Điện lực Kiên Giang đảm bảo cung cấp điện an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT Công ty Điện lực Kiên Giang triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực tri ân khách hàng năm 2022 |
Hoàn thành nhiệm vụ năm 2022
Hiện, Công ty Điện lực Kiên Giang (PC Kiên Giang) cung cấp điện phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn tỉnh gồm 13 huyện, thành phố, trong đó có các xã đảo Tiên Hải, Hòn Nghệ, Hòn Sơn, Hòn Tre... với hơn 570.000 khách hàng.
Cụ thể, khối lượng quản lý là: đường dây 110kV: 19 tuyến; chiều dài đường dây: 425.227 km; Các TBA110/22kV: 13 trạm, 19 MBA, công suất: 769 MVA; đường dây hạ thế: trên 7985 km; đường dây trung thế: trên 5313 km; các TBA phân phối: 6846 trạm, công suất: 549.610 kVA (chưa bao gồm trạm KH với 4077 trạm, công suất: 1.248.810 kVA).
Trong 10 tháng năm 2022, đơn vị đã đảm bảo nhiệm vụ cung cấp điện phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, với công suất phủ tại đỉnh là 14.705 MW. Sản lượng điện thương phẩm đạt 2.408,33 triệu kWh tăng 15,07% so với năm 2021 (2.092,96 triệu kWh). Giá bán bình quân đạt 1.963,79 đ/kWh cao hơn 78,69 đ/kWh so với cùng kỳ (1.885,11 đ/kWh).
Công suất phụ tải lớn nhất là 486 MW (tính cả khách hàng 110kV và Campuchia). Hệ số mang tải trung bình của các trạm 110kV là 63%. Các trạm biến áp 110kV đang mang tải cao gồm: Minh Phong, An Biên, Rạch Giá, Phú Quốc.
Cụ thể, tỷ trọng thành phần phụ tải gồm: Nông lâm-thủy sản chiếm tỷ trọng 4,25%, tăng 11,32% so với cùng kỳ; Công nghiệp-xây dựng chiếm tỷ trọng 36,09%, tăng 11,31% so với cùng kỳ; Kinh doanh-dịch vụ chiếm tỷ trọng 14,11%, tăng 59,57% so với cùng kỳ; Quản lý - tiêu dùng - dân cư chiếm tỷ trọng 41,53%, tăng 08,38% so với cùng kỳ; Thành phần khác chiếm tỷ trọng 4,02%, tăng 14,84% so với cùng kỳ.
Thanh toán không dùng tiền mặt và tỷ lệ khách hàng sử dụng dịch vụ điện trên môi trường mạng (Zalo, App CSKH, Email) đều đạt và vượt kế hoạch EVN giao.
Năng suất lao động trong năm 2022c cũng tăng hơn so với cùng kỳ.
Lễ đóng điện Công trình cấp điện Kiên Bình-Phú Quốc, Kiên Giang |
Thách thức trong thời gian tới
Theo thông tin từ Tổng công ty Điện lực Miền Nam (EVNSPC), trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao, mặc dù đã nỗ lực hết sức bằng nhiều giải phái tiết kiệm, tối đa hóa mọi khoản mục chi phí, phải lùi giãn tiến độ triển khai nhiều công trình, dự án cung cấp, sửa chữa lưới điện; điều tiết tối ưu huy động nguồn điện mua giá cao từ thị trường điện, thực hiện gia tăng sản lượng điện mua BST (mua nội bộ) tại khung giờ thấp điểm (giảm đơn giá mua điện bình quân), Tổng công ty vẫn không tránh khỏi và gặp trở ngại rất lớn khi giá mua điện đầu vào từ thị trường điện tăng cao rất nhiêu so với mức giá bán ra điện bình quân.
Ngoài ra, việc vận hành hệ thống máy phát điện bằng nhiêu liệu dầu diesel giá tăng đột biến, EVNSPC phải bù lỗ tổng hơn 460 tỷ đồng để cấp điện cho 2 huyện đảo Phú Quý - tỉnh Bình Thuận và Côn Đảo - tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu cũng là vấn đề. Cùng với việc cân đối, huy động, bố trí nguồn vốn cho đầu tư xây dựng, đặc biệt là các công trình trọng điểm cũng gặp nhiều khó khăn. Nhiều băn khoăn khi đặt bài toán tiết giảm tiền lương đối với người lao động trong điều kiện doanh nghiệp phải hoạt động lỗ, không có lợi nhuận vẫn chưa có lời giải.
Theo đó, hoạt động đầu tư xây dựng tại EVNSPC cũng gặp nhiều khó khăn vướng mắc trước biến động giá vật tư thiết bị, giá dầu tăng cao kéo tăng chi phí vận chuyển, cộng với chính sách Zero Covid từ Trung Quốc tạo khan hiếm, chậm trễ chuỗi cung cấp vật tư, thiết bị. Công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều trở ngại. Hoạt động đấu thầu có nhiều dự án, công trình không có nhà thầu tham gia, đã gây ảnh hưởng tăng thêm đối với hoạt động chung của EVNSPC.
Nhận định từ các chuyên gia kinh tế cho biết, với ảnh hưởng nhiều yếu tố khách quan về biến động tăng cao giá cả vật tư thiết bị, giá dầu, nhiêu liệu, than, cộng với tỷ giá hối đoái biến động tăng cao đã ảnh hưởng đến giá điện thị trường tăng cao rất nhiều. Chỉ tính riêng tại EVNSPC, giá mua điện thị trường dự kiến tăng khoảng 39% so với mức giá bán điện bình quân của EVNSPC hiện nay. Do đó, nếu như vẫn giữ giá bán điện theo Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg, ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ như hiện nay thì ngành Điện không thể có giải nào để bù đặp khoản chi phí lỗ khách quan này.
Thông tin chung từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), bối cảnh hiện rất khó khăn, khi giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện tăng đột biến làm cho chi phí sản xuất điện và mua điện của EVN tăng rất cao. Nếu căn cứ kế hoạch vận hành hệ thống điện đã được Bộ Công Thương phê duyệt từ đầu năm thì kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022 của EVN có thể lỗ lên tới 64.805 tỷ đồng.
Trước bối cảnh đó, EVN đã quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để tiết kiệm chi phí. Điển hình là quyết liệt tiết kiệm và cắt giảm chi phí: tiết kiệm 10% các chi phí thường xuyên; cắt giảm từ 20-30% chi phí sửa chữa tài sản cố định; tạm chi lương cho CBCNV bằng 80% mức lương bình quân năm 2020, tăng cường quản trị các khoản giảm giá thành điện; thực hiện các giải pháp về tối ưu hóa dòng tiền, thực hiện thu cổ tức của các Công ty CP có vốn góp của EVN trong năm 2022; vận hành tối ưu hệ thống điện để phát tối đa nguồn thủy điện (có chi phí thấp); điều phối các hợp đồng mua than, ưu tiên các nguồn than có giá rẻ hơn để giảm chi phí phát điện; nỗ lực đàm phán với các chủ đầu tư các nhà máy điện BOT về sản lượng phát điện để tối ưu hóa chi phí chung.
PC Kiên Giang nhận định, trong bối cảnh tình hình tài chính chung như vậy sẽ dẫn tới nguy cơ có rất nhiều khó khăn trong năm 2023 và các năm tiếp theo trong một số vấn đề. Trước hết là khó khăn trong việc không cân đối được dòng tiền để thanh toán chi phí mua điện cho các đơn vị phát điện, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của các nhà máy điện và do đó ảnh hưởng đến việc đảm bảo cung cấp điện. Vấn đề thứ hai là trong vài năm gân đây, chi phí sửa chữa lớn đã phải cắt giảm chi phí theo định mức từ 10-30% và việc sửa chữa tài sản tiếp tục bị cắt giảm sẽ ảnh hưởng lớn đến an toàn vận hành hệ thống điện các năm tới. Thứ ba là khó khăn trong việc huy động vốn, cân đối nguồn vốn để đầu tư các dự án điện, sửa chữa bảo dưỡng các công trình điện để đảm bảo cung ứng điện.
Theo các dự báo mới nhất của các tổ chức quốc tế, khả năng giá nhiên liệu thế giới năm 2023 chưa có xu hướng giảm xuống ở mức bình quân năm 2021. Do đó, dự kiến năm 2023 EVN vẫn tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn về sản xuất kinh doanh và cân bằng tài chính. Dự kiến giá nhiên liệu (than, dầu, khí) trên thế giới trong năm 2023 vẫn đang ở mức cao theo các nguồn dự báo, tỷ giá ngoại tệ USD liên tục tăng trong thời gian qua. Đồng thời, tỷ trọng các nguồn điện có giá thành rẻ như thủy điện có xu hướng giảm và tăng tỷ trọng các nguồn điện có giá bán cao.