Cục QLTT Quảng Ngãi ra quân kiểm tra thị trường trong "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm"
Quản lý thị trường Thứ tư, 20/04/2022 - 18:01 Theo dõi Congthuong.vn trên
Theo kế hoạch, đối tượng kiểm tra là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm chế biến, bao gói sẵn, các mặt hàng thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Ông Võ Minh Tâm - quyền Cục trưởng Cục QLTT Quảng Ngãi cho hay, đơn vị đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm Tháng hành động vì an toàn thực phẩm với chủ đề “Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nông sản thực phẩm trong tình hình mới” năm 2022. Nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm; tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
![]() |
Lực lượng QLTT Quảng Ngãi kiểm tra hàng hoá tại một cửa hàng |
Theo kế hoạch, Cục QLTT Quảng Ngãi sẽ kiểm tra và đánh giá việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển thực phẩm theo sự phân công trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
Trên cơ sở đó, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện đảm bảo an toàn thực phẩm đúng theo quy định của pháp luật. Đồng thời, chủ động và phối hợp với các tổ chức xã hội, cơ quan truyền thông tuyên truyền kiến thức về an toàn thực phẩm; tuyên truyền, vận động nhân dân trong việc tố giác các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn đến các cơ quan chức năng.
Ông Võ Minh Tâm cũng cho hay, theo kế hoạch kiểm tra các hoạt động kiểm tra phải trọng tâm, trọng điểm, không trùng lắp, tuân thủ đúng quy trình nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường; thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp; từng cuộc kiểm tra phải thực hiện nhanh gọn, có kết luận cụ thể, chính xác, không làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các đối tượng được kiểm tra và đúng quy định của pháp luật. Xử lý nghiêm, triệt để nhằm răn đe các đối tượng vi phạm; hàng hoá vi phạm phải được xử lý theo đúng quy định hiện hành của pháp luật.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Phân bón giả hoành hành

Quản lý thị trường Nam Định xử phạt cơ sở kinh doanh xăng dầu ghi biển hiệu không đầy đủ

QLTT Nghệ An thu giữ trên 2.000 sản phẩm linh kiện điện thoại không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Cục Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế: Phổ biến cách nhận biết hàng thật, hàng giả

Quản lý thị trường Lai Châu: Phát hiện 250kg nội tạng động vật không rõ nguồn gốc
Tin cùng chuyên mục

Quản lý thị trường Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát dịp tháng 5

Quản lý thị trường Long An bắt giữ 150 bao đường cát nhập lậu

Quản lý thị trường Hà Nội: Tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm đợt 1/2022

Quản lý thị trường An Giang: Liên tục phát hiện hàng giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Quản lý thị trường Tây Ninh thu giữ 1.200 gói thuốc lá nhập lậu

Xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Hà Nội: Thu giữ hàng tấn bánh kẹo Trung Quốc giả mạo xuất xứ Nhật Bản

Xử phạt gần 180 triệu đồng cá nhân buôn bán phân bón giả ở Tiền Giang

Xử lý buôn lậu, gian lận thương mại: Thu nộp ngân sách gần 2.000 tỷ đồng

Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế liên tiếp xử lý cửa hàng kinh doanh điện thoại nhập lậu

Tỉnh Vĩnh Long: Phát hiện 1.240 bao thuốc lá nhập lậu

Buôn lậu đường cát tiếp tục tăng ở các tỉnh biên giới

Quản lý thị trường Lạng Sơn: Tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát thị trường

Tây Ninh: Xử phạt cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên mạng

Quản lý thị trường Lào Cai: Phát hiện 750 gói bánh quy không rõ nguồn gốc xuất xứ

Quản lý thị trường Gia Lai phát hiện 36 lít thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu

Tây Ninh: Vận chuyển đường cát nhập lậu, 1 đối tượng bị phạt 16 triệu

Cục Quản lý thị trường Lai Châu: Góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình: Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, thổi giá
