Cuộc chiến "sống còn" của doanh nghiệp ví điện tử

Các đơn vị cung cấp ví điện tử đang nằm trong cuộc cạnh tranh khốc liệt và cũng được coi là một sân chơi tiêu hao tài chính đáng kể.

Theo số liệu từ Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), tính đến cuối tháng 5/2021, tại Việt Nam có 43 tổ chức không phải ngân hàng đã được cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, trong đó có 40 tổ chức trung gian thanh toán có hoạt động cung ứng dịch vụ ví điện tử (công ty ví điện tử) với tổng số tài khoản ví điện tử đang hoạt động là khoảng 14,59 triệu, tăng khoảng 0,94 triệu ví so với thời điểm cuối năm 2020.

Số liệu này cho thấy, vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển trong lĩnh vực thanh toán trong nước có tính cạnh tranh cao với ngày càng nhiều công ty tham gia đầu tư, khi ví điện tử đang ngày càng trở thành một hình thức thanh toán quen thuộc của người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ. Đây là một loại tài khoản điện tử dùng để thanh toán các giao dịch trực tuyến, giúp người dùng thanh toán các loại phí trên Internet như hóa đơn tiền điện, tiền nước, cước Internet, cước truyền hình cáp, mua vé máy bay, thanh toán vay tiêu dùng, chuyển tiền, mua sắm online,...

Ví điện tử đang ngày càng trở thành một hình thức thanh toán quen thuộc của người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ
Ví điện tử đang ngày càng trở thành một hình thức thanh toán quen thuộc của người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ

Trong số các nhà cung cấp dịch vụ được cấp phép, có không ít công ty cung cấp ví điện tử được hậu thuẫn đầu tư, "bảo trợ" bởi các tập đoàn Nhà nước như ViettelPay thuộc tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội Viettel, ECPay thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), VNPT EPAY và VNPT Pay thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)...

Tuy nhiên, về mức độ nhận diện và phủ sóng thị trường, thông tin của Appota đánh giá, trong số các ví điện tử tại Việt Nam, hiện có Momo, ViettelPay và ZaloPay đang là 3 ví điện tử có đông người sử dụng nhất. So sánh lượt tải giữa ba thương hiệu ví điện tử, Momo giữ vị trí là ví điện tử được tải nhiều nhất, trong đó đỉnh điểm là tháng 2 và tháng 3 khi lần lượt đạt 992.000 và 839.000 lượt tải.

Còn ViettelPay và ZaloPay đang có sự cạnh tranh gay gắt về số lượt tải. Nếu như năm 2020 là sự vượt trội của ViettelPay thì đến tháng 2/2021, nhờ sự bứt phá mạnh, ZaloPay đã chính thức vượt qua ví điện tử đến từ Viettel.

Riêng VNPT Pay trở thành 1 trong 4 đơn vị được lựa chọn cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử trên hệ thống Cổng Dịch vụ Công Quốc gia. Theo đó, người dân có thể thanh toán phí, lệ phí của các dịch vụ công trực tuyến (như tiền điện, lệ phí nộp hồ sơ,…) bằng ví điện tử VNPT Pay và cổng thanh toán (thẻ, tài khoản ngân hàng nội địa, thẻ quốc tế của tất cả các ngân hàng). Đồng thời, VNPT Pay sẽ được tích hợp trong hệ thống thanh toán điện tử của các cơ sở giáo dục, y tế, hành chính công của các tỉnh thành mà VNPT đã ký kết hợp tác chiến lược.

Thách thức trong tương lai

CEO của Appota nhận định, một trong những khó khăn hiện nay trong việc "phổ cập" thanh toán không dùng tiền mặt là việc thanh toán trực tuyến tại Việt Nam vẫn đang chỉ tập trung ở các thành phố lớn, do ở nông thôn và vùng sâu vùng xa vẫn còn có nhiều người chưa có thẻ ngân hàng và các điểm hỗ trợ thanh toán trực tuyến còn rất ít hoặc hầu như không có. Chưa kể đến, thói quen chi tiêu tiền mặt ở đại bộ phân người dân nông thôn vẫn còn rất cao.

Chính vì vậy, các đơn vị cung cấp ví điện tử đang nằm trong cuộc cạnh tranh khốc liệt và cũng được coi là một sân chơi tiêu hao tài chính đáng kể. TS. Nguyễn Thanh Bình, Quyền chủ nhiệm cấp cao bộ môn Tài chính, Khoa Kinh doanh và Quản trị, Đại học RMIT cho rằng, để bứt phá khỏi cuộc chạy đua tiêu hao tài chính, ví điện tử cần cân bằng việc tăng trưởng quy mô người dùng với triển khai mô hình kinh doanh bền vững. Họ cần phát triển hệ sinh thái đem lại giá trị gia tăng lớn hơn, có khả năng thu hút và khiến người dùng sẵn sàng trả tiền cho các dịch vụ sử dụng.

“Với sự cạnh tranh mạnh mẽ hiện nay của các ví điện tử trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt, các ví điện tử khó có thể tăng phí giao dịch thanh toán cùng lúc với việc mở rộng quy mô người dùng. Thay vì tập trung vào tính phí để có lời, doanh nghiệp ví điện tử có thể chuyển đổi thành các công ty công nghệ tài chính (Fintech) và cung cấp hàng loạt dịch vụ tài chính như cho vay, quản lý tài sản và bảo hiểm, tương tự như cách Alipay và Ant Group đã và đang làm ở Trung Quốc”, TS. Nguyễn Thanh Bình phân tích.

Còn theo TS. Phạm Nguyễn Anh Huy, giảng viên ngành Tài chính, ĐH. RMIT, một trong những vấn đề lớn nhất với ví điện tử là chưa cho khách hàng thấy được lợi thế rõ ràng về lâu dài so với ngân hàng truyền thống. Hầu hết các dịch vụ mà ví điện tử cung cấp như chuyển tiền nhanh, thanh toán hóa đơn điện nước, hay thanh toán hàng hoá trực tuyến hiện đã có mặt trong ứng dụng di động của các ngân hàng truyền thống. Ứng dụng số của các ngân hàng có thể chậm bước hơn ví điện tử ở một số dịch vụ khác, nhưng vấn đề này có thể giải quyết dễ dàng qua mua bán và sáp nhập. “Theo tôi, ví điện tử cần quay trở lại với ý tưởng ban đầu là thay thế ví truyền thống - một chiếc ví không chỉ dùng để thanh toán và đựng các loại thẻ ngân hàng mà còn để lưu trữ những thứ khác như thẻ khách hàng thân thiết, thẻ thành viên và danh thiếp”.

Bên cạnh những mặt tích cực mà thị trường thanh toán không tiền mặt thông qua các ví điện tử, có những vấn đề cần thận trọng, đặt ra quan ngại lớn đối với cơ quan quản lý, đặc biệt là những nguy cơ thao túng thị trường vào tay doanh nghiệp nước ngoài, đi cùng đó là các dữ liệu quan trọng về dân cư và an ninh quốc gia. Đặc biệt là bắt nguồn từ năng lực của các doanh nghiệp nội và làn sóng thâu tóm thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam những năm qua.

Chia sẻ với báo chí, PGS.TS Nguyễn Văn Nam - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công thương) cho rằng, những ông lớn rót tiền thâu tóm các doanh nghiệp ví điện tử Việt Nam cũng là những nhà đầu tư lớn đang chiếm thị phần tại các sàn thương mại điện tử. Theo thống kê, có tới 3/4 sàn thương mại điện tử top đầu tại Việt Nam đang “được” nâng đỡ bởi các đại gia Trung Quốc như Alibaba, JD hay Tencent. Như vậy, cả hai “ông trùm” thanh toán điện tử lớn nhất Trung Quốc là Alibaba và Tencent đều đã có mặt và chiếm thị phần lớn tại Việt Nam trong cả hai lĩnh vực thanh toán điện tử và giao thương điện tử.

“Điều đáng lo ngại hơn là thông qua các sàn thương mại điện tử, thực hiện các giao dịch mua bán, thanh toán điện tử, biến thị trường ví điện tử trở thành sân chơi riêng của các doanh nghiệp, hàng hóa Trung Quốc cũng như các nhà đầu tư nước ngoài.

Chưa nói tới các hoạt động lợi dụng sàn thương mại điện tử, thanh toán điện tử thực hiện việc đẩy hàng hóa của doanh nghiệp nước ngoài, thậm chí hạn chế hàng hóa Việt Nam hay thực hiện các hoạt động rửa tiền khác, rất khó có thể kiểm soát được", vị PGS phân tích.

Chính vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước cần có sự nhìn nhận thực tế và giải pháp quản lý kịp thời. Về vấn đề này, Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cho biết sẽ tiếp tục lắng nghe, tiếp thu ý kiến góp ý từ các bên liên quan, nắm bắt thực tiễn, tổng hợp khó khăn, vướng mắc từ thị trường và nghiên cứu các xu hướng phát triển, thông lệ quốc tế phù hợp về hoạt động ví điện tử để hoàn thiện hành lang pháp lý thuận lợi, an toàn, lành mạnh cho hoạt động trung gian thanh toán nói chung và hoạt động cung ứng ví điện tử nói riêng tại Việt Nam.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phối hợp đảm bảo an ninh an toàn lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, tài chính quốc gia

Phối hợp đảm bảo an ninh an toàn lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, tài chính quốc gia

Chiều 26/11, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công an tổ chức Lễ ký kết Quy chế phối hợp nhằm đảm bảo an ninh an toàn lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, tài chính quốc gia.
Thống đốc Ngân hàng giao nhiệm vụ  cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn mới

Thống đốc Ngân hàng giao nhiệm vụ cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn mới

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng biểu dương và ghi nhận thành tích mà các thế hệ lãnh đạo, người lao động Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đạt được 25 năm qua
LPBank ra mắt giải pháp ưu việt

LPBank ra mắt giải pháp ưu việt 'Tài khoản sinh lời lộc phát'

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) chính thức ra mắt tính năng mới “Sinh lời Lộc Phát” trên ứng dụng LPBank.
Thẻ tín dụng LPBank -

Thẻ tín dụng LPBank - 'Bí kíp' chi tiêu thông minh cuối năm

Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank) mang đến những ưu đãi vượt trội từ thẻ tín dụng quốc tế, giúp khách hàng tận hưởng trọn vẹn niềm vui mua sắm cuối năm.
VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Quy mô CASA tại VietinBank vẫn trong nhóm Top đầu thị trường và dần cải thiện về tỷ trọng trong nguồn vốn huy động của khách hàng, góp phần cải thiện NIM .

Tin cùng chuyên mục

Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Thay vì tính một mức phí SMS Banking cố định hàng tháng như trước, hiện nhiều ngân hàng đã chuyển sang tính phí theo số lượng tin nhắn thực tế phát sinh.
Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Thông tư 50 của Ngân hàng Nhà nước quy định, từ ngày 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được có chức năng ghi nhớ mã khóa bí mật truy cập (mật khẩu).
Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Việc xác thực thông tin khách hàng vay cầm cố tài sản dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đem lại lợi ích cho cả cơ quan quản lý lẫn đơn vị cho vay.
VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Báo cáo thường niên của VietinBank được tăng cường nội dung, gia tăng hàm lượng thông tin liên quan đến kinh doanh, thực hành ESG để đảm bảo tính minh bạch.
Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Đi đầu trong việc áp dụng các tiêu chuẩn ESG, ngành ngân hàng đã có nhiều giải pháp, định hướng, chỉ đạo liên quan tới ESG trong hoạt động ngân hàng.
ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

Ngày 14/11/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) vinh dự được nhận giải “Chất lượng điện Thanh toán quốc tế xuất sắc 2024” do JP Morgan trao tặng.
Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, không thiếu vốn dành cho đồng bằng sông Cửu Long, nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn.
VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa chính thức được vinh danh trong Top 10 Doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất - nhóm vốn hóa lớn năm 2024.
HDBank đạt bộ ba giải thưởng tại cuộc bình chọn

HDBank đạt bộ ba giải thưởng tại cuộc bình chọn 'Doanh nghiệp niêm yết 2024'

Ngày 16/11, HDBank đã xuất sắc đạt ba giải thưởng danh giá tại cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VLCA) 2024, tiên phong trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Tại Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng: Thay đổi trụ sở chính, góp vốn, mua cổ phần, bổ sung thành viên Hội đồng quản trị,…
Nhà băng

Nhà băng 'tung' ưu đãi, ‘trợ lực’ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp cuối năm

Những giải pháp tài chính phù hợp từ ngân hàng đang trở thành công cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng tốc trong gian đoạn cuối năm.
MSB hợp tác cùng Backbase, SmartOSC triển khai nền tảng ngân hàng tương tác

MSB hợp tác cùng Backbase, SmartOSC triển khai nền tảng ngân hàng tương tác

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (MSB) hợp tác cùng Backbase với sự hỗ trợ triển khai từ SmartOSC triển khai nền tảng ngân hàng tương tác.
Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Thông qua chương trình “Mở BIZ MBBank ngay - Quay trúng lớn”, MB mang đến hàng loạt phần thưởng hấp dẫn, tiếp thêm động lực cho các doanh nghiệp SME.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

25 năm qua, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không ngừng hoàn thiện nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả chính sách bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền.
VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

VietinBank là ngân hàng có thu nhập hoạt động và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cao nhất ngành ngành Ngân hàng.
BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Ngày 12/11/2024, tại Hà Nội BIDV và KiotViet đã ký kết Thỏa thuận hợp tác cung cấp dịch vụ ngân hàng tích hợp trên phần mềm KiotViet.
Khác biệt làm nên sức hút của các dịch vụ ngân hàng số TPBank

Khác biệt làm nên sức hút của các dịch vụ ngân hàng số TPBank

Giữa rừng tiện ích ngày càng nở rộ, những sản phẩm, dịch vụ đi từ sự thấu hiểu nhu cầu được xây dựng trên nền tảng ngân hàng số hiện đại của TPBank vẫn độc đáo.
Lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng tối đa chỉ 5,25%/năm

Lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng tối đa chỉ 5,25%/năm

Ngân hàng Nhà nước quy định, lãi tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô tối đa ở mức 5,25%/năm.
Trung bình mỗi ngày người dân mang 2.882 tỷ đồng gửi tiết kiệm ngân hàng

Trung bình mỗi ngày người dân mang 2.882 tỷ đồng gửi tiết kiệm ngân hàng

Trong tháng 8/2024, lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân tăng thêm 86.475 tỷ đồng, tương đương mỗi ngày có khoảng 2.882 tỷ đồng được gửi vào ngân hàng.
Tín dụng tiêu dùng kỳ vọng tăng tốc dịp cuối năm

Tín dụng tiêu dùng kỳ vọng tăng tốc dịp cuối năm

Nhu cầu mua sắm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cuối năm được kỳ vọng sẽ phục hồi và tăng trưởng trở lại, trong đó có mảng vay tiêu dùng của các công ty tài chính.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động