Xuất khẩu sang Canada: Chú trọng sản phẩm chế biến sâu Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 13/10: 32 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong 9 tháng |
Tờ Tuổi trẻ có bài “Những điều cần lưu ý khi xuất khẩu thực phẩm chế biến vào Canada”. Theo bài báo, Thương vụ Việt Nam tại Canada vừa đưa ra khuyến cáo việc doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chế biến của Việt Nam cần lưu ý đến các quy định mới về rác thải nhựa của Canada; đồng thời, cần có bước chuyển đổi và đối sách phù hợp, tránh bất ngờ, bị động, gây tổn hại cho thương mại hay mất cơ hội kinh doanh hoặc mất thị phần.
Thương vụ Việt Nam tại Canada vừa đưa ra khuyến cáo việc doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chế biến của Việt Nam cần lưu ý đến các quy định mới về rác thải nhựa của Canada |
Cụ thể, theo lộ trình, từ tháng 6/2023, Canada sẽ cấm nhập khẩu các sản phẩm đồ uống có ống hút và tay xách nhựa và sẽ cấm bán hoàn toàn các sản phẩm này từ 6/2024. Mốc thời gian cấm sản xuất và nhập khẩu đối với các sản phẩm nhựa khác như: Túi đựng rác, nhựa trong y tế, nhựa trong mỹ phẩm và đồ vệ sinh cá nhân… sẽ được Canada công bố dần.
Do đó, các doanh nghiệp bán lẻ khi nhập hàng vào Canada chắc chắn sẽ đặt ra các yêu cầu này với các nhà sản xuất của Việt Nam. Vì vậy, Thương vụ Việt Nam tại Canada khuyến khích các doanh nghiệp cùng hợp tác để phát triển theo hướng bền vững và tuần hoàn. Ngoài ra, Thương vụ sẽ tiếp tục theo dõi và cập nhật các thông tin mới liên quan đến các quy định này.
“Quả bưởi Việt Nam chính thức được xuất khẩu sang Mỹ” là tiêu đề bài báo trên tờ Thanh Niên. Theo phản ánh của bài báo, ngày 17/10, tại Hà Nội, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức lễ công bố yêu cầu kiểm dịch thực vật quả bưởi xuất khẩu sang Mỹ, sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đăng trên công báo liên bang quyết định cho phép nhập khẩu quả bưởi tươi của Việt Nam vào thị trường này từ ngày 4/10.
Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, cho biết: Để đưa được quả bưởi vào thị trường Mỹ, các cơ quan chức năng Việt Nam đã phải mất 5 năm đàm phán, làm việc với phía Mỹ với những điều kiện hết sức ngặt nghèo.
Cũng theo ông Trung, quả bưởi tươi của Việt Nam là loại trái cây thứ 7 của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Mỹ, sau các loại quả: Xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm và vú sữa. Bên cạnh đó, một số loại trái cây khác như dừa, sầu riêng vẫn được xuất khẩu sang Mỹ nhưng dưới dạng sản phẩm đông lạnh.
Tờ VnEconomy có bài: “Đề xuất điều chỉnh thế xuất khẩu 5% với các loại phân bón, riêng NPK áp thuế 0%”. Theo bài báo, Bộ Tài chính đề xuất phương án điều chỉnh mức thuế xuất khẩu đối với mặt hàng phân bón. Cụ thể, đối với các mặt hàng phân bón (urê, phân lân, super lân, DAP, MAP...) quy định mức thuế xuất khẩu 5%. Riêng đối với phân NPK trong nước đã đáp ứng được nhu cầu và hiện dư thừa nhiều phải xuất khẩu nên Bộ Tài chính đề xuất quy định mức thuế xuất khẩu 0% để không ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.
Trước đó, Bộ Công Thương đề nghị cân nhắc việc áp dụng thuế xuất khẩu cho tất cả chủng loại phân bón do thị trường giá cả, nhu cầu, nguồn cung biến động từng ngày, từng tuần, theo tháng, theo mùa vụ và việc tăng mức thuế xuất khẩu cần tính đến các yếu tố thực tiễn như nguyên liệu đầu vào, nguồn cung...
Liên quan đến lĩnh vực năng lượng, tờ Tiền phong có bài: “Doanh nghiệp xăng dầu vẫn “kêu” về cơ quan quản lý”.
Theo thông tin bài báo, phản ánh của hàng loạt doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu ở khu vực phía Nam và nhiều tỉnh phía Bắc, tình trạng cắt chiết khấu, chiết khấu 0 đồng sau một vài ngày sau kỳ điều chỉnh giá ngày 11/10 vừa qua đã tái diễn. Thậm chí, một số thương nhân phân phối khi nhập hàng từ các doanh nghiệp đầu mối tư nhân cũng phải chịu mức chiết khấu 0 đồng.
“Việc bị cắt chiết khấu, phải bán lỗ kéo dài đang khiến các doanh nghiệp bán lẻ chết dần, chết mòn. Chúng tôi cũng đang đặt nghi vấn có hay không việc các doanh nghiệp xăng dầu tư nhân bán lẻ bị ép bán lỗ đến cụt vốn rồi bị thâu tóm sau đó”, chủ một doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu của Tiền Giang chia sẻ.
Một đại lý nhượng quyền ở khu vực Sóc Trăng cũng xác nhận tình trạng rất khó mua xăng dầu từ các thương nhân phân phối và đầu mối trong hơn 1 ngày trở lại đây. Lượng bán ra của các đầu mối và thương nhân phân phối rất nhỏ giọt khiến doanh nghiệp lại đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung.