Criket one – Cung cấp protein tự nhiên cho thế giới hiện đại

Bằng viêc ứng dụng công nghệ nuôi dế tự đông, Cricket One đã thành công xuất khẩu sản phẩm đến 15 nước, tạo viêc làm an sinh cho gần 30 nông dân và trở thành nguồn cung cấp dế lớn nhất trên thế giới. Hiện nay, công ty khởi nghiệp này đang nỗ lực quay về thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

Từ ý tưởng tới phát triển công nghệ nuôi dế tự động sáng tạo

Theo dự báo của Tổ chức Lương thực thế giới (FAO), thế giới sẽ phải đối mặt với vấn đề an ninh lương thực khi dân số thế giới đạt 9.5 tỷ người năm 2050. Một trong các giải pháp thay thế protein từ thực vật và động vật mà FAO đặc biệt nhấn mạnh là protein từ dế nhờ vào đặc tính năng suất cao, giàu dinh dưỡng mà không gâu nhiều ảnh hưởng tới môi trường,…

Criket one – Cung cấp protein tự nhiên cho thế giới hiện đại

Đó cũng là bắt nguồn của ý tưởng nuôi dế để sản xuất protein của hai founder Cricket One – Đặng Cao Nam và Bicky Nhung. Được thành lập năm 2017, Cricket One là startup nuôi dế thâm canh trong container nhằm sản xuất protein bền vững với chi phí hợp lý góp phần giải quyết bài toán lương thực thế giới trong tương lai

Khó khăn từ những ngày đầu khởi nghiệp, Cricket One loay hoay trong việc phát triển mô hình nuôi dế để tạo ra nguồn sản lượng tốt nhất. Dù nhận thấy Việt Nam có đầy đủ điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng, khí hậu, giống bản địa, và con người, nhưng 20 năm qua ngành dế Việt Nam vẫn chưa thể trở thành một ngành công nghiệp bởi quy mô nhỏ, sản lượng thấp và chưa tạo ra sản phẩm có giá trị cao.

Để khắc phục nhược điểm của những mô hình trước, Đăng Cao Nam cùng cộng sự đã tham khảo nhiều trại dế trong nước và nước ngoài, áp dụng phương pháp chăn nuôi dế mèn trong container cũ. Sau đó, chế biến dế để sản xuất protein cho người và thú nuôi.

Các container cũ được cách nhiệt và chia thành những ô nhỏ nuôi dế. Công ty mua các cảm biến theo dõi nhiệt độ, độ ẩm thông qua internet, và lắp hệ thống tự động điều khiển các thiết bị thông gió, đèn hồng ngoại (để sưởi ấm cho dế). Với cách nuôi như thế, mỗi tháng công ty có thể thu hoạch 500 kg dế từ mỗi container. Sản lượng dế hàng năm ước tính đạt đến 70 triệu con. Đây là mức sản lượng cao hơn nhiều so với các mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống.

Bên cạnh đó, Cricket One cũng liên kết với nông dân sản xuất dế. Chương trình liên kết gồm đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư các vật tư chính trong chăn nuôi dế, cung cấp con giống và đầu ra hoàn toàn, hướng tới một liên kết bền vững để giúp bà con nông dân có một sinh kế ổn định, thu nhập tốt.

“Chúng tôi đào tạo miễn phí và cung cấp cho họ thiết bị để nuôi dế trước, sau đó chúng tôi mua theo kg. Họ có thể kiếm gấp bốn đến sáu lần thu nhập thường ngày, có thể cải thiện cuộc sống của cả gia đình ” – Bicky Nguyễn chia sẻ trong cuộc thi The Venture 2020.

Giải pháp về vốn từ các tổ chức quốc tế

Song song với việc phát triển công nghệ, vốn cũng là thách thức đặt ra đối với Criket One. Trong bối cảnh thị trường, nguồn đầu tư khởi nghiệp đa phần rơi vào các công ty internet, nông nghiệp hay thực phẩm là một lĩnh vực khá “chát” trong mắt nhà đầu tư.

Lúc này, Nam kết nối với Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp cao TP.HCM và được sử dụng công nghệ của đơn vị này trong vòng 6 tháng để chế biến bột protein từ dế. Đồng thời, tham gia vào các chương trình, dự án hỗ trợ vốn của các tổ chức quốc tế. Khi chứng minh được năng lực và tính khả thi của dự án, Nam tiếp cận được nguồn vốn đầu tư ban đầu để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật.

Đặng Cao Nam (giữa) và Bicky Nguyễn (phải) nhận giải thưởng tại chung kết YSE năm 2018. Ảnh: SIF
Đặng Cao Nam (giữa) và Bicky Nguyễn (phải) nhận giải thưởng tại chung kết YSE năm 2018. Ảnh: SIF

Theo đó, tham gia Chương trình doanh nhân xã hội trẻ (YSE) do Quỹ quốc tế Singapore (SIF) tổ chức, Startup Cricket One là một trong 7 mô hình doanh nghiệp xã hội may mắn giành giải thưởng và gọi vốn thành công trong vòng chung kết. Startup Cricket One cũng đoạt giải nhất Chương trình thách thức công nghệ nông nghiệp vùng Mekong (MATCH 2018) do Chính phủ Australia và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tài trợ.

Đến năm 2020, vượt qua hàng trăm dự án startup Việt toàn thế giới, Cricket One trở thành quán quân Vietchallenge 2020, nhận giải thưởng 15.000 USD.

Hành trình vươn ra thế giới

Số liệu của của FAO cho thấy khoảng 2 tỷ người trong số 7,5 tỷ dân trên thế giới hiện nay đang sử dụng thường xuyên các sản phẩm liên quan đến dế. Trên khắp thế giới, dế được nuôi ở Mỹ, Canada, Mexico, Thái Lan và Việt Nam.

Dù vậy việc tiêu thụ dế luôn gặp khá nhiều thách thức và không ít trở ngại. Như ở một số nước châu Á như Thái Lan hay Campuchia, dế là đặc sản đường phố. Thế nhưng, ở thị trường châu Âu, thuyết phục người dân ăn một loại côn trùng là việc khó, vì hành vi đó trái ngược với văn hóa của họ.

Để chống lại vấn đề này, Cricket One đang thực hiện các bước để giảm bớt người tiêu dùng vào thực hành. “Điều đầu tiên chúng tôi làm là không cố gắng bán cả con dế,” Fouder Cricket One khẳng định. “Chúng tôi chế biến nó thành bột và bạn thực sự có thể làm bất cứ điều gì với bột. Chúng tôi cho thấy điều gì đó sẽ không tấn công tầm nhìn hoặc trí tưởng tượng của họ. Chúng tôi cũng hợp tác rất chặt chẽ với các thương hiệu và nhà sản xuất thực phẩm để phát triển các thành phẩm từ chính loại bột này"

Từ suy nghĩ đó, Đặng Cao Nam và cộng sự của mình phối hợp với các nhà khoa học nghiên cứu chiết xuất tinh dầu, sản phẩm mới từ dế phục vụ ngành chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất mỹ phẩm, chế biến thức ăn cho thú cưng. Đồng thời, nghiên cứu, tìm ra công thức chuẩn chế biến xúc xích, mayonnaise từ dầu dế, thịt dế, sau đó, mang đi chào hàng tại thị trường Nhật Bản, Bắc Mỹ và Châu Âu.

Với giá thành rẻ, lại đạt các chứng nhận ASC, MSC, các sản phẩm của Cricket One dần tạo được thương hiệu và chỗ đứng trong khu vực, cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của nhiều quốc gia trên thế giới

Cú lội ngược dòng quay trở lại thị trường Việt Nam

Sau quá trình mang bột dế bán ra thế giới, gần đây, Cricket One tập trung vào thị trường Việt Nam nhiều hơn với những định hướng sản xuất ra hàng tiêu dùng trong nước. “ Sau 4 năm năng nổ tiếp thị sản phẩm bán cho 15 nước trên thế giới, chúng tôi là doanh nghiệp duy nhất có giấy phép xuất khẩu dế an toàn cho người sử dụng tới Châu Âu. Chúng tôi nghĩ đây là thời điểm thích hợp để bắt đầu tập trung vào thị trường quê nhà” - Nam chia sẻ

Thực tế rằng, dế từ lâu đã xuất hiện trong bữa ăn của người Việt với các món ăn truyền thống như dế xào, dế chiên giòn hay dế lắc,…Tuy nhiên việc tiêu thụ các sản phẩm từ dế vẫn còn khá xa lạ. Chúng ta không thể bắt gặp các sản phẩm đó ở các quán ven đường hay các siêu thị lớn.

Để có tiếp cận được với người tiêu dùng, Cricket One đã tập trung vào việc phát triển fake meat- thịt chay (thịt thực vật). Từ công nghệ chế biến dế, công ty đã tạo ra loại thịt có kết cấu giống như thịt bò, thịt gà và khi ăn sẽ có cảm giác như ăn thịt thật thay vì là đang ăn côn trùng. Điều này hứa hẹn sẽ phá vỡ được rào cản trong văn hóa ăn côn trùng tại Việt Nam.

Hiện tại, Cricket One đã phân phối sản phẩm của công ty tới một số cửa hàng ăn uống ở thành phố Hồ Chí Minh. Trong tương lai gần, Đặng Cao Nam hy vọng có thể đưa các sản phẩm dế vào bữa ăn của người Việt.

Lê Quỳnh - Mai Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công nghệ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và câu chuyện khởi nghiệp của nhà khoa học trẻ

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và câu chuyện khởi nghiệp của nhà khoa học trẻ

Nhà khoa học trẻ Trần Thị Hương Giang đã quyết định bảo hộ tên công ty Genatech và nhãn hiệu thương mại GenaCillus cho sản phẩm của mình trước khi thành lập DN.
Phát động Cuộc thi Khởi nghiệp Xanh phát triển bền vững lần thứ 10

Phát động Cuộc thi Khởi nghiệp Xanh phát triển bền vững lần thứ 10

Chương trình Khởi nghiệp Xanh được thiết kế nhằm khuyến khích sự đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp trẻ trong các lĩnh vực kinh tế xanh, phát triển bền vững.
Thừa Thiên Huế: 5 lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nào được ưu tiên đầu tư?

Thừa Thiên Huế: 5 lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nào được ưu tiên đầu tư?

Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế phát động Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế năm 2024.
Quỹ đầu tư công nghệ VinaCapital Ventures “rót vốn” vào Quickom

Quỹ đầu tư công nghệ VinaCapital Ventures “rót vốn” vào Quickom

Quỹ đầu tư công nghệ VinaCapital Ventures vừa trở thành nhà đầu tư chính vòng gọi vốn 1,5 triệu USD của Quickom (nhà cung cấp dịch vụ hội thảo trực tuyến).
Khởi nghiệp cùng Kawai 2024: Cơ hội gọi vốn đầu tư khủng cho các startup trẻ

Khởi nghiệp cùng Kawai 2024: Cơ hội gọi vốn đầu tư khủng cho các startup trẻ

Quay trở lại với mùa này, cuộc thi Khởi nghiệp cùng Kawai có nhiều điểm mới, mang lại những cơ hội thú vị cho các bạn sinh viên đăng ký tham gia.

Tin cùng chuyên mục

4 startup Việt nhận tài trợ tiền hạt giống trong gói đầu tư 5,1 triệu đô của Antler

4 startup Việt nhận tài trợ tiền hạt giống trong gói đầu tư 5,1 triệu đô của Antler

4 startup Việt là Barely Skin, flaex, Naki, Upbrand được nhận đầu tư tiền hạt giống trong gói đầu tư trị giá 5,1 triệu đô của Antler cho khu vực Đông Nam Á.
Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở các tỉnh thành chưa đồng đều

Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở các tỉnh thành chưa đồng đều

Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở các tỉnh thành đang phát triển chưa đồng đều, kết quả hoạt động giữa các địa phương vẫn còn có khoảng cách.
Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ vươn lên thành "cá lớn"

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ vươn lên thành "cá lớn"

ThS. Bùi Quang Cường cho rằng, chuyển đổi số có thể thay đổi hoàn toàn cục diện doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ lột xác, vươn lên thành “cá lớn"
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội được hưởng lợi từ các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội được hưởng lợi từ các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số

Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội đã được hưởng lợi từ các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số.
Chuyển đổi số mang lại khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu cho doanh nghiệp

Chuyển đổi số mang lại khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu cho doanh nghiệp

Một trong những cơ hội quan trọng nhất trong chuyển đổi số là khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu.
Giải bài toán nguồn tài chính cho doanh nghiệp chuyển đổi số

Giải bài toán nguồn tài chính cho doanh nghiệp chuyển đổi số

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến cuối năm 2022, ngành Ngân hàng đã đầu tư hơn 15.000 tỷ đồng cho hoạt động chuyển đổi số.
Đồng hồ để bàn thông minh hỗ trợ học tập - một sáng kiến tuổi học trò

Đồng hồ để bàn thông minh hỗ trợ học tập - một sáng kiến tuổi học trò

Chiếc đồng hồ để bàn thông minh, có thể tự kết nối vào mạng Internet thông qua mạng WiFi để hiệu chuẩn về thời gian, nhận các thông tin về dự báo thời tiết...
Điểm tên những chính sách hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp Hà Nội

Điểm tên những chính sách hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp Hà Nội

Thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản quan trọng tạo đà chuyển đổi số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn.
Chuyên gia “hiến kế” để doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số hiệu quả

Chuyên gia “hiến kế” để doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số hiệu quả

Với tỉ lệ hơn 90% trong cơ cấu kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa cần có những giải pháp đặc thù để có thể thực hiện chuyển đổi số hiệu quả
Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp Hà Nội hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số

Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp Hà Nội hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số

Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp Hà Nội đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp trên địa bàn triển khai chuyển đổi số.
Doanh nghiệp chỉ rõ “điểm nghẽn” trong chuyển đổi số

Doanh nghiệp chỉ rõ “điểm nghẽn” trong chuyển đổi số

Chuyển đổi số dù là hoạt động quan trọng, song không phải doanh nghiệp nhỏ và vừa nào cũng có thể thực hiện dễ dàng.
Chuyển đổi số mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chuyển đổi số mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Những lợi ích dễ nhận biết của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp là cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn…
Sinh viên Thủ đô tiên phong chuyển đổi số

Sinh viên Thủ đô tiên phong chuyển đổi số

Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam TP. Hà Nội lần thứ VIII vừa tổ chức Diễn đàn “Sinh viên Thủ đô tiên phong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo”.
Thừa Thiên Huế: 12 dự án, ý tưởng đạt giải Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Thừa Thiên Huế: 12 dự án, ý tưởng đạt giải Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Ngày 8/11, Ban tổ chức cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023 tổ chức tổng kết và trao giải thưởng cho 12 dự án, ý tưởng đoạt giải.
Thúc đẩy doanh nghiệp vừa & nhỏ khởi nghiệp năng động, sáng tạo

Thúc đẩy doanh nghiệp vừa & nhỏ khởi nghiệp năng động, sáng tạo

Công nghệ, đổi mới và phát triển bền vững là 3 động lực chính để thúc đẩy và phát triển nền kinh tế và giải quyết những thách thức trong thời đại mới.
Cuộc thi Dự án khởi nghiệp xanh lần 9: 37 dự án tranh tài ở vòng chung kết

Cuộc thi Dự án khởi nghiệp xanh lần 9: 37 dự án tranh tài ở vòng chung kết

37 dự án đến từ 25 tỉnh, thành khắp các vùng miền cả nước, tham gia tranh tài vòng chung kết Cuộc thi Dự án khởi nghiệp xanh lần 9 để chọn ra ngôi vị quán quân.
Shark Tank mùa 6 đồng hành cùng đối tác chiến lược Carlsberg

Shark Tank mùa 6 đồng hành cùng đối tác chiến lược Carlsberg

Chương trình truyền hình thúc đẩy làn sóng khởi nghiệp tại Việt Nam Shark Tank và thương hiệu bia hàng đầu thế giới Carlsberg cùng nhau hợp tác trong mùa 6 này.
Được đầu tư 250 ngàn USD, nền tảng cảnh báo cháy PiSafe kỳ vọng trở thành ứng dụng quốc dân

Được đầu tư 250 ngàn USD, nền tảng cảnh báo cháy PiSafe kỳ vọng trở thành ứng dụng quốc dân

Được Shark Bình đầu tư 250 ngàn USD, công nghệ cảnh báo cháy PiSafe đặt kỳ vọng có thể trở thành một “ứng dụng quốc dân” về an ninh - an toàn.
Cần hình thành và liên thông, phối hợp các Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Cần hình thành và liên thông, phối hợp các Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Cần hoàn thiện thể chế, chính sách, hướng thống nhất tổng thể về hệ thống trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp hiệu quả
Đã tìm ra quán quân Cuộc thi Sinh viên Công Thương với ý tưởng khởi nghiệp

Đã tìm ra quán quân Cuộc thi Sinh viên Công Thương với ý tưởng khởi nghiệp

Dự án Prebiotic - Sản phẩm nui ăn liền, lĩnh vực thực phẩm đoạt ngôi vị quán quân Cuộc thi “Sinh viên Công Thương với ý tưởng khởi nghiệp” lần thứ 4 năm 2023.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động