Cách mạng công nghiệp 4.0:

"Cuộc chơi mới” của doanh nghiệp - Kỳ II: Chính sách phải là đầu tàu

Nếu không có sự quyết tâm của doanh nghiệp cùng sự hỗ trợ của Nhà nước, sẽ khó xuất hiện những nhà máy “không đèn” với robot làm việc suốt 24/7, thay thế dần con người. Bởi hành trình chuyển đổi số không phải là dễ dàng với bất kỳ một doanh nghiệp nào.  
“Cuộc chơi mới” của doanh nghiệp - Kỳ I: Chậm sẽ mất cơ hội

Khi 4.0 vào nhà máy

Vào giữa tháng 12/2018, chúng tôi có mặt tại Nhà máy GE Hải Phòng - một trong 5 nhà máy thông minh của GE trên thế giới, ứng dụng những công nghệ sản xuất tiên tiến và hiệu suất kỹ thuật số vượt trội. Chính tại nhà máy này đã sản xuất và xuất khẩu hơn 6.000 hệ thống máy phát điện cho tuabin gió với giá trị xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD.

cuoc choi moi cua doanh nghiep ky ii chinh sach phai la dau tau
Một góc Nhà máy GE Hải Phòng

Dẫn chúng tôi đi thăm quan nhà máy, bà Vũ Thu Trang - Tổng Giám đốc Nhà máy GE Hải Phòng cho biết, để chuyển sang nhà máy thông minh, GE Hải Phòng đã có sự đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng tin học như đường truyền, băng thông rộng; các công nghệ cao như robot và thiết bị có tính chất tự động hóa, độ chính xác cao; các phần mềm quản lý kỹ thuật số…

“Chúng tôi đặt mục tiêu dẫn đầu ngành cả về chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhờ công nghệ sản xuất tiên tiến và văn hóa cải tiến không ngừng” - bà Vũ Thu Trang nhấn mạnh và cho hay, thông qua tối ưu hóa sản xuất, Nhà máy GE Hải Phòng có thể tiết kiệm tới 50% thời gian hoàn tất đơn hàng, giảm lượng hàng tồn kho tới 20% trong khi nâng cao năng suất thêm 20%. “Đơn cử, với 2 robot chuyên về hàn khung vỏ máy phát điện, nếu trước đây chưa có 2 robot này, phải mất 40 tiếng mới cho ra được 1 sản phẩm, thì hiện nay chỉ mất 4 tiếng” - bà Vũ Thu Trang nói.

Tuy nhiên, dù là một công ty có nhiều lợi thế, bà Vũ Thu Trang thừa nhận, chuyển đổi GE Hải Phòng thành nhà máy thông minh và duy trì được điều đó thực sự là một quá trình nhiều thách thức. Bởi muốn ứng dụng công nghệ cao, hiện đại vào sản xuất, cần phải đào tạo con người để tiếp cận công nghệ. Đặc biệt, kỹ thuật số là một khái niệm rất mới với toàn bộ cán bộ công nhân viên nhà máy.

Thậm chí, ông Olivier Fontan, Phó Chủ tịch Chuỗi Cung ứng toàn cầu, GE Renewable Energy nhận định, khi bắt đầu một hành trình mới không phải sẽ được hưởng lợi ngay, một sớm một chiều mà phải rất kiên trì cùng một tầm nhìn chiến lược và niềm tin. Chúng tôi đã bắt đầu hành trình này từ năm 2016 nhưng đến cuối năm 2018 mới bắt đầu thấy được thành quả của nó. “Do đó, cần phải kiên nhẫn nhưng trong một thế giới tiến nhanh như vậy, kiên nhẫn cũng là một thách thức” - ông Olivier Fontan bày tỏ.

Trước vấn đề này, ông Đỗ Đức Hậu - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Advantech Việt Nam Technology cho rằng, các doanh nghiệp (DN) Việt Nam chủ yếu là DN vừa và nhỏ. Vì vậy, để triển khai các công nghệ mới còn gặp nhiều khó khăn về năng lực tài chính. Ở các DN này, hạ tầng sản xuất nhìn chung chưa tốt, cho nên nếu muốn thay đổi, họ sẽ phải đầu tư rất lớn. Do đó, rất cần chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Bên cạnh đó, các DN cũng nên tăng cường hợp tác với các DN trong nước hoặc DN nước ngoài để thu hút đầu tư về tài chính, công nghệ, nguồn lực để làm chủ công nghệ.

Tiến sĩ Hoàng Việt Hồng, Công ty Cổ phần Viện máy và Dụng cụ công nghiệp cho hay, ứng dụng công nghệ mới phải đồng bộ từ khâu sản xuất đến khâu kho bãi và phương thức vận chuyển sản phẩm cung cấp cho khách hàng. Tuy nhiên, rào cản của các DN cũ là hệ thống sản xuất thiếu đồng bộ; trình độ kỹ thuật của hầu hết các công nhân và kỹ sư tại các cơ sở sản xuất công nghiệp chưa được tiếp cận đến công nghệ robot và tự động hóa nên gặp khó khăn trong chuyển giao công nghệ.

Doanh nghiệp được hỗ trợ như thế nào?

Trước câu hỏi DN sẽ được hỗ trợ như thế nào trong cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, từ góc độ của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), ông Bùi Thế Duy - Thứ trưởng Bộ KH&CN cho biết, chúng tôi chia DN ra làm 4 nhóm DN trong hoạt động hỗ trợ gồm: Nhóm DN đầu tàu, dẫn dắt như Viettel, FPT...; nhóm DN vừa và nhỏ; nhóm DN KH&CN; nhóm DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Với mỗi một nhóm DN sẽ có những chính sách, chiến lược đồng hành cùng DN khác nhau.

cuoc choi moi cua doanh nghiep ky ii chinh sach phai la dau tau
GE Hải Phòng là một trong 5 nhà máy thông minh của GE trên thế giới

Cụ thể, đối với các DN đầu tàu, đầu đàn, bản chất họ đã có đủ tiềm năng, tiềm lực để triển khai mà không cần sự hỗ trợ về tài chính của khu vực Nhà nước. Do đó, sẽ hỗ trợ các DN này về cơ chế chính sách để tạo thuận lợi cho họ triển khai các hoạt động KH&CN của họ. Đồng thời, cùng với các DN này phối hợp xây dựng và kết nối với các trường đại học triển khai một vài định hướng lớn, với hy vọng sẽ có sản phẩm cạnh tranh được với toàn cầu.

Đối với nhóm DN vừa và nhỏ, hiện năng lực và trình độ công nghệ khá hạn chế. Trước đây, họ chưa đặt vấn đề cạnh tranh toàn cầu mà mới chủ yếu tiếp cận một phần thị trường trong nước. “Do đó, thời gian gần đây, chúng tôi tập trung làm việc với họ, hỗ trợ họ đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ” - Thứ trưởng Bùi Thế Duy nhấn mạnh và cho hay, Bộ đã làm việc với Ngân hàng Nhà nước để hợp tác trong việc hỗ trợ cho vay ưu đãi trong hoạt động chuyển giao công nghệ cho các DN này.

Còn với nhóm DN KH&CN, Bộ cũng đã xây dựng hành lang pháp lý để thúc đẩy các DN này, nhất là hỗ trợ họ trong các đề tài nghiên cứu để tiếp tục có những thành quả về KH&CN để làm đòn bẩy cho sự phát triển. Nhóm cuối cùng là DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Bộ sẽ hỗ trợ cho các nhóm nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm, phát triển công nghệ và hỗ trợ để các startup có công nghệ có thể vươn ra thế giới.

Từ góc độ của Bộ Công Thương, ông Trần Việt Hòa, Vụ trưởng Vụ KH&CN chia sẻ, từ năm 2016, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã giao cho Vụ chủ trì phối hợp với Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số nghiên cứu đánh giá tổng thể tác động của cuộc CMCN 4.0 đến ngành Công Thương, từ đó đề xuất những chính sách, chiến lược của ngành để tiếp cận với xu thế của cuộc CMCN 4.0. Triển khai nhiệm vụ được giao, để có thêm cơ sở khoa học và thực tiễn, Vụ đã phối hợp với các đơn vị có liên quan chủ động xây dựng và thực hiện một số đề tài nghiên cứu khoa học và các hoạt động khảo sát đánh giá liên quan đến nội dung nêu trên.

Trong đó, đã phối hợp với Tổ chức phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) thực hiện khảo sát về tác động và tính sẵn sàng của các DN trong việc tiếp cận và chuyển đổi sang mô hình DN số. “Kết quả nhiệm vụ là căn cứ quan trọng để Vụ tham mưu với Lãnh đạo Bộ để đề xuất một số ngành ưu tiên đầu tư, phát triển theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 16/CT-TTg, đồng thời kiến nghị một số điều chỉnh, bổ sung chính sách phát triển ngành, hỗ trợ DN nâng cao khả năng tiếp cận và tận dụng các cơ hội do cuộc CMCN 4.0 mang lại” - ông Trần Việt Hòa nói.

Để thúc đẩy chuyển đổi số trong DN, ông Phan Thanh Sơn - Giám đốc Công nghệ Công ty Hệ thống thông tin FPT kiến nghị, Chính phủ nên có các chương trình đầu tư về trung tâm đổi mới sáng tạo giống như ở Singapore để DN có thể đến đó tìm hiểu các công nghệ thành phần của một dây chuyền sản xuất ứng dụng công nghệ mới của CMCN 4.0. Bên cạnh đó, nhận được các tư vấn của những nhà cung cấp hàng đầu và có thể dựng thử một dây chuyền sản xuất trong chính trung tâm ấy. “Trong quá trình dựng thử này, họ sẽ tìm ra nhiều ý tưởng cho đổi mới sáng tạo và được phép điều chỉnh cho đến khi cảm thấy hài lòng, họ mới bắt đầu mua sắm và triển khai thật. Do đó, cơ hội thành công rất cao” - ông Phan Thanh Sơn giải thích.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy: Với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về KH&CN, Bộ KHCN sẽ thúc đẩy nghiên cứu, phát triển công nghệ, đặc biệt là những công nghệ mới của cuộc CMCN 4.0.
Quỳnh Nga - Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cách mạng công nghiệp 4.0

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Năm 2024 đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2024 đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ký Quyết định 58/QĐ-UBQGCĐS ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban này.
Hơn 13.750 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam

Hơn 13.750 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam

Tính từ đầu năm 2023 đến nay, đã có hơn 13.750 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam gây ra sự cố.
Thêm giải pháp an ninh mạng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng, dịch vụ tài chính

Thêm giải pháp an ninh mạng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng, dịch vụ tài chính

ManageEngine đặt kế hoạch hỗ trợ về công nghệ thông tin cho 500 khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam ở các lĩnh vực ngân hàng, dịch vụ tài chính và bảo hiểm.
Google, Apple có thể phải “tách nhỏ” khi bị các nhà lập pháp điều tra

Google, Apple có thể phải “tách nhỏ” khi bị các nhà lập pháp điều tra

Các ông lớn công nghệ đang đối mặt với nguy cơ phải tách thành các công ty nhỏ khi Hoa Kỳ và châu Âu tiến hành điều tra về các cáo buộc chống cạnh tranh.
Vì sao người Việt ngày càng ít giữ tiền mặt trong ví?

Vì sao người Việt ngày càng ít giữ tiền mặt trong ví?

Thói quen thanh toán của người Việt Nam đang có sự chuyển biến mạnh mẽ, thể hiện qua xu hướng gia tăng sử dụng phương thức thanh toán không tiền mặt.

Tin cùng chuyên mục

Apple bị kiện vì độc quyền iPhone trên thị trường Hoa Kỳ

Apple bị kiện vì độc quyền iPhone trên thị trường Hoa Kỳ

Ngày 21/3, Bộ Tư pháp và nhiều bang của Hoa Kỳ đã đệ đơn kiện chống lại tập đoàn Apple cáo buộc tập đoàn này độc quyền bất hợp pháp thị trường.
Tập đoàn Intel chuẩn bị đầu tư 100 tỷ USD khắp 4 bang của Hoa Kỳ

Tập đoàn Intel chuẩn bị đầu tư 100 tỷ USD khắp 4 bang của Hoa Kỳ

Intel có kế hoạch đầu tư 100 tỷ USD trên khắp 4 bang của Hoa Kỳ để xây dựng và mở rộng nhà máy sau khi được 19,5 tỷ USD tiền tài trợ và khoản vay liên bang.
Apple đang trở nên nghiêm túc hơn với lĩnh vực trí tuệ nhân tạo

Apple đang trở nên nghiêm túc hơn với lĩnh vực trí tuệ nhân tạo

Apple dường như cuối cùng đã vén bức màn về một số nỗ lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).
Tập đoàn công nghệ nói về thị trường công nghệ số và AI tại Việt Nam

Tập đoàn công nghệ nói về thị trường công nghệ số và AI tại Việt Nam

Ngày 18/3 tại Hà Nội, Viettel IDC cùng các tập đoàn công nghệ đã tổ chức hội nghị DCCI Summit với chủ đề Phát triển tương lai số bền vững.
Các tiểu bang Hoa Kỳ đồng loạt kêu gọi Meta ngăn chặn việc “Hack tài khoản” mạng xã hội

Các tiểu bang Hoa Kỳ đồng loạt kêu gọi Meta ngăn chặn việc “Hack tài khoản” mạng xã hội

Bốn mươi tiểu bang của Hoa Kỳ đã kêu gọi Meta Platforms, trấn áp những kẻ “Hack tài khoản” Facebook và Instagram giải quyết tình trạng chiếm tài khoản gia tăng.
Bộ trưởng Điện tử và Công nghệ Thông tin Ấn Độ: Google không được phép xóa ứng dụng của Ấn Độ

Bộ trưởng Điện tử và Công nghệ Thông tin Ấn Độ: Google không được phép xóa ứng dụng của Ấn Độ

Ngày 02/03, Bộ trưởng Điện tử và Công nghệ Thông tin Ấn Độ cho biết việc Google gỡ một số ứng dụng của Ấn Độ khỏi cửa hàng ứng dụng là "không được phép".
Đón đầu kỷ nguyên thương mại hóa 5.5G

Đón đầu kỷ nguyên thương mại hóa 5.5G

Trong khuôn khổ Triển lãm Di động Thế giới MWC 2024, Huawei đã giới thiệu loạt sản phẩm và giải pháp 5.5G, F5.5G và Net5.5G.
Phát động phong trào ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo để làm việc tốt hơn

Phát động phong trào ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo để làm việc tốt hơn

Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông phát động phong trào thi đua “Ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo để làm việc tốt hơn”.
Khai phóng tiềm năng tăng trưởng mới của 5G và thương mại hóa 5.5G

Khai phóng tiềm năng tăng trưởng mới của 5G và thương mại hóa 5.5G

Đồng hành cùng với các nhà mạng, Huawei cho biết sẽ khai phá tiềm năng của 5G và 5.5G vượt bậc hơn nữa, đồng thời thúc đẩy sự tăng trưởng mới.
Hiệu quả từ phần mềm “Hệ thống giám sát thị trường điện” tại Nhiệt điện Hải Phòng

Hiệu quả từ phần mềm “Hệ thống giám sát thị trường điện” tại Nhiệt điện Hải Phòng

Nhờ ứng dụng “Hệ thống giám sát thị trường điện” công tác lấy dữ liệu liên quan đến thị trường điện của Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng được kịp thời.
Analog Devices đạt thỏa thuận hợp tác với TSMC: Tăng năng lực cho ngành bán dẫn

Analog Devices đạt thỏa thuận hợp tác với TSMC: Tăng năng lực cho ngành bán dẫn

Thỏa thuận đặc biệt sẽ thông qua công ty JASM, nhằm đảm bảo nguồn cung chip dài hạn của Analog Devices, Inc.
Vì sao mạng xã hội “X” vẫn được gọi là Twitter ?

Vì sao mạng xã hội “X” vẫn được gọi là Twitter ?

Mạng xã hội Twitter đã được công bố đổi tên thành X sau thuộc quyền sở hữu của tỷ phú công nghệ Elon Musk.
Tắt sóng 2G, những chiếc điện thoại Vertu tiền tỷ sẽ thành “cục gạch”

Tắt sóng 2G, những chiếc điện thoại Vertu tiền tỷ sẽ thành “cục gạch”

Những chiếc điện thoại Vertu tiền tỷ cũ chỉ hỗ trợ 2G sẽ trở thành “cục gạch” và không còn giá trị sử dụng khi lộ trình cắt sóng 2G hoàn tất.
Xu hướng đáng chú ý về công nghệ thông tin doanh nghiệp năm 2024

Xu hướng đáng chú ý về công nghệ thông tin doanh nghiệp năm 2024

Quyền riêng tư và trải nghiệm bằng AI, ưu tiên trải nghiệm số… là xu hướng đáng chú ý trong lĩnh vực công nghệ thông tin doanh nghiệp năm 2024.
Liên minh châu Âu điều tra khiến TikTok có nguy cơ bị phạt nặng

Liên minh châu Âu điều tra khiến TikTok có nguy cơ bị phạt nặng

Liên minh châu Âu sẽ điều tra TikTok về việc vi phạm quy tắc trực tuyến nhằm bảo vệ trẻ em và đảm bảo quảng cáo minh bạch khiến Tiktok có nguy cơ bị phạt nặng.
Mark Zuckerberg chế nhạo fan Apple sau bài phê bình Vision Pro

Mark Zuckerberg chế nhạo fan Apple sau bài phê bình Vision Pro

Mark Zuckerberg - Giám đốc điều hành Meta, có khá nhiều điều để nói về người hâm mộ Apple sau khi ông đánh giá sản phẩm Vision Pro mới của hãng.
Đã có bao nhiêu nền tảng tham gia chuyển đổi số quốc gia?

Đã có bao nhiêu nền tảng tham gia chuyển đổi số quốc gia?

Thêm 4 nền tảng được bổ sung lần này, tổng số nền tảng tham gia chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số gồm 38 nền tảng.
Trí tuệ nhân tạo chuyển thể văn bản thành video và nỗi lo mất việc làm

Trí tuệ nhân tạo chuyển thể văn bản thành video và nỗi lo mất việc làm

OpenAI (công ty mẹ của ChatGPT) đã tung ra một mô hình tạo video mới có tên là Sora.
Google triển khai chiến dịch chống thông tin sai lệch trước cuộc bầu cử tại EU

Google triển khai chiến dịch chống thông tin sai lệch trước cuộc bầu cử tại EU

Gã khổng lồ công nghệ Google đang chuẩn bị triển khai chiến dịch chống thông tin sai lệch trên khắp 5 quốc gia trong khu vực nhằm bảo vệ cuộc bầu cử tại EU.
“Đứa trẻ” AI đầu tiên trên thế giới có thể suy nghĩ và lý luận như con người

“Đứa trẻ” AI đầu tiên trên thế giới có thể suy nghĩ và lý luận như con người

Mới đây, các nhà khoa học Trung Quốc đã cho ra mắt phiên bản bé gái trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên trên thế giới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động