Điểm đến cho startup dùng công nghệ làm đòn bẩy cho đổi mới sáng tạo Cuộc thi khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo Hack4Growth mùa 3 dành cho các startup Việt trên toàn cầu |
Trong 2 ngày 15 -16/10, tại TP. Hồ Chí Minh, đã diễn ra vòng chung kết Cuộc thi Dự án khởi nghiệp - Đổi mới sáng tạo lần 8-năm 2022, 30 dự án đến từ 20 tỉnh, thành trên cả nước tranh tài để chọn ra ngôi vị quán quân cùng nhiều giải thưởng quan trọng khác.
Thí sinh thuyết trình dự án tại vòng chung kết Cuộc thi "Dự án Khởi nghiệp Nông nghiệp - Đổi mới sáng tạo" năm 2022, ngày 16/10/2022 |
TP. Hồ Chí Minh có 4/30 dự án khởi nghiệp được chọn, trở thành địa phương có nhiều dự án khởi nghiệp nhất tại chung kết. Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định, Bắc Kạn, Bình Thuận, Cần Thơ và Đồng Tháp cùng có 2 dự án.
Theo ghi nhận, tại vòng bán kết cuộc thi diễn ra tại An Giang, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 30 dự án được chọn đều có sự vượt trội về nội dung cũng như các vấn đề liên quan đến sản phẩm, bao bì, thương mại hóa sản phẩm trên thị trường…
Đáng chú ý, Cuộc thi Dự án Khởi nghiệp Nông nghiệp - Đổi mới sáng tạo năm nay, xuất hiện nhiều dự án có tiềm năng nằm trong một hệ sinh thái từ nguồn nguyên liệu đến đầu ra sản phẩm. Đặc biệt, sản phẩm của dự án này có thể làm nguyên liệu của dự án kia, tiêu biểu như các dự án sản xuất, chế biến nấm thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
30 dự án tham gia vòng chung kết - trưng bày sản phẩm tại Cuộc thi Dự án Khởi nghiệp Nông nghiệp - Đổi mới sáng tạo" tại TP. Hồ Chí Minh |
Trong khi đó, nhiều dự án tại khu vực miền Bắc hướng tới việc khôi phục các làng nghề, giá trị sản phẩm tưởng chừng đi vào quên lãng như: Dệt lụa đũi, giấm mơ… Còn khu vực miền Trung và Đông Nam Bộ, các dự án phần lớn hướng tới mục đích bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sức khỏe ứng dụng công nghệ cao như sản xuất nước rửa thực phẩm, ống hút gạo, các sản phẩm thuần tự nhiên…
Điển hình cho thanh niên khởi nghiệp miền núi khu vực phía Bắc, là câu chuyện “Chế biến bún ngũ sắc” ở Bắc Kạn. Sản phẩm được làm từ gạo Bao thai truyền thống kết hợp với các thực phẩm tạo màu tự nhiên là các loại rau, củ, quả. Dự án này đã ứng dụng công nghệ vi sinh vào xử lí chất thải. Chất thải sẽ được làm thành phân bón và quay trở lại bón cho vùng trồng nguyên liệu.
Hay dự án “Nâng cao giá trị nông sản Sơn La - Tạo sinh kế cho bà con đồng bảo dân tộc bản địa” của Bùi Phương Thanh là câu chuyện cô giáo môn hóa học này thành lập Hợp tác xã Nọong Piêu tại Sơn La, địa phương thuộc vùng biên giới giáp Lào, nơi có nhiều đồng bào dân tộc Xinh Mun, Thái, Mông sinh sống. Nọong piêu đã quy hoạch loại trái cây, vườn cây… chú trọng kết nối tiêu thụ, chuẩn hóa sản phẩm đầu ra góp phần nâng cao giá trị nông sản.
Nhiều dự án lọt vào vòng chung kết có tiềm năng nằm trong một hệ sinh thái từ nguồn nguyên liệu đến đầu ra sản phẩm, sản phẩm của dự án này có thể làm nguyên liệu của dự án kia |
Một câu chuyện hay khác, đó là dự án “Sản phẩm thịt thực vật từ mít” của Cao Thị Cẩm Nhung ở Hậu Giang. Sản phẩm được lấy tên là Lemit, ra đời trong xu thế thực phẩm có nguồn gốc thực vật, xu hướng và là nền tảng cho đổi mới sáng tạo trên thế giới. Lựa chọn đạm thay thế thịt từ thực vật bổ dưỡng với thành phần chính từ mít.
Theo đánh gia của Ban tổ chức, 30 dự án vào thi vòng chung kết, là 30 niềm đam mê của những bạn trẻ, những sáng kiến được nảy sinh từ quá trình hoạt động “lên bờ xuống ruộng” của các bạn, những doanh nông làm ra những sản phẩm ngon, lành từ tài nguyên bản địa. Hãy yêu tôi vì tôi là nước mắm Vị Thanh của xứ Thanh Hóa; Gạo Ngỗng - Cánh đồng sẻ chia ở Hải Phòng của Bùi Ngọc Cường; hay nước rửa rau sinh học KoChu, muối Nano Nghệ An…
Bà Nguyễn Cẩm Chi - Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển Thanh niên (FYE) đánh giá, mức độ áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo năm nay được áp dụng nhiều hơn so với các cuộc thi lần trước. Đặc biệt, năm nay các dự án đều có sản phẩm và đã được thương mại hóa ra thị trường.
Nhiều sản phẩm được tham gia cuộc thi được thương mại hoá rộng rãi trên thị trường |
Đồng quan điểm, ông Trần Anh Tuấn – Phó Viên trưởng Viên nghiên cứu ứng dụng và đổi mới sáng tạo - nhìn nhận: So với các cuộc thi kỳ trước hình ảnh thiết kế đẹp hơn rất nhiều, thông điệp các bạn mang tớ trẻ trung hơn, tiếp thị tốt hơn, nhiều bạn có câu chuyện sản phẩm hay.
Ngôi vị quán quân cũng như các giải thưởng quan trọng Cuộc thi Dự án khởi nghiệp - Đổi mới sáng tạo lần 8-năm 2022, sẽ được công bố và trao tặng vào chiều 16/10 với tổng giải thưởng hơn 1 tỷ đồng.
Được triển khai vào tháng 5/2022, Cuộc thi Dự án khởi nghiệp - Đổi mới sáng tạo lần 8-năm 2022, thu hút được đông đảo thanh niên Việt Nam hưởng ứng tham gia. Sau hơn 3 tháng, 163 dự án đại diện cho 40 tỉnh thành đã đăng ký, nộp đề cương tham gia. Vòng sơ khảo, Ban giám khảo đã chọn ra 88 dự án tốt nhất, đại diện cho 32 tỉnh, thành tham gia vòng thi bán kết. Từ đầu tháng 8/2022, sau khi công bố các dự án vào bán kết, Ban tổ chức cuộc thi đã tiến hành gần 15 đợt tập huấn cho các dự án này. Điều này đã giúp bài thi cũng như phần thuyết trình các dự án đã được cải thiện rõ rệt khi thi các vòng bán kết. |