Củng cố quan hệ Việt Nam-Phần Lan, mở rộng hợp tác các lĩnh vực tiềm năng

Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Phần Lan đến Việt Nam góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ tin cậy giữa hai nước; tạo đà mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác.
Phó Thủ tướng yêu cầu bảo đảm phù hợp khi triển khai dự án điện linh hoạt đầu tiên tại Việt Nam Doanh nghiệp Phần Lan muốn mở rộng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam Phần Lan tiếp tục dẫn đầu với năm thứ 7 liên tiếp là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Phần Lan thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 – 26/3/2024.

Đây là chuyến thăm đầu tiên ngoài khu vực châu Âu của Chủ tịch Jussi Hallap-aho kể từ khi được bầu làm Chủ tịch Quốc hội Phần Lan, điều này cho thấy vị trí đặc biệt của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Phần Lan cũng như quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa cơ quan nghị viện hai nước.

Ưu tiên trụ cột hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư

Việt Nam và Phần Lan thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 25/1/1973. Trải qua 51 năm, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Phần Lan luôn được duy trì phát triển tốt đẹp.

Đặc biệt, chuyến thăm chính thức Phần Lan của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ diễn ra vào tháng 9/2021 đã góp phần gia tăng tin cậy chính trị, sự hiểu biết lẫn nhau và tạo thêm nhiều động lực mới cho quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới.

Hợp tác Việt Nam - pHần lan
Những năm qua, hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong quan hệ giữa Việt Nam và Phần Lan. Ảnh minh họa

Những năm qua, hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong quan hệ giữa Việt Nam và Phần Lan. Kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực vào năm 2020, quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Phần Lan đã có những bước tăng trưởng ấn tượng.

Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại hai nước năm 2023 đạt hơn 374 triệu USD; trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Phần Lan đạt 195,8 triệu USD. Xuất khẩu của Phần Lan sang Việt Nam đạt 179,9 triệu USD 2 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 62 triệu USD.

Những mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Phần Lan là sắt thép, giày dép, hàng dệt may, cao su, phương tiện vận tải, đồ gỗ, xe đạp, máy vi tính, linh kiện điện tử, phụ tùng...

Chiều ngược lại, những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Phần Lan gồm thiết bị, máy móc, thiết bị phụ tùng, nguyên liệu dệt may, sắt thép các loại, gỗ và các sản phẩm gỗ, sản phẩm hóa chất, giấy các loại...

Về đầu tư, tính đến ngày 20/2/2024, Phần Lan xếp thứ 58/140 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam với 35 dự án đang còn hiệu lực, có tổng số vốn khoảng trên 47 triệu USD.

Phần Lan liên tục dành viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao. Nhiều dự án hỗ trợ của Phần Lan đã thực sự phát huy hiệu quả rất lớn như các dự án trồng rừng hoặc các dự án về nước sạch ở Thủ đô Hà Nội...

Thời gian gần đây, hai nước cũng đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực mới như khoa học công nghệ, môi trường, năng lượng sạch, giáo dục đào tạo... phù hợp với tiềm năng và nhu cầu của hai bên.

Cơ hội mở rộng hợp tác kinh tế thương mại song phương

Chia sẻ với báo chí về quan hệ thương mại của hai nước Việt Nam - Phần Lan trong thời gian qua cũng như ý nghĩa của chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho tới Việt Nam lần này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong nhận định, chuyến thăm sẽ góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ tin cậy giữa hai nước, đưa hợp tác nghị viện song phương ngày càng hiệu quả, thực chất; tạo đà mở rộng hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực khác.

Hợp tác Việt Nam - pHần lan
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong chia sẻ với các cơ quan báo chí về quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Phần Lan trong thời gian qua. Ảnh: TTXVN

Cụ thể, theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong, đây là chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Jussi Halla-aho ngoài khu vực châu Âu kể từ khi ông nhậm chức và chỉ đi thăm Việt Nam, không kết hợp thăm nước khác; là chuyến thăm đáp lễ chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới Phần Lan vào năm 2021 khi dịch COVID-19 đang diễn ra rất căng thẳng.

Điều này cho thấy vị trí đặc biệt của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Phần Lan, cũng như quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa cơ quan lập pháp hai nước.

Chuyến thăm đồng thời cũng là hoạt động trao đổi đoàn cấp cao mừng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Phần Lan - Việt Nam (1973-2023)” - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội thông tin và cho biết, Việt Nam đón Chủ tịch Quốc hội Phần Lan nhằm thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại của Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 34-NQ/TW ngày 9/1/2023 của Bộ Chính trị về một số định hướng, chủ trương lớn triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII. Cùng đó, khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Phần Lan, mong muốn làm sâu sắc hơn quan hệ tin cậy giữa hai nước trên các lĩnh vực.

Đánh giá về tổng thể quan hệ của hai nước Việt Nam - Phần Lan, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong cho rằng, quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Phần Lan được duy trì, phát triển tốt đẹp. Phần Lan luôn dành cho Việt Nam sự quan tâm và giúp đỡ hết sức quý báu.

Trong những năm gần đây kim ngạch thương mại giữa hai nước liên tục tăng, năm 2023 đạt gần 380 triệu USD. Tuy nhiên, đây là con số còn khiêm tốn, nhất là trong bối cảnh Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ năm 2020.

Tương tự, nhắc đến số liệu trong hợp tác đầu tư giữa Việt Nam - Phần Lan, ông Đôn Tuấn Phong cho biết, mức đầu tư này còn khiêm tốn so với tiềm lực kinh tế cũng như thế mạnh của Phần Lan.

Chính vì vậy, thông qua chuyến thăm lần này, lãnh đạo hai nước Việt Nam – Phần Lan sẽ trao đổi, đề xuất thêm các biện pháp mới để tăng cường hơn nữa hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư.

“Mục tiêu trước mắt là sớm nâng kim ngạch thương mại 2 nước lên mức cao hơn nữa và tăng cường đầu tư của Phần Lan vào Việt Nam, thu hút các doanh nghiệp Phần Lan vào Việt Nam, nhất là lĩnh vực mà nước bạn có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như: Công nghệ cao, chuyển đổi số, giáo dục - đào tạo, sản xuất linh kiện...” - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong chia sẻ.

Ngoài ra, theo ông Đôn Tuấn Phong, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho đến Việt Nam lần này cũng là dịp rất quan trọng để hai bên trao đổi nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giáo dục. Đây là một lĩnh vực rất tiềm năng giữa 2 nước, hiện có khoảng 2.500 sinh viên Việt Nam đang theo học các chương trình khác nhau ở Phần Lan, chủ yếu theo hình thức tự túc.

Đồng thời, là dịp để lãnh đạo Đảng, Nhà nước cảm ơn sự quan tâm và tạo điều kiện của Phần Lan đối với cộng đồng người Việt Nam tại nước này (khoảng 12.000 người), cùng đó đề nghị tiếp tục tạo điều kiện để cộng đồng hòa nhập sâu hơn và đóng góp cho phát triển kinh tế-xã hội của Phần Lan cũng như quan hệ hai nước.

Hợp tác Việt Nam - pHần lan
Mới đây, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi tiếp và làm việc với Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam và các doanh nghiệp Phần Lan để trao đổi về phương hướng tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp và năng lượng giữa hai nước

Đáng chú ý, mới đây, tại Hà Nội Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi tiếp và làm việc với Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam và các doanh nghiệp Phần Lan để trao đổi về phương hướng tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp, đặc biệt là hợp tác trong lĩnh vực năng lượng giữa hai nước.

Trong buổi làm việc, Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam đã giới thiệu Wärtsilä là doanh nghiệp hàng đầu của Phần Lan trong lĩnh vực chuyển dịch năng lượng, với giải pháp nhà máy sử dụng công nghệ điện linh hoạt ICE đã được triển khai tại nhiều nơi trên thế giới và bày tỏ mong muốn được nghiên cứu, đầu tư và triển khai dự án điện linh hoạt ICE tại tỉnh Ninh Bình với đối tác Việt Nam. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hoan nghênh đề xuất này và nhấn mạnh, Việt Nam là điểm đến lý tưởng cho nhà đầu tư nước ngoài khi nằm trong 15 quốc gia có môi trường thu hút FDI tốt nhất, luôn là 1 trong 20 nước có quy mô thương mại lớn nhất thế giới, đồng thời tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm luôn được duy trì ở mức cao.

Trong chuyến thăm lần này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Phần Lan sẽ bàn các biện pháp để tăng cường hợp tác giữa hai Cơ quan lập pháp, nhất là trong việc trao đổi kinh nghiệm trong lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng quốc gia. Từ đó tạo điều kiện cho hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực nhất là kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học, giáo dục đào tạo…
Hoàng Giang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/4: Lính đánh thuê Ukraine bỏ trốn khỏi Oleshnya

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/4: Lính đánh thuê Ukraine bỏ trốn khỏi Oleshnya

Lính đánh thuê Ukraine bỏ trốn; Nga tấn công ồ ạt vào sở chỉ huy Ukraine... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/4.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/4: Quân Ukraine tháo chạy ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/4: Quân Ukraine tháo chạy ở Kursk

Quân Ukraine tháo chạy ở Kursk; Ukraine rơi vào thế nguy cấp,... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/4.
FTA Index cần sự chung tay từ Trung ương đến địa phương

FTA Index cần sự chung tay từ Trung ương đến địa phương

FTA Index là Bộ chỉ số mới và sáng tạo. Để triển khai và đưa FTA Index vào thực tiễn cần sự phối hợp giữa các tỉnh và giữa tỉnh với Trung ương, với bộ, ngành…
Kinh tế Campuchia tăng trưởng, doanh nghiệp Việt đón thời cơ mới

Kinh tế Campuchia tăng trưởng, doanh nghiệp Việt đón thời cơ mới

Hợp tác kinh tế, thương mại hai nước Việt Nam - Campuchia vẫn còn nhiều dư địa phát triển, hướng tới thực hiện mục tiêu đạt 20 tỷ USD thương mại song phương.
Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 21/4: Hoa Kỳ nghiên cứu chế tạo “vũ khí ngày tận thế” tương tự Nga với mẫu thiết bị lặn Poseidon mang vũ khí hạt nhân hủy diệt.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 21/4: Sĩ quan Ukraine đầu hàng ở Kursk

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 21/4: Sĩ quan Ukraine đầu hàng ở Kursk

Sĩ quan Ukraine đầu hàng ở Kursk; Nga tấn công cơ sở của Ukraine... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 21/4.
Khi hạt gạo và giọt mắm nói thay quốc gia

Khi hạt gạo và giọt mắm nói thay quốc gia

Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, khi công nghệ và dữ liệu ngày càng đồng nhất, giá trị vô hình từ thương hiệu quốc gia mới là lợi thế cạnh tranh bền vững nhất.
Nga nhận thêm máy bay

Nga nhận thêm máy bay 'Thú mỏ vịt', Đức lo ngại về tên lửa hành trình Taurus

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 20/4: Tên lửa Taurus không thể xoay chuyển chiến sự tại Ukraine, khi có thông tin về việc Berlin có thể cung cấp vũ khí này.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/4: Lính Ukraine đầu hàng ở Belgorod

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/4: Lính Ukraine đầu hàng ở Belgorod

Lính Ukraine đầu hàng ở Belgorod; 10.000 quân Ukraine tử nạn,... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/4.
Cách thế giới sử dụng PPP để tối đa hóa FTA

Cách thế giới sử dụng PPP để tối đa hóa FTA

Mô hình PPP trở thành một giải pháp chiến lược quan trọng giúp Nhà nước và doanh nghiệp phối hợp triển khai hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Nga tạo ra

Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 19/4: Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử của đối phương khi phát triển phần mềm phát hiện và chỉ thị mục tiêu.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/4:

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/4: 'Giảng viên' NATO thiệt mạng ở Sumy

Giảng viên NATO thiệt mạng ở Sumy; lính tinh nhuệ Ukraine thiệt mạng ở Kursk,... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/4.
Báo chí giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA nhiều nhất

Báo chí giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA nhiều nhất

Kết quả khảo sát từ Bộ chỉ số FTA Index 2024 cho biết, hình thức phổ biến thông tin về FTA được doanh nghiệp tiếp cận nhiều nhất là báo chí, truyền hình...
Cà Mau: Từ chỉ số FTA Index đến tư duy hành động

Cà Mau: Từ chỉ số FTA Index đến tư duy hành động

Bộ chỉ FTA Index là dịp để Cà Mau nhìn lại một cách khách quan, toàn diện về quá trình chỉ đạo thực hiện các cam kết hội nhập trong FTA nhiều năm qua.
Kinh tế Malaysia tăng trưởng 4,4%, xuất khẩu vượt kỳ vọng

Kinh tế Malaysia tăng trưởng 4,4%, xuất khẩu vượt kỳ vọng

Thống kê cho thấy, xuất khẩu trong tháng 3/2025 của Malaysia tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước, vượt kỳ vọng.
Việt Nam kêu gọi doanh nghiệp Ấn Độ tham gia kết nối thị trường

Việt Nam kêu gọi doanh nghiệp Ấn Độ tham gia kết nối thị trường

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ mời doanh nghiệp Ấn Độ tham dự các chương trình xúc tiến thương mại, tìm kiếm cơ hội đầu tư, hợp tác tại thị trường Việt Nam.
FTA: Cú hích tăng tốc cho Hàn Quốc, Nhật Bản - Việt Nam đã sẵn sàng?

FTA: Cú hích tăng tốc cho Hàn Quốc, Nhật Bản - Việt Nam đã sẵn sàng?

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, việc áp dụng các mô hình hỗ trợ SMEs từ các quốc gia như Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam tận dụng tối đa lợi ích từ FTA.
Tên lửa Iskander được coi là vũ khí

Tên lửa Iskander được coi là vũ khí 'sát thần' tại Ukraine

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 18/4: Tên lửa Iskander được coi là vũ khí 'sát thần' tại Ukraine qua lời nhận xét của chuyên gia quân sự người Mỹ Will Shriver.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 18/4: Lính Ukraine tháo chạy khỏi Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 18/4: Lính Ukraine tháo chạy khỏi Kursk

Lính Ukraine tháo chạy khỏi Kursk; Nga dội bão tên lửa vào Sumy,... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 18/4.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 18/4: Lính Ukraine tháo lui ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 18/4: Lính Ukraine tháo lui ở Kursk

Lính Ukraine tháo lui ở Kursk; UAV Ukraine tập kích 'căn cứ lữ đoàn Iskander Nga',... là tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 18/4.
Khai thác hiệu quả FTA: ‘Chìa khoá’ để doanh nghiệp vượt sóng

Khai thác hiệu quả FTA: ‘Chìa khoá’ để doanh nghiệp vượt sóng

Khai thác hiệu quả các FTA mà Việt Nam đã ký kết được đánh giá là ‘chìa khoá’ quan trọng, giúp doanh nghiệp Việt Nam vượt qua những thách thức.
Hoa Kỳ thử nghiệm đội hình robot tác chiến người - máy

Hoa Kỳ thử nghiệm đội hình robot tác chiến người - máy

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 17/4: Hoa Kỳ thử nghiệm đội hình tác chiến người - máy với việc tích hợp người điều khiển robot chiến đấu trong đội hình mới.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 17/4: Lính đánh thuê Ukraine thương vong

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 17/4: Lính đánh thuê Ukraine thương vong

Lính đánh thuê Ukraine thương vong; UAV Ukraine phá hủy hệ thống tác chiến điện tử Nga... là tin tức chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 17/4.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/4: Trinh sát Ukraine tử nạn ở Belgorod

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/4: Trinh sát Ukraine tử nạn ở Belgorod

Trinh sát Ukraine tử nạn ở Belgorod; Ukraine tấn công căn cứ lữ đoàn Nga... là những tin đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/4.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 16/4: Nga siết vây lính Ukraine ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 16/4: Nga siết vây lính Ukraine ở Kursk

Nga đánh gục lính Ukraine ở Kursk; Nga giành quyền kiểm soát 3 khu vực ở Sumy,... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 16/4.
Mobile VerionPhiên bản di động