COP26 là bước ngoặt để Việt Nam tái cơ cấu nền kinh tế

Theo các chuyên gia, để Việt Nam hiện thực hoá được cam kết tại Hội nghị COP26, việc cần làm lúc này là quyết liệt các giải pháp nhằm tái cơ cấu lại nền kinh tế, phân định rõ trách nhiệm, cũng như định lượng cụ thể lượng giảm phát thải đối với từng bộ, ngành, địa phương… và bám sát chủ trương “không đánh đổi môi trường lấy kinh tế".

Cần định lượng cụ thể lượng phát thải

Chia sẻ về vấn đề này tại tọa đàm "Việt Nam và những cam kết tại COP26 – Góc nhìn Kinh tế Môi trường" tổ chức ngày 29/11, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện Chính sách Kinh tế Môi trường (EEPI) cho biết: Những cam kết của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại COP26 sẽ là bước ngoặt quan trọng để Việt Nam thực hiện tái cơ cấu lại nền kinh tế trong nước theo hướng phát thải carbon thấp, hướng đến nền kinh tế xanh và chuyển từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn. Những cam kết này cũng góp phần thực hiện những chủ trương lớn của Đảng, đó là phát triển nhanh, bền vững.

Từ cam kết của Thủ tướng cũng sẽ là cơ hội để Việt Nam có những đầu tư vào công nghệ sạch, thân thiện môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế. Khuyến khích đầu tư công nghệ tốt nhất, phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn như đã quy định trong Luật Bảo vệ Môi trường 2020. Như vậy cũng đồng nghĩa với việc chất lượng môi trường sẽ được nâng lên "năm sau tốt hơn năm trước".

Tuy nhiên, theo GS.TS Hoàng Xuân Cơ, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường (Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội), việc thực hiện Net Zero đạt được thắng lợi hay không thì chúng ta chưa thể đánh giá được. Vì thực hiện cam kết phát thải bằng 0 không phải là điều đơn giản.

COP26 là bước ngoặt để Việt Nam tái cơ cấu nền kinh tế
Các chuyên gia tham dự toạ đàm

"Điều chúng ta cần chú ý ở đây là cam kết Net Zero, có nghĩa là không thêm vào tổng lượng khí nhà kính thải ra khí quyển. Tuy nhiên việc tính ra lượng khí thải như thế nào, có tính được lượng khí thải ra môi trường hay không là vấn đề cốt yếu mà chúng ta cần tính toán và chỉ ra cụ thể đối với từng ngành, lĩnh vực... Do đó, việc cơ cấu lại tỷ trọng phát thải của từng ngành, lĩnh vực có vai trò hết sức quan trọng. Từ đó mới có thể quy trách nhiệm cụ thể, rõ ràng" - ông Cơ bày tỏ.

Góp ý về mặt giải pháp, ông Cơ cho rằng, có 2 giải pháp quan trọng Việt Nam có tiềm năng thực hiện để đạt được cam kết này, một là cần phục hồi và nhân rộng thêm diện tích rừng và giảm nhiệt điện than, phát triển năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió).

"Việt Nam là một nước có tiềm năng về năng lượng tái tạo. Đây là nguồn năng lượng sạch vô tận. Và một điều đáng ghi nhận là Quy hoạch điện VIII đã được điều chỉnh theo hướng giảm điện than, tăng năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió. Điều này hoàn toàn phù hợp với cam kết của Chính phủ tại COP26 vừa qua" - ông Cơ nói.

Cũng theo các chuyên gia, ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển, là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của mọi cấp, mọi ngành, mọi doanh nghiệp và mọi người dân. Tuy nhiên, để giảm phát thải, bảo vệ môi trường đang đặt ra nhiều thách thức đối với Việt Nam. Đặc biệt khi nước ta là quốc gia đang phát triển, bài toán phát triển kinh tế hài hoà với bảo vệ môi trường cần phải tính toán khoa học, kỹ lưỡng.

Theo chuyên gia Nguyễn Minh Phong, để phát huy nguồn lực, tối ưu hoá các phương thức thực hiện việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thực hiện cam kết Net Zero, Việt Nam cần phát huy 3 nhóm: Nhà nước - cộng đồng doanh nghiệp - dân cư. Trong đó, nhà nước đảm bảo hệ thống luật pháp, hỗ trợ chính sách thị trường, dịch vụ, đặc biệt đưa vào hoạt động kiểm toán môi trường để nhà nước kiểm soát.

"Bên cạnh đó, cần phát động hiệp hội, doanh nghiệp và người dân thực hiện các chính sách thuế - phí môi trường. Vận dụng công nghệ, khai thác nguồn lực tự nhiên, quản lý giá bảo vệ môi trường, quan trắc, thu hồi nguồn phát thải từ phương tiện vận thải, phong trào trồng cây xanh cần phát huy. Trong đó, vai trò thuộc về nhà nước là chủ đạo, buộc doanh nghiệp và người dân thực hiện" - ông Phong cho ý kiến.

Thúc đẩy công nghệ sạch, tiên tiến

Các chuyên gia cho rằng, việc Việt Nam hướng đến nền kinh tế không carbon, nền kinh tế xanh, phát triển nền kinh tế bền vững là mục tiêu hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với quốc tế và để chúng ta không bị để lại phía sau. Qua đó, nếu có các giải pháp thiết thực, hiệu quả trong vấn đề bảo vệ môi trường, cũng sẽ là động lực để Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư với các doanh nghiệp nước ngoài.

Theo đó, PGS.TS Bùi Thị An, nguyên Đại biểu Quốc hội khoá XIII, Viện trưởng Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng cho rằng, Việt Nam đang thực hiện song hành kinh tế - môi trường và an sinh xã hội. Với tinh thần lấy người dân là chính, không đánh đổi môi trường lấy kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân…

"Điều quan trọng để tái cấu trúc nền kinh tế trong điều kiện hiện nay là thay thế, giảm các ngành hàng ô nhiễm sang các ngành hàng sử dụng công nghệ cao, tạo ra các sản phẩm xanh, sạch, thân thiện với môi trường" - bà An nhấn mạnh.

Bà An cho rằng, chúng ta cần tập trung vào các công nghệ sạch, tiên tiến có khả năng ngăn chặn biến đổi khí hậu chứ không nhất thiết là công nghệ giá rẻ. Đặc biệt, nhà nước nên có cơ chế chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thay đổi dần công nghệ, tiến tới công nghệ sạch. Thậm chí, nhà nước cần trợ giá cho các doanh nghiệp đầu tư công nghệ sạch, khoa học tiên tiến… để đáp ứng được tiêu chí về bảo vệ môi trường.

Góp ý thêm, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh cho rằng, hiện nay Việt Nam đang thực hiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện chính sách đầu tư công. Theo đó, chúng ta có thể cho doanh nghiệp, người dân được đầu tư vào việc bảo vệ môi trường. Điều này cần có chính sách cụ thể, theo vận hành của kinh tế thị trường. Những quy luật thị trường sẽ loại thải dần những doanh nghiệp không đạt tiêu chí xanh.

Ông Chinh nhấn mạnh: “Chúng ta cần có những người tham gia “sân chơi” này, tất nhiên là có cơ chế giám sát chặt chẽ, linh hoạt để theo kịp thời cuộc. Nguồn lực của chúng ta đang hạn chế, không thể lúc nào cũng nhìn vào nguồn lực của nhà nước, mà phải phát huy tối đa vai trò của người dân, doanh nghiệp cùng chung tay, hỗ trợ”.

Và đặc biệt, theo ông Chinh, việc nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường rất quan trọng và làm sao để người dân thấy rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình ở trong đó. Khi người dân thực hiện, giám sát, các hoạt động bảo vệ môi trường sẽ có cải thiện rõ rệt.

Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Từ 16–18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) tại Hà Nội.
Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn đánh giá Bộ Công Thương đã có cuộc làm việc quan trọng, giúp nâng năng lực cạnh tranh ngành da giày Việt Nam
Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định kiên quyết thu hồi các dự án không đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu nhằm hoàn thành kế hoạch cũng như thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Sáng 25/4, tại Bình Dương, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Da giầy Túi xách Việt Nam
Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam là quốc gia duy nhất có thể tham gia đầy đủ các công đoạn của chuỗi bán dẫn và chỉ có 18 tháng để chớp ''thời cơ vàng'' với công nghiệp bán dẫn.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Ông Nguyễn Thế Hiệp- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực.
Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Với chủ trương hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp cùng cơ chế hỗ trợ về chính sách đã giúp tỉnh Bắc Giang tạo được nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư
Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Nhằm tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày, ngày 25/4/2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn sẽ làm việc với Lefaso.
Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản.
Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang có buổi tiếp xúc cử tri tại tỉnh Thái Nguyên lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Trong kháng chiến chống Mỹ, ngành Quân giới đã khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo các đơn vị vào cuộc quyết liệt tháo gỡ khó khăn và vướng mắc trong đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Ngày mai 23/4, Bộ Công Thương dự kiến truyền tải một số nội dung cơ bản trong Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương triển khai các hoạt động nhằm sớm phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp và thông tư hướng dẫn thực hiện.
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
Sản xuất công nghiệp bứt phá, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp bứt phá, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Quý I/2024 sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh, với mục tiêu IIP tăng khoảng 7-8% năm 2024, Bộ Công Thương và các địa phương đã và đang quyết liệt vào cuộc.
Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng dương, dự báo quý II/2024, tình hình sản xuất công nghiệp sẽ khả quan hơn quý trước.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 thu hút hàng chục quốc gia tham dự

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 thu hút hàng chục quốc gia tham dự

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 sẽ trưng bày, giới thiệu các vũ khí, trang thiết bị hiện đại được chế tạo trong nước.
Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp nặng xúc tiến đầu tư vào Việt Nam

Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp nặng xúc tiến đầu tư vào Việt Nam

Với 126 năm kinh nghiệm, Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp đến từ Nhật Bản là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực máy móc xây dựng.
Ngành công nghiệp "xanh hóa" để tăng tính cạnh tranh

Ngành công nghiệp "xanh hóa" để tăng tính cạnh tranh

Tại Việt Nam, sản xuất xanh đang là một mắt xích quan trọng giúp Việt Nam chuyển dịch xanh và bền vững, hướng tới mục tiêu Net Zero.
4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

Các chuyên gia khuyến cáo 4 giải pháp giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng phân bón trong thời gian tới.
Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Doanh nghiệp dệt may trong nước “thấm thỏm” lo về tình hình đơn hàng cuối năm, đồng thời xoay sở với thiếu lao động, chi phí tăng.
Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung khắc phục tình trạng sử dụng hoá chất sai mục đích

Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung khắc phục tình trạng sử dụng hoá chất sai mục đích

Một số nội dung tại Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi) đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến sẽ khắc phục được tình trạng nhập khẩu và sử dụng hoá chất sai mục đích.
Những điểm mới trong Nghị định 33/2024/NĐ-CP mà các doanh nghiệp ngành hóa chất cần biết

Những điểm mới trong Nghị định 33/2024/NĐ-CP mà các doanh nghiệp ngành hóa chất cần biết

Tại Nghị định 33/2024/NĐ-CP ngày 27/3/2024 vừa được Chính phủ ban hành có nhiều điểm mới mà các doanh nghiệp ngành hoá chất cần lưu ý.
Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ

Ngày 17/4, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã có buổi làm việc với Sở Công Thương TP. Hải Phòng về tình hình phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động