Cục Quản lý thị trường Thanh Hoá tăng cường kiểm tra, giám sát vận chuyển hàng hoá khu vực biên giới

Lực lượng QLTT tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong vận chuyển hàng hóa nhập lậu qua biên giới.
An Giang: Quản lý thị trường xử lý điểm tập kết hàng hóa khu vực biên giới Đẩy nhanh tiến độ dự án mở rộng đường vận chuyển hàng hóa khu vực Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị

Tăng cường tuần tra, xử lý vi phạm

Tỉnh Thanh Hóa hiện có hai tuyến biên giới, cửa khẩu đường bộ và tuyến biển, cảng biển. Tuyến biên giới, cửa khẩu đường bộ gồm, Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo, huyện Quan Sơn; Cửa khẩu Tén Tằn, huyện Mường Lát; Cửa khẩu Khẹo, huyện Thường Xuân, giáp với tỉnh Hủa Phăn nước bạn Lào.

Hiện nay, các hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu giữa hai tỉnh Thanh Hóa, Hủa Phăn đã được tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi về thủ tục hải quan. Bên cạnh đó, được sự đầu tư của Đảng, Nhà nước khu vực biên giới đã xây dựng, cải tạo một số tuyến đường, thúc đẩy giao thương hàng hóa thuận tiện hơn. Các mặt hàng xuất khẩu chính của tỉnh Thanh Hóa qua biên giới chủ yếu là: Vật liệu xây dựng như: xi măng, sắt thép, xăng dầu; hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là nông lâm sản như: gỗ và sản phẩm gỗ, nông sản…, quặng (tạm nhập tái xuất và quá cảnh); thiết bị máy móc tạm xuất, tái nhập phục vụ thi công công trình thủy điện…

Cục Quản lý thị trường Thanh Hoá tăng cường kiểm tra, giám sát vận chuyển hàng hoá khu vực biên giới
Lực lượng QLTT số 11 thuộc Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Công an, Bộ đội Biên phòng, kiểm tra hàng hóa tại Cửa khẩu Na Mèo, huyện Quan Sơn và cửa khẩu Tén Tằn, huyện Mường Lát. Ảnh: QLTT Thanh Hóa.

Đối với tuyến biển, cảng biển, tỉnh Thanh Hóa có cảng biển, cảng sông (cảng Lễ Môn, cảng Nghi Sơn): hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là: chế phẩm từ dầu mỏ (hạt nhựa; xăng), đá xây dựng, gỗ răm, quặng sắt, lưu huỳnh, đá vôi, xi măng,...; đối với hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu dùng cho hàng gia công, sản xuất xuất khẩu (dệt may, da giày, ...), dầu mỏ thô, các mặt hàng tạm nhập - tái xuất, thiết bị máy móc tạo tài sản cố định.

Thời gian qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 11 (quản lý địa bàn 03 huyện Quan Sơn, Mường Lát, Quan Hóa) và Đội QLTT số 14 (quản lý địa bàn huyện Thường Xuân) đã thường xuyên phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng như: Biên phòng, Hải quan, Công an đã tăng cường công tác kiểm tra việc mua, bán, trao đổi lưu thông hàng hàng hóa qua lại biên giới và chợ Tén Tằn, chợ cửa khẩu Na Mèo, chợ Bát Mọt… tương đối ổn định, giá cả hàng hóa được niêm yết công khai, không để xảy ra tình trạng găm hàng, đầu cơ, góp phần ổn định đời sống Nhân dân nơi đây.

Theo thống kê của Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa, từ ngày 15/12/2023 đến ngày 14/8/2024, lực lượng QLTT tỉnh Thanh Hóa phối hợp với cơ quan chức năng đã kiểm tra 1.045 vụ, xử lý 833 vụ vi phạm trong vận chuyển hàng hóa nhập lậu qua khu vực biên giới, với tổng số tiền thu phạt là 5.829,77 triệu đồng.

Tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng

Thời gian qua, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa đã chủ động phối hợp với các lực lượng như: Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Công an thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình xuất nhập khẩu ở các cửa khẩu (Na Mèo, Tén Tằn, Bát Mọt) và cảng (Lễ Môn, Nghi Sơn), tăng cường công tác phối hợp đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Cục Quản lý thị trường Thanh Hoá tăng cường kiểm tra, giám sát vận chuyển hàng hoá khu vực biên giới

Lực lượng QLTT tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các lực lượng chức năng, tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong vận chuyển hàng hóa nhập lậu qua biên giới. Ảnh: QLTT Thanh Hóa.

Bên cạnh công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa còn phối hợp thực hiện công tác truyền thông theo phương châm tăng cường về tần suất, đa dạng về hình thức đảm bảo nội dung và chất lượng tuyên truyền; phối hợp với Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa và các cơ quan thông tin đại chúng. Cập nhật và đưa tin hàng ngày trên chương trình thời sự của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Báo Thanh Hóa về các vụ việc vi phạm của các tổ chức, cá nhân do các lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý; đồng thời, đưa tin về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong "Chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả - bảo vệ người tiêu dùng” phát sóng trong chương trình Thời sự, các chuyên mục Nhà nước và Pháp luật, Hộp thư truyền hình,... và trên các nền tảng số của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá; cùng hàng chục tin, bài phản ánh kịp thời các hoạt động của lực lượng chức năng trong việc bắt giữ, xử lý vi phạm trên các chuyên mục, trang tin của cơ quan báo chí.

Triển khai đồng bộ các giải pháp

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Lê Thế Anh, Cục phó Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa cho biết: Trong thời gian tới, để kiểm soát tốt hơn tình trạng hàng hóa nhập lậu qua khu vực biên giới, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa sẽ tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, tiếp tục tăng cường công tác truyên truyền, truyền thông của toàn lực lượng đối với các cơ sở kinh doanh trong khu vực biên giới. Tuyên truyền bằng nhiều hình thức về các quy định trong hoạt động kinh doanh để cơ sở kinh doanh nắm và hiểu rõ, thực hiện đúng các quy định hiện hành của pháp luật.

Cục Quản lý thị trường Thanh Hoá tăng cường kiểm tra, giám sát vận chuyển hàng hoá khu vực biên giới
Thời gian tới, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp kiểm soát tốt hơn tình trạng hàng hóa nhập lậu qua khu vực biên giới. Ảnh: QLTT Thanh Hóa.

Hai là, chỉ đạo các Đội QLTT địa bàn làm tốt công tác quản lý địa bàn, nắm bắt cụ thể các cơ sở kinh doanh trên địa bàn được phân công quản lý; nắm chắc diễn biến tình hình thị trường để có phương án xử lý kịp thời theo quy định.

Ba là, phát huy và làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan, chính quyền địa phương, đặc biệt là bồ đội Biên phòng, Hải quan, Công an trong công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính để ngăn chặn tình trạng hàng hóa nhập lậu qua khu vực biên giới.

Bốn là, thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh. Bộ phận thường trực giúp việc cho ban chỉ đạo 389 tỉnh tăng cường công tác phối hợp theo dõi đôn đốc các thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn theo lĩnh vực được phân công quản lý.

Hà Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu rau quả

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhiều kết quả nổi bật của Công đoàn Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh trong năm 2024

Nhiều kết quả nổi bật của Công đoàn Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh trong năm 2024

Trong năm 2024, Công đoàn Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và nhận cờ thi đua của Liên đoàn lao động tỉnh.
Lâm Đồng: Xử phạt Công ty Như Linh hơn 584 triệu đồng vì kinh doanh phân bón vi phạm chất lượng

Lâm Đồng: Xử phạt Công ty Như Linh hơn 584 triệu đồng vì kinh doanh phân bón vi phạm chất lượng

Công ty TNHH Như Linh vừa bị UBND tỉnh Lâm Đồng xử phạt số tiền hơn 584 triệu đồng, do công ty này đã kinh doanh vi phạm các quy định về chất lượng phân bón.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang vừa tiến hành tiêu hủy số lượng lớn hàng hóa vi phạm, gồm thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc lá, xe điện...
Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Lực lượng Quản lý thị trường Ninh Bình vừa xử phạt một cơ sở kinh doanh điện thoại 25 triệu đồng do bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và hàng nhập lậu.
Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế khám xét cơ sở kinh doanh hàng hoá, đồng thời phát hiện và thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Qua kiểm tra 2 cơ sở kinh doanh tại xã La Phù, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội, lực lượng chức năng đã tạm giữ nhiều hàng hóa vi phạm.
Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã chuyển hồ sơ vụ hộ kinh doanh Nguyễn Hữu Điện sản xuất hàng giả sang Công an tỉnh để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tạm giữ hơn 27 nghìn sản phẩm mỹ phẩm vi phạm tại kho hàng của hộ kinh doanh Lan Quý, địa chỉ số 36 đường Nguyễn Du.
Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hộ kinh doanh Dư Văn Hưng (TP. Tam Điệp, Ninh Bình) bị lực lượng chức năng xử phạt 34,5 triệu đồng do kinh doanh thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc.
Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Lực lượng chức năng TP. Hà Nội vừa phát hiện hàng nghìn túi xách, ví da có dấu hiệu giả nhãn hiệu tại một cơ sở ở phường Đại Mỗ.
Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ vừa phát hiện và tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas của hộ kinh doanh ở huyện Thanh Thủy.
Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Lực lượng Quản lý thị trường Tiền Giang đang đẩy mạnh công tác phòng chống thuốc lá lậu cuối năm 2024.
Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường Hòa Bình) đã xử phạt chủ hàng và buộc tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường đã thanh tra, kiểm tra 68.280 vụ việc; phát hiện, xử lý 47.135 vụ vi phạm, nộp ngân sách trên 541 tỷ đồng (tăng 8%).
Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng ngày 17/12, tại trụ sở Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Bắc Giang: Thu nộp ngân sách trên 900 triệu đồng từ xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

Bắc Giang: Thu nộp ngân sách trên 900 triệu đồng từ xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang thu nộp ngân sách nhà nước trên 900 triệu đồng qua xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử.
Đến hẹn lại lên, buôn lậu thuốc lá lại

Đến hẹn lại lên, buôn lậu thuốc lá lại 'nóng' dịp cuối năm

Lợi dụng thương mại điện tử, đối tượng buôn lậu thuốc lá trong nội địa đã móc nối với các đầu nậu để đặt hàng, vận chuyển, giao nhận tại các địa điểm khác nhau.
Hoà Bình: Thu giữ gần 1 tấn nội tạng hôi thối khi đang đi tiêu thụ

Hoà Bình: Thu giữ gần 1 tấn nội tạng hôi thối khi đang đi tiêu thụ

Công an huyện Lương Sơn (Hòa Bình) vừa thu giữ gần 1 tấn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, bốc mùi hôi thối khi đang trên đường đi tiêu thụ.
Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng: Năm 2024, xử lý 81 đơn vị vi phạm trong kinh doanh thuốc lá

Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng: Năm 2024, xử lý 81 đơn vị vi phạm trong kinh doanh thuốc lá

Năm 2024, Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng đã kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính đối với 81 đơn vị kinh doanh thuốc lá, thu nộp ngân sách hơn 251 triệu đồng.
Buôn lậu, gian lận thương mại: Giảm số vụ nhưng tăng trị giá hàng hóa

Buôn lậu, gian lận thương mại: Giảm số vụ nhưng tăng trị giá hàng hóa

Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 11/2024, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tiếp tục diễn biến phức tạp.
TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường tiêu hủy hơn 19.000 đơn vị sản phẩm vi phạm

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường tiêu hủy hơn 19.000 đơn vị sản phẩm vi phạm

Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức tiêu hủy 19.321 đơn vị sản phẩm vi phạm gồm hàng giả, hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Lạng Sơn: Tiêu hủy hơn 1 tấn thực phẩm nhập lậu là tang vật vi phạm

Lạng Sơn: Tiêu hủy hơn 1 tấn thực phẩm nhập lậu là tang vật vi phạm

Quản lý thị trường Lạng Sơn vừa tiến hành tiêu hủy hơn 1 tấn thực phẩm nhập lậu không đảm bảo an toàn sử dụng của 2 cá nhân trên địa bàn đã bị xử phạt.
Hải Phòng: Tăng cường kiểm soát thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Hải Phòng: Tăng cường kiểm soát thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Cục Quản lý thị trường TP. Hải Phòng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn gian lận thương mại, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật cuối năm....
Đà Nẵng: Quý IV/2024, xử lý 28 vụ buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu

Đà Nẵng: Quý IV/2024, xử lý 28 vụ buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu

Trong đợi cao điểm quý IV/2024, Cục Quản lý thị trường TP. Đà Nẵng đã kiểm tra, xử lý vi phạm 28 vụ việc buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu.
Quảng Ninh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh thương mại

Quảng Ninh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh thương mại

Qua công tác tuyên truyền pháp luật về kinh doanh thương mại, Quản lý thị trường Quảng Ninh đã kiểm soát tốt thị trường, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động