Đà Nẵng: Bảo vệ vùng Xanh bằng QR - Code
Xe và Công nghệ 04/09/2021 07:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Thí điểm kiểm soát lượt người ra vào thôn bằng QR – Code
Để kiểm soát lượt người ra vào, tại các khu dân cư, tổ dân phố, các thôn trên địa bàn các xã, phường của TP. Đà Nẵng đều thành lập các chốt mềm kiểm soát dịch. Khi có người ra vào, lực lượng tại chốt kiểm soát sẽ đề nghị người qua chốt thực hiện khai báo y tế trên giấy đã chuẩn bị sẵn.
![]() |
Quét QR - Code để kiểm soát chặt người ra vào tại chốt kiểm soát thôn Nhơn Thọ 2 (xã Hòa Phước, Hòa Vang, Đà Nẵng) |
Tuy nhiên, việc khai báo thủ công như vậy vừa mất thời gian cho người khai báo, vừa tốn thời gian tổng hợp thông tin…. Từ thực tế trên, Sở Thông tin & Truyền thông TP. Đà Nẵng đề xuất ứng dụng Hệ thống quản lý khai báo y tế và kiểm soát ra vào qua QR – Code TP. Đà Nẵng cho các tổ, thôn.
Ngay khi đề xuất được đưa ra, từ thực tế triển khai các chốt trên địa bàn xã Hòa Phước, lãnh đạo xã đã quyết định sẽ thí điểm triển khai thực hiện kiểm soát lượt người ra vào các thôn của xã thông qua quét QR – Code.
Ông Trần Bùi Quốc Bình – Chủ tịch UBND xã Hòa Phước cho biết việc thực hiện quét QR – Code qua các chốt rất đơn giản. Người dân sẽ thực hiện khai báo y tế online tại nhà (chụp lại mã QR – Code), khi đi qua các chốt kiểm soát dịch của thôn sẽ đưa mã QR – Code để lực lượng tại chỗ quét mã. Đối với người không có sử dụng smartphone thì khi đến chốt sẽ được lực lượng đoàn viên, thanh niên trực tại chốt hỗ trợ khai báo y tế. Tương tự, người dân ở nơi khác khi đến xã cũng thực hiện khai báo y tế online để quét mã trước khi vào.
“Xã hiện đang thực hiện thí điểm, sau ngày 05/9 sẽ chính thức áp dụng để kiểm soát và bảo vệ "vùng xanh". Để người dân hình thành thói quen khai báo y tế online trước khi ra khỏi thôn, xóm, xã thực hiện phát thanh, sử dụng mạng xã hội tuyên truyền hàng ngày, ngoài ra còn sử dụng ứng dụng gọi điện tự động để nhắc nhở, tuyên truyền đến người dân”, ông Bình thông tin và cho biết hiện trên toàn xã có 15 chốt kiểm soát ra vào tại cửa ngõ các thôn. Để lực lượng tại chốt chặn có thể quét QR – Code thì các thiết bị quét phải có kết nối internet. “Xã đã huy động các đoàn viên, thanh niên có sử dụng smartphone để làm thiết bị quét QR – Code, đồng thời hỗ trợ thẻ nạp card cho các điện thoại này để kết nối internet”, ông Bình nói.
Đang trực tại chốt kiểm soát thôn Nhơn Thọ 2, bạn Lê Viết Thạnh (SN 1994) vui vẻ cho biết các bạn đoàn viên, thanh niên tình nguyện tham gia hoạt động phòng chống dịch Covid – 19 tại các chốt kiểm soát dịch từ đầu tháng 8/2021. “Việc quét mã QR – Code cũng đơn giản. Mã QR – Code hợp lệ thì ở thiết bị quét QR – Code của lực lượng chốt chặn sẽ thông báo check in thành công; ngược lại sẽ thông báo “Mã QR không hợp lệ”. Đối với các trường hợp khai báo có các triệu chứng ho, sốt… hoặc có tiếp xúc với các trường hợp nghi nhiễm thì kết quả sau quét QR – Code sẽ đề nghị liên hệ nhân viên y tế để được tư vấn, hỗ trợ”, Thạnh giải thích.
Nỗ lực bảo vệ và mở rộng vùng xanh
Từ ngày 05/9, TP. Đà Nẵng sẽ áp dụng các biện pháp chống dịch linh hoạt tùy theo nguy cơ dịch bệnh tại từng xã, phường theo 3 mức: Vùng đỏ (nguy cơ rất cao), vùng vàng (nguy cơ và nguy cơ cao), vùng xanh (nguy cơ thấp).
![]() |
TP. Đà Nẵng nỗ lực bảo vệ và mở rộng "vùng xanh", thu hẹp "vùng đỏ" |
Để bảo vệ những thành quả chống dịch trong 20 ngày thực hiện “ai ở đâu ở yên đó”, TP. Đà Nẵng phát động chiến dịch bảo vệ và mở rộng "vùng xanh". Trong đó, dự kiến, từ ngày 05/9, TP. Đà Nẵng sẽ triển khai đồng bộ ứng dụng quét QR – Code kiểm soát người ra vào các khu vực xã, phường, tổ, thôn "vùng xanh".
Hệ thống quản lý khai báo y tế và kiểm soát ra vào qua QR – Code TP. Đà Nẵng có các tính năng: Sử dụng điện thoại di động cá nhân, máy tính bảng, máy tính xách tay (có webcam) để quét QR – Code khai báo y tế và sử dụng đơn giản. Khi quét QR – Code khai báo y tế; người kiểm soát sẽ có được các thông tin người có nguy cơ để ứng xử, ngăn chăn kịp thời hoặc liên hệ cơ quan y tế để thực hiện các nghiệp vụ phòng chống dịch Covid – 19 gồm người đến từ vùng có dịch (vùng đỏ, vàng); người có dấu hiệu (ho, sốt…); người tiếp xúc với F0, người nghi nhiễm. Ban điều hành khu dân cư, UBND các quận, huyện, phường, xã có thể thống kê tự động số lượng người, thông tin chi tiết từng người (gồm họ, tên, số điện thoại, địa chỉ nơi cư trú) để quản lý, chỉ đạo điều hành; đặc biệt khi phát hiện có F0, F1 sẽ thông kê được những người liên quan để truy vết, xét nghiệm, cách ly kịp thời
Ông Trần Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông TP. Đà Nẵng cho biết, sử dụng thiết bị sẽ giảm tải công việc cho lực lượng trực chốt trong ghi thông tin người ra vào thôn cũng như thời gian chờ đợi qua chốt của người dân. Từ phần mềm khai báo y tế tại chốt cửa ngõ TP Đà Nẵng, đơn vị sung thêm nhiều tiện ích, như: giúp địa phương ở cấp thôn, xã tổng hợp tự động về việc ra vào các chốt hằng ngày một cách nhanh chóng, nhất là phát hiện sớm các trường hợp có biểu hiện tễ hoặc đi từ vùng khác trong TP Đà Nẵng có yếu tố dịch tễ dễ dàng truy vết, xét nghiệm, cách ly kịp thời.
Theo bản đồ dịch tễ của TP. Đà Nẵng, đến hết ngày 03/9, toàn thành phố có 10 phường, xã “vùng xanh”, nhiều phường, xã chỉ có 1 vài tổ, thôn thuộc vùng vàng, các vùng xanh ngày càng được mở rộng.
Ngoài kiểm soát ra vào các vùng xanh qua QR – Code, TP. Đà Nẵng tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, phát huy vai trò giám sát của các ban điều hành, tổ Covid – 19 cộng đồng để ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập.
“Chúng tôi tổ chức tuyên truyền cho người dân về 5K, rồi có bản cam kết thực hiện “Ai ở đâu thì ở đó”, không ra khỏi nhà để làm sao phòng được dịch tốt nhất, giữ vững "vùng xanh" cho đến khi hết dịch”, Ông Lê Anh Tuấn – Tổ Covid 19 cộng đồng KDC Tân Lập 1G (phường Thạch Thang, quận Hải Châu” chia sẻ
BCĐ phòng chống dịch Covid – 19 TP. Đà Nẵng cũng lên kế hoạch phân vùng quản lý. Đối với các "vùng vàng", "vùng đỏ", bên ngoài các chốt, lực lượng túc trực cần được tăng cường, kiểm soát chặt, tuyệt đối không để người ra vào, kể cả các vật dụng đưa ra từ khu phong tỏa. Đặc biệt, công tác tuyên truyền và xử phạt các trường hợp ở bên trong cũng được siết chặt.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Cuộc đua mới trong phát triển khu công nghiệp xanh, thông minh

Ô tô nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam tháng 11 ước đạt 8.000 xe

Phát triển đô thị thông minh: Cần tầm nhìn dài hạn, toàn diện và một cách tiếp cận tổng thể

CMC Cloud thế hệ mới đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải 2023
Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số: Cơ hội, thách thức và giải pháp để phát triển kinh tế số

Galaxy S24 Ultra sắp lên kệ có gì đặc biệt?

Các nhà khoa học phát triển thành công phần mềm dịch ngôn ngữ hiếm ra tiếng Việt

Doanh nghiệp "chạy đua" với thời gian để triển khai trí tuệ nhân tạo

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giao 5 nhiệm vụ trọng tâm cho các Viện nghiên cứu ngành Công Thương

Các nhà khoa học Việt Nam làm chủ công nghệ sơn chống cháy và sơn phản xạ nhiệt

Đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ cần cơ chế đặc thù

Chặn, gỡ bỏ hàng trăm nghìn nội dung vi phạm trên Facebook, Tiktok, Youtube

Chính thức chuyển giao Khu Công nghệ cao Hòa Lạc về UBND Hà Nội quản lý

Công bố hình thành mạng lưới truyền thông ngành thông tin và truyền thông

Pon Holdings là cổ đông mới để nhập khẩu, phân phối xe Audi tại thị trường Việt Nam

Startup blockchain Việt Nam bị hack, thiệt hại chục triệu USD

Nhà sản xuất xe hai bánh Ấn Độ gia nhập thị trường Việt Nam

Ra mắt Trung tâm mua bán xe đã qua sử dụng tại Hà Nội

Việt Nam triển khai thành công khối vô tuyến trạm thu phát sóng 5G

Cảnh báo ứng dụng chứa mã độc ẩn mình trong phần mềm giả mạo dịch vụ công

Tháng "bội thu" của Hyundai: 4 xe lọt top 10 bán chạy nhất thị trường

Gia hạn thời gian thí điểm Mobile Money đến hết năm 2024

Cách dập lửa khi xe máy, xe đạp điện phát hỏa
