Quảng Bình: Tạm giữ hơn 1.000 sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng Quảng Bình: Nhiều sản phẩm có dấu hiệu giả mạo PETROLIMEX |
Hội đồng tiêu hủy tài sản gồm đại diện Công an tỉnh và các sở: Công Thương, Tài nguyên - Môi trường, Tài chính.. Các tang vật tiêu hủy gồm: 24 chai đựng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) loại 12kg, 19 chai LPG (chỉ có vỏ ga) loại 12kg, 123 chai LPG mini và 134 chai LPG các loại; 159 bình kim loại có chứa khí cười. Bên cạnh đó, Cục QLTT còn tiêu hủy các loại hàng hóa thông thường như: Bật lửa, dung dịch xử lý nước dùng cho bể cá, chất đánh bóng kim loại, dầu cầu, dầu thủy lực, dầu nhờn… Đây là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu đã hết hạn sử dụng, không còn khả năng sử dụng, hàng giả, hàng nhái, hàng không bảo đảm điều kiện lưu thông trên thị trường. Tổng giá trị tang vật hơn 978 triệu đồng.
Việc tổ chức tiêu hủy đối với hàng hóa thông thường sẽ được xe ủi cán nát tài sản tiêu hủy và san lấp tại bãi đổ phế thải xây dựng Ba Trang (Lộc Ninh, TP. Đồng Hới). Đối với hàng hóa là LPG chai, chai LPG, bình có chứa khí cười, Cục QLTT sẽ bàn giao tài sản tiêu hủy cho Công ty Cổ phần kinh doanh dầu khí Quảng Bình thực hiện theo đúng quy trình là xả hết khí hóa lỏng, khí cười sau đó cắt tai, thân bình, dùng búa đập biến dạng hoàn toàn để làm mất công dụng vốn có sao cho không thể tái sử dụng.
Quá trình tiêu hủy được các thành viên Hội đồng Tiêu hủy giám sát chặt chẽ, bảo đảm thực hiện đúng phương án, tránh nguy hiểm cũng như thất thoát, mất tài sản trong quá trình thực hiện.
Cục QLTT Quảng Bình tiêu huỷ nhiều hàng hoá vi phạm hành chính |
Trước đó, vào ngày 02/6/2023 tại trụ sở Đội Quản lý thị trường số 2 đã tổ chức thực hiện việc tiêu hủy nhiều loại tang vật vi phạm hành chính, trong đó có 7.211 đơn vị sản phẩm bánh, kẹo, thạch trái cây các loại do nước ngoài sản xuất không bảo đảm an toàn sử dụng, 200 bao thuốc lá điếu nhập lậu hiệu Canyon, xuất xứ từ Singapore và 147 đơn vị sản phẩm áo quần giày dép giả mạo các nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam, tổng giá trị tang vật buộc tiêu hủy là: 67.980.000 đồng. Việc tiêu hủy tang vật do đối tượng vi phạm tiến hành thực hiện dưới sự giám sát của đại diện các Phòng Chuyên môn Cục Quản lý thị trường và Đội Quản lý thị trường số 2
Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình đã ban hành các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 31000029/QĐ-XPHC ngày 26/5/2023 đối với hộ kinh doanh Trần Thị Nguyệt và 31000030/QĐ-XPHC ngày 29/5/2023 đối với hộ kinh doanh Nguyễn Sĩ Hùng về hành vi vi phạm Trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu với tổng số tiền xử phạt là 32.000.000 đồng; buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính gồm 59 đôi giày, dép các loại giả các mạo nhãn hiệu HERMÈS, ZARA, GUCCI, NIKE và 88 đơn vị sản phẩm áo, quần các loại, giả mạo các nhãn hiệu adidas, GUCCI, BURBERRY có tổng giá trị 36.870.000 đồng.
Sau khi tổ chức tiêu hủy tang vật là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, Đội Quản lý thị trường số 2 cùng đại diện các Phòng Chuyên môn Cục Quản lý thị trường tiếp tục giám sát bà Nguyễn Thị Ngân và ông Nguyễn Thanh Tùng – là chủ các hộ kinh doanh bị xử phạt theo nội dung các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 31020018/QĐ-XPHC ngày 25/5/2023 và 31020020/QĐ-XPHC ngày 30/5/2023 của Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 2 thực hiện tiêu hủy 7.211 đơn vị sản phẩm bánh, kẹo, thạch trái cây các loại do nước ngoài sản xuất, là thực phẩm nhập lậu không có số tự công bố sản phẩm, không bảo đảm an toàn sử dụng. Tổng giá trị toàn bộ thực phẩm bị tiêu hủy là 26.110.000 đồng.
Số lượng hàng hoá dả mạo, nhái thương hiệu bị tiêu huỷ |
Tiếp theo, thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 31020019/QĐ-XPHC ngày 26/5/2023 của Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 2, bà Lê Thị Hồng - cá nhân vi phạm đã thực hiện việc tiêu hủy 200 bao thuốc lá điếu nhập lậu hiệu hiệu Canyon, loại 20 điếu/bao xuất xứ từ Singapore, là hàng cấm theo quy định của pháp luật. Giá trị tang vật buộc tiêu hủy là 5.000.000 đồng.
Theo đó, hình thức tiêu hủy đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là sử dụng kéo cắt vụn tang vật có gắn nhãn hiệu được bảo hộ để không thể tái sử dụng; hình thức tiêu hủy đối với các loại thực phẩm và thuốc lá điếu nhập lậu nói trên là dùng kéo cắt nhỏ từng cái bánh, kẹo, thạch trái cây, điếu thuốc lá, sau đó đổ toàn bộ tang vật đã được cắt nhỏ vào các chậu có chứa nước, đảm bảo toàn bộ tang vật bị làm ướt hoàn toàn. Sau khi thực hiện xong việc tiêu hủy, số phế liệu trên được thu gom bỏ vào thùng rác đảm bảo vệ sinh môi trường.