Thứ sáu 09/05/2025 14:44

Cục Đường bộ Việt Nam đề nghị chia sẻ dữ liệu giám sát hành trình để chống buôn lậu, tính thuế

Cục Đường bộ Việt Nam đề nghị nhiều ngành cùng kết nối dữ liệu thiết bị giám sát hành trình để nâng cao hiệu quả quản lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) và Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) đề nghị kết nối, chia sẻ dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô.

Theo quy định tại Nghị định 10/2022 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam đang tiếp nhận dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình trên xe ô tô kinh doanh vận tải truyền về. Đây là dữ liệu dùng chung phục vụ công tác quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và phối hợp quản lý Nhà nước về trật tự, an toàn giao thông, an ninh, quản lý thuế, phòng chống buôn lậu của ngành Công an, Hải quan và Thuế.

Cục Đường bộ đề nghị chia sẻ dữ liệu giám sát hành trình để chống buôn lậu, tính thuế

Cục Đường bộ Việt Nam đã cung cấp tài khoản để Cục Cảnh sát giao thông, Tổng cục Hải quan, Cục Điều tra phòng, chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan), Cục Thuế một số địa phương truy cập, khai thác dữ liệu trên hệ thống xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình phục vụ công tác quản lý của đơn vị.

Để thực hiện quy định tại Nghị định 10, đồng thời tiếp tục nâng cao hiệu quả khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, Cục Đường bộ Việt Nam đề nghị Cục Cảnh sát giao thông, Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thuế nghiên cứu phương án kết nối, chia sẻ dữ liệu từ hệ thống xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình để phục vụ công tác quản lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Việc giám sát hoạt động của xe ô tô khi tham gia kinh doanh vận tải được quy định tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Theo đó, phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ. Đến thời điểm hiện nay có hơn 1 triệu phương tiện kinh doanh vận tải đã lắp thiết bị giám sát hành trình và truyền dữ liệu về Cục Đường bộ Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay, nguồn dữ liệu khổng lồ từ khoảng 1 triệu thiết bị giám sát hành trình truyền về vẫn chỉ là tư liệu “chết”, chưa được sử dụng hữu dụng trong công tác quản lý trong hoạt động kinh doanh vận tải cũng như an toàn giao thông.

Nhật Khôi
Bài viết cùng chủ đề: Sở Giao thông vận tải

Tin cùng chuyên mục

Công ty Cà phê Ea Sim bị cưỡng chế thuế

Cưỡng chế thuế Chi nhánh Công ty hữu nghị Quốc tế

Bạc Liêu: Rà soát các dự án cây xanh để phục vụ điều tra

Đồng Nai: Xử phạt, buộc di dời nhà máy Bibica và Vinacafé Biên Hoà

Ba doanh nghiệp ở Tuyên Quang bị cưỡng chế do nợ thuế

Cưỡng chế thuế Công ty Ngọc Linh Quảng Nam tại Đắk Nông

Đối tượng Lê Việt Hùng bị bắt sau loạt bài phản ánh của Báo Công Thương

Đồng Nai: Chi nhánh Cao su Miền Nam bị xử phạt 720 triệu đồng

Hai doanh nghiệp tại Yên Bái bị cưỡng chế do nợ thuế

Thông tin mới nhất vụ Chu Thanh Huyền bị tố: Không liên quan, vẫn bán hàng mạnh

Thanh Hóa xử phạt Công ty Thần nông Thanh Hóa vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Cưỡng chế thuế Công ty Landscape Việt Mỹ tại Thanh Hóa

Đà Nẵng cưỡng chế tháo dỡ 7 ki-ốt ven biển

Cưỡng chế thuế Chi nhánh Xăng dầu Tây Nam S.W.P tại Long An

Cưỡng chế thuế Công ty Nạo vét và Xây dựng Đường thủy

Công ty Sản xuất Tân Thành bị cưỡng chế thuế

Quản lý thị trường kết luận vụ Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn

Cần Thơ: Tạm hoãn xuất cảnh nhiều đại diện doanh nghiệp

Đồng Nai: Một doanh nghiệp bị xử phạt, buộc di dời nhà máy

Cưỡng chế thuế Công ty vận tải Bảo Anh Minh tại Tuyên Quang