngay khi dịch có nguy cơ xâm nhập vào các KCN Đà Nẵng, trong bối cảnh Tổng Công ty tại TP. Hồ Chí Minh đã chuyển trạng thái hoạt động sang “3 tại chỗ”, Công ty Vinatex Quốc tế - CN Đà Nẵng cũng chủ động áp dụng mô hình sản xuất linh hoạt này.

“Ngày 17/7 Công ty chuyển trạng thái sang hoạt động “3 tại chỗ” thì đáng tiếc đến tối cùng ngày lực lượng y tế Đà Nẵng thông báo có 1 ca nhiễm Covid – 19 làm việc tại công ty liên quan đến chùm ca nhiễm của công ty Việt Hoa (KCN Hòa Khánh). Hiện tại tất cả các F1 đều có 2 lần xét nghiệm âm tính”, ông Trực cho hay và chia sẻ thêm: “Công ty đã chủ động có phương án sản xuất “3 tại chỗ”, không phải đợi có ca nhiễm mới thực hiện. Cũng nhờ chủ động chuẩn bị trước và thích ứng nên hoạt động sản xuất tại công ty vẫn đang duy trì ổn định”.

Hiện hơn 400 công nhân (số còn lại là nhân viên hành chính làm việc tại nhà, một số ít công nhân đang thực hiện cách ly) của Công ty Vinatex Quốc tế đang tham gia sản xuất “3 tại chỗ” luân phiên làm việc 3 ca để đảm bảo tiến độ các đơn hàng.

Đà Nẵng: Doanh nghiệp chủ động sản xuất “3 tại chỗ
Mọi nhu yếu phẩm thiết yếu và chi phí ăn ở trong sản xuất "3 tại chỗ" đều do doanh nghiệp chi trả để người lao động yên tâm sản xuất (Ảnh: Khu vực ngủ nghỉ cho công nhân Công ty Vinatex Quốc tế - CN Đà Nẵng)

“Công ty sẵn sàng chấp nhận chi phí phát sinh cho sản xuất “3 tại chỗ” để đổi lấy an toàn và uy tín của công ty. Doanh nghiệp muốn duy trì sản xuất an toàn, đảm bảo chuỗi cung ứng sản xuất, phòng chống Covid – 19 thì chủ động trong sản xuất “3 tại chỗ" là cần thiết”, ông Trực nói.

Kiểm soát chặt, không để dịch bùng phát

Tại các công ty đang thực hiện “3 tại chỗ”, tất cả những chi phí ăn ở buổi sáng, trưa, tối phía chủ doanh nghiệp đều hỗ trợ cho người lao động với dinh dưỡng đủ chất, để người lao động yên tâm ở lại sản xuất.

Nhận được thông báo sẽ thực hiện sản xuất “3 tại chỗ” từ ngày 21/7, tối ngày trước đó, chị Lê Thị Giao Thủy (Công nhân Công ty CP Quốc tế Phong Phú, KCN Hòa Khánh, Đà Nẵng) tranh thủ đi mua một ít đồ dùng dự phòng cá nhân. “Dự phòng vậy thôi, hôm sau đến làm việc thì thấy công ty đã chuẩn bị đầy đủ mọi vật dụng cần thiết để phục vụ sinh hoạt, sản xuất của công nhân nên tôi cảm thấy yên tâm không ít và thoải mái hơn”, chị Giao Thủy nói và cho biết ban đầu cũng băn khoăn về việc ăn, ở lại công ty. “Nhưng dịch bệnh là tình hình chung. Nên việc ở lại công ty là để vừa có việc làm thường xuyên nhưng lại đảm bảo an toàn”, chị Giao Thủy nói.

Ông Nguyễn Chí Trực cho biết, trước khi thực hiện sản xuất “3 tại chỗ”, nhà máy đã tuyên truyền, vận động để công nhân hiểu và đồng tình. Theo ông Trực, đi làm, trở về và sinh hoạt tại địa phương trong điều kiện dịch bệnh thì có nguy cơ người lao động sẽ không an toàn, có khả năng mang mầm bệnh vào công ty. Vì vậy, ở lại công ty là cần thiết. Chỉ có một thiệt thòi là người lao động phải xa gia đình một thời gian. Đó là việc công ty cần chuẩn bị tâm lý cho người lao động. “Phải giải thích cho họ hiểu và đồng hành cùng công ty, chính quyền để nhanh chóng đẩy lùi Covid – 19 trong giai đoạn khó khăn này. May mắn là người lao động cũng hiểu chống dịch là nhiệm vụ của tất cả mọi người dân, trong đó có những người công nhân vì vậy họ rất đồng lòng, họ cũng nghĩ đó là giải pháp tốt nhất trong giai đoạn hiện nay”, ông Trực chia sẻ.

Đà Nẵng: Doanh nghiệp chủ động sản xuất “3 tại chỗ
Công nhân, người lao động tại các công ty đã áp dụng "3 tại chỗ" tại TP. Đà Nẵng yên tâm và đồng tình khi ăn, nghỉ lại công ty để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như không gián đoạn sản xuất

Ông Trần Văn Tỵ - Phó Trưởng Ban BQL các KCN và khu CNC Đà Nẵng cho biết Ban đang triển khai nhiều biện pháp đồng bộ để kiểm soát chặt, không để dịch bệnh bùng phát trong các KCN và khu CNC. Trong đó, phối hợp chặt với UBND các quận huyện nơi đặt các KCN và khu CNC và doanh nghiệp triển khai các biện pháp phòng, chống hoặc ứng phó khi có dịch xảy ra; Nắm bắt và cập nhật thường xuyên danh sách người lao động có đầy đủ thông tin về thường trú, số điện thoại phục vụ truy vết; Xây dựng và triển khai phương án ứng phó với từng kịch bản xảy ra dịch tại các khu và từng doanh nghiệp; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát doanh nghiệp về công tác phòng chống dịch, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm. Ngoài ra, tại cổng vào các KCN và khu CNC, BQL cũng đã thành lập các chốt kiểm soát để kiểm soát chặt các phương tiện vận chuyển ra vào.

Đại diện nhiều doanh nghiệp trong KCN và khu CNC mong đợi những đợt vắc xin phòng ngừa Covid – 19 sẽ nhanh chóng được triển khai đến các công nhân, người lao động. Đồng thời, mong có sự đồng hành của chính quyền trong việc hỗ trợ doanh nghiệp giảm áp lực chi phí sản xuất thông qua các chính sách giảm chi phí điện, nước…
Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ứng phó sự cố hoá chất: Cần kế hoạch toàn diện từ địa phương đến doanh nghiệp

Ứng phó sự cố hoá chất: Cần kế hoạch toàn diện từ địa phương đến doanh nghiệp

Trước nguy cơ sự cố hóa chất ngày càng phức tạp, các địa phương và doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch ứng phó toàn diện, sẵn sàng trong mọi tình huống.
Tự chủ nguyên liệu, linh kiện: Nền tảng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tự chủ nguyên liệu, linh kiện: Nền tảng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tự chủ nguyên liệu, linh kiện trong nước là vấn đề cốt lõi, tạo nền tảng để công nghiệp hỗ trợ phát triển bền vững và nâng sức cạnh tranh quốc gia.
Vinamac Expo 2025: Kết nối thị trường cho sản phẩm công nghiệp

Vinamac Expo 2025: Kết nối thị trường cho sản phẩm công nghiệp

250 doanh nghiệp công nghiệp trong và ngoài nước tham gia xúc tiến thị trường tại Triển lãm Vinamac Expo 2025 diễn ra từ 14 - 16/5 tại Hà Nội.
Ngành công nghiệp: Cơ cấu sản phẩm chuyển dịch tích cực

Ngành công nghiệp: Cơ cấu sản phẩm chuyển dịch tích cực

Cơ cấu sản phẩm công nghiệp dịch chuyển tích cực, tỷ trọng hàng công nghệ cao tăng, tạo nền tảng cho các tập đoàn công nghiệp tư nhân vươn ra thị trường quốc tế
Lào Cai: Tập trung công tác an toàn và tháo gỡ khó khăn lĩnh vực khoáng sản

Lào Cai: Tập trung công tác an toàn và tháo gỡ khó khăn lĩnh vực khoáng sản

Theo Sở Công Thương tỉnh Lào Cai, từ đầu năm 2025 đến nay, giá trị sản xuất, khai thác, chế biến khoáng sản của địa phương đạt trên 9.527 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Ninh Bình: Từ nông thôn mới đến trung tâm công nghiệp hỗ trợ -Bước chuyển mình chiến lược của một vùng đất di sản

Ninh Bình: Từ nông thôn mới đến trung tâm công nghiệp hỗ trợ -Bước chuyển mình chiến lược của một vùng đất di sản

Ninh Bình đang chuyển mình mạnh mẽ: Từ một địa phương Nông nghiệp thành trung tâm công nghiệp hỗ trợ, kết hợp di sản, công nghiệp xanh, nông nghiệp hiện đại.
Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chuyển đổi số

Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chuyển đổi số

Bộ Công Thương đồng hành doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chuyển đổi số, tận dụng cơ hội từ CMCN 4.0, hướng tới sản xuất thông minh, bền vững.
Tháo gỡ rào cản để phát triển khu công nghiệp xanh

Tháo gỡ rào cản để phát triển khu công nghiệp xanh

Phát triển khu công nghiệp xanh sẽ tăng năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu nhưng quá trình chuyển đổi còn nhiều rào cản thể chế, hạ tầng và tín dụng.
Ngành công nghiệp thích ứng ra sao với chuyển đổi xanh, AI?

Ngành công nghiệp thích ứng ra sao với chuyển đổi xanh, AI?

Từ biến động chuỗi cung ứng, cuộc cách mạng do trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, ngành công nghiệp đang phải xoay chuyển để giữ vững vị thế.
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hướng tới ngành hóa chất xanh và bền vững

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hướng tới ngành hóa chất xanh và bền vững

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngành hoá chất phát động chương trình xanh hóa và chuyển đổi số, hướng tới phát triển bền vững và hiện đại.
Công nghiệp công nghệ số phải xanh và tuần hoàn

Công nghiệp công nghệ số phải xanh và tuần hoàn

Phát triển công nghiệp công nghệ số bền vững cần gắn với kinh tế tuần hoàn, tái chế thiết bị điện tử và bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu thời đại số.
Ninh Bình bứt phá thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ô tô

Ninh Bình bứt phá thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ô tô

Ninh Bình quyết tâm trở thành trung tâm công nghiệp hỗ trợ ô tô, thu hút FDI, cải thiện hạ tầng, đào tạo nhân lực, hướng tới phát triển bền vững.
Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

Một trong những nội dung nổi bật được đề cập trong Luật Hóa chất sửa đổi là hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành hóa chất.
4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

Theo Cục Thống kê, 4 tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước.
Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Với quy mô gần 250 gian hàng, Vietnam AutoExpo 2025 tạo đòn bẩy giao thương cho doanh nghiệp ngành giao thông, vận tải và công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

Bộ Công Thương đã tổ chức lấy ý kiến, tham vấn chính sách của Thông tư quy định nội dung thiết kế cơ sở của dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ.
PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm, rơi khỏi ngưỡng tăng trưởng sau một tháng phục hồi.
Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Chuyển đổi số trong lĩnh vực công nghiệp là cần thiết hướng tới sản xuất thông minh, nhưng liệu doanh nghiệp đã chuẩn bị kỹ lưỡng để tận dụng cơ hội này?
Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Đạn bom dội lửa miền Bắc, ngành công nghiệp kiên cường bước vào cuộc chiến mới: Dựng xây cơ sở xã hội chủ nghĩa, chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

Ninh Bình công bố Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2040 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 668/QĐ-TTg ngày 26/3/2025
5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Để ngành công nghiệp hóa chất phát triển xứng với tiềm năng, Bộ Công Thương đã tham mưu Chính phủ 5 giải pháp phát triển ngành công nghiệp hóa chất.
Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm, Việt Nam vẫn đang giữ vững đà phục hồi, tận dụng nội lực và mở rộng hợp tác quốc tế.
Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến rộng rãi dự thảo Thông tư quy định nội dung thiết kế cơ sở của dự án đầu tư khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ.
Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Trước chính sách thuế mới từ Hoa Kỳ, Ninh Bình nhanh chóng hành động, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng và ổn định sản xuất.
Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Sáng 19/4, tại Hà Nội, Tổng hội Cơ khí Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV. Đại hội cũng đã bầu ra nhân sự lãnh đạo trong nhiệm kỳ tiếp theo.
Mobile VerionPhiên bản di động