Ngày 1/9, Hà Nội nắng nóng nhẹ với nhiệt độ cao nhất 32 độ C. Thời tiết nóng khiến người dân lựa chọn các trung tâm thương mại, khu giải trí trong nhà thay vì các điểm vui chơi ngoài trời |
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương tại công viên Thống Nhất lượng khách đến đây tham quan, vui chơi không nhiều. Khu vực gian hàng lối cổng công viên kết nối với không gian đi bộ Trần Nhân Tông thưa thớt khách |
Khu vực không gian đi bộ Trần Nhân Tông |
Khu vui chơi nhà hơi thường ngày thu hút trẻ em, nhưng hôm nay chỉ lác đác vài người chơi |
Công viên Thống Nhất là một trong những công viên lớn nhất tại khu vực nội thành Hà Nội, diện tích hơn 48ha, trong đó mặt hồ nước lên tới hơn 21ha. Nằm tại vị trí rất đẹp 4 “mặt tiền” giữa trung tâm quận Hai Bà Trưng, công viên được coi là “lá phổi xanh” quan trọng điều hòa không khí, tạo cảnh quan cho khu vực nội đô |
Khu vực các gian hàng vắng khách, chủ yếu người dân tập thể dục đi ngang qua dừng lại xem |
Khu vui chơi trẻ em nền cát gần cổng chính vắng trẻ em vui chơi hơn những ngày cuối tuần |
Ngày 30/5/1961, công viên chính thức khánh thành. Thời điểm này Việt Nam vẫn còn bị chia cắt, công viên được đặt tên "Thống Nhất" nhằm thể hiện khát vọng sớm giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà |
Đại diện Công ty TNHH MTV Công viên Thống Nhất cho biết, kỳ nghỉ lễ năm nay đơn vị không tổ chức chương trình kích cầu mà chỉ trang trí hoa tại khu vực cổng chính phố Trần Nhân Tông và khu vực tượng đài |
Khu vực trò chơi tàu hỏa chở du khách tham quan vòng quanh công viên là điểm đến ưa thích của du khách nhưng nay cũng hoạt động ở mức trung bình |
Trò chơi mạo hiểm “rồng cao tốc” lác đác người chơi dù là dịp nghỉ lễ |
Theo một người quản lý trò chơi, dịp nghỉ lễ năm nay thời tiết dễ chịu nhưng không nhiều người đến vui chơi tại công viên. "Dù đã 2 ngày nghỉ lễ trôi qua nhưng lượng khách sụt giảm nhiều so với mọi năm", người này chia sẻ. |
Là không gian xanh điều hòa không khí cho thành phố, Công viên Thống Nhất còn mang dấu ấn một giai đoạn lịch sử của thế hệ sống trong thời kỳ vô cùng khó khăn của đất nước. Ngày 30/5/1961, công viên chính thức khánh thành. Thời điểm này Việt Nam vẫn còn bị chia cắt, công viên được đặt tên "Thống Nhất" nhằm thể hiện khát vọng sớm giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Năm 1958, Hà Nội quyết định xây dựng khu vực trước đây vốn là vùng đầm hồ và bãi rác, tứ phía là các làng cổ làm chốn vui chơi, giải trí cho người dân Thủ đô. Quy mô xây dựng công viên lớn nhất Hà Nội thời đó với diện tích hơn 50ha. Công viên nằm giữa 4 phố: Trần Nhân Tông, Lê Duẩn, Đại Cồ Việt và Nguyễn Đình Chiểu, có rất nhiều lối vào, trong đó cổng chính nằm bên mặt đường Trần Nhân Tông. Công viên Thống Nhất không chỉ là "lá phổi xanh", điểm đến thú vị dạo chơi hóng mát lý tưởng cho người dân Thủ đô và du khách mà nó còn ẩn chứa ý nghĩa tượng trưng rất lớn lao về một giai đoạn lịch sử dân tộc. Năm 1980, công viên được đổi tên thành Công viên Lê Nin. Đến năm 2003, khi Vườn hoa Chi Lăng ở ngã tư Điện Biên Phủ - Hoàng Diệu được đặt theo tên vị lãnh tụ nước Nga (Liên Xô cũ) thì tên ban đầu Công viên Thống Nhất được đặt lại và giữ nguyên đến nay. |