Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 17/9: Vì sao một số cửa hàng xăng dầu ngưng bán? Giá xăng dầu hôm nay 18/9: Ảnh hưởng bởi đồng USD dầu thô giảm gần 2%/tuần |
Cụ thể, tờ CafeF có bài: “Giá xăng dầu có thể giảm từ 500 – 2.000 đồng/ lít”. Bài báo cho biết, dù còn 3 ngày nữa mới đến kỳ điều hành nhưng doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cho rằng, giá xăng và dầu trong nước sẽ giảm mạnh do giá dầu thế giới liên tục lao dốc.
Theo phân tích của bài báo, lúc 6h30 ngày 18/9 (giờ Việt Nam), cập nhật trên Oilprice cho thấy, giá dầu thô WTI của Mỹ giao dịch ở mức 85,1 USD/thùng, tăng 0,01%; dầu thô Brent giao dịch ở mức 91,35 USD/thùng, tăng 0,5%.
“Dù nhích tăng trong ngày giao dịch cuối tuần do ảnh hưởng từ sự cố tràn dầu tại Iraq, nhưng tính chung cả tuần, giá dầu mất gần 2%. Nếu tính từ đầu quý III đến nay, dầu Brent và WTI giảm khoảng 20%” – tác giả bài báo cho biết.
Gía dăng dầu dự báo giảm trong kỳ điều hành tới |
Tờ Tuổi trẻ cũng có bài: “Giá dầu có thể giảm mạnh ngày 21/9”. Tác giả bài báo thông tin, chốt phiên giao dịch 17/9, giá dầu tiếp tục hạ nhiệt khi dầu thô ngọt nhẹ Mỹ WTI giao dịch ở mức 85 USD/thùng, trong khi dầu Brent giao dịch ở mức 91 USD/thùng. Đây là mức giá khá thấp khi trong tuần qua có những thời điểm dầu WTI ngoi lên mức gần 90 USD/thùng và dầu Brent cũng lên mức 95 USD/thùng.
Hiện tại giá các sản phẩm sau lọc dầu cũng bất ngờ lao dốc khi cả xăng lẫn dầu DO đều giảm giá. Tại thị trường Singapore, giá xăng RON95-III giao dịch ngày 16-9 ở mức 91,85 USD/thùng, giảm đến 9 USD so với ngày trước đó, trong khi xăng RON92 cũng giảm 9 USD xuống còn 87,33 USD/thùng.
Tính tới nay, giá xăng bình quân tại thị trường Singapore đang cao hơn giá bán lẻ trong nước ở mức thấp, khoảng 300 đồng/lít, còn dầu DO lại cao hơn khoảng 1.600 đồng/lít. Do đó, nếu vẫn giữ nguyên đà giảm giá này, xăng dầu trong nước sẽ có cơ hội giảm giá, đặc biệt dầu DO sẽ giảm sâu vào ngày 21-9.
Cũng liên quan đến vấn đề năng lượng, tờ Thời báo Tài chính Việt Nam có bài: “Tiêu hao năng lượng ngành công nghiệp Việt Nam cao gấp 1,6 lần khu vực”.
Bài báo cho biết, Năng lượng tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm của Việt Nam hiện đang cao hơn khoảng 1,3 đến 1,6 lần so với các nước trong khu vực và cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết, trong cam kết nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính và mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị COP26, để đạt được mục tiêu này, Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam có bài: “Tiết kiệm năng lượng là “con đường” phải đi”.
Bài báo dẫn số liệu của Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) cho biết, trong giai đoạn 2001-2010 tổng nhu cầu năng lượng đã tăng trung bình 10% và tăng 7% trong giai đoạn 2011-2019. Việt Nam đã nhập khẩu than cho phát điện và sẽ nhập khẩu LPG từ năm 2023.
Theo ông Đào Xuân Lai - Trưởng Ban Biến đổi Khí hậu và Môi trường Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) Việt Nam, Việt Nam là một trong những nước có cường độ tiêu thụ năng lượng cao nhất khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 2 sau Brunei, cao hơn 25% trung bình khu vực. Để bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, việc sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm, hiệu quả là giải pháp rẻ nhất để tăng cường nguồn cung cho hệ thống năng lượng.