Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 14/7: Bộ Công Thương giải đáp về cửa hàng tiện lợi

Dự thảo Thông tư phân loại và quản lý một số loại hình hạ tầng thương mại do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo đang thu hút sự quan tâm của dư luận.
Bộ Công Thương giải đáp về cửa hàng tiện lợi và Thông tư quản lý một số loại hình hạ tầng thương mại Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 12/7: Bộ Công Thương vào cuộc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 13/7: Xử nghiêm cửa hàng để hết xăng dầu

Báo Công Thương có bài viết "Bộ Công Thương giải đáp về cửa hàng tiện lợi và Thông tư quản lý một số loại hình hạ tầng thương mại". Theo đó, thời gian qua, Bộ Công Thương đã nhận được rất nhiều ý kiến góp ý đối với dự thảo Thông tư phân loại và quản lý một số loại hình hạ tầng thương mại, trong đó có quy định “Đối tượng phục vụ chủ yếu là khách mua hàng trong phạm vi bán kính dưới 500m”.

“Tại dự thảo Thông tư (Điều 5. Tiêu chí cửa hàng tiện lợi) không cấm hay hạn chế đối tượng phục vụ/khách mua của loại hình cửa hàng tiện lợi như ý kiến phản ánh trên báo chí cũng như “cách hiểu” của một số chuyên gia. Tiêu chí này nhằm thể hiện tính tiện lợi về khoảng cách cho người mua hàng, đồng thời để làm cơ sở cho các địa phương tham khảo trong quá trình xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại của địa phương", bài viết nêu.

Cùng nội dung này, báo An ninh thủ đô phản ánh góp ý của VCCI qua bài viết “Nhiều đề xuất liên quan siêu thị, cửa hàng tiện ích quá vô lý”.

VCCI cho rằng, ngoài quy định cửa hàng tiện lợi có “đối tượng phục vụ chủ yếu là khách mua hàng trong phạm vi dưới 500m” là bất khả thi, gây phản ứng trái chiều trong dư luận, dự thảo có nhiều quy định bất hợp lý can thiệp vào quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp và làm gia tăng chi phí kinh doanh không cần thiết. Theo VCCI, quy định này sẽ làm tăng chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp và làm giảm sự linh hoạt của các mô hình kinh doanh.

Dự thảo cũng đưa ra các yêu cầu như: Siêu thị hạng I và II phải có dịch vụ ăn uống, giải trí; trung tâm thương mại phải có khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng, khu vực dành cho hoạt động tài chính, ngân hàng; phải có nơi bảo quản hành lý cá nhân; cửa hàng tiện lợi buộc phải chủ yếu bán theo phương thức tự phục vụ, thanh toán tập trung tại quầy thu ngân… Các quy định này cũng can thiệp quá mức vào quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.

Thông qua bài viết “Cửa hàng tiện lợi chỉ phục vụ ở phạm vi 500m: Đi ngược quy luật cung - cầu”, báo Lao động phản ánh ý kiến của chuyên gia thị trường: Ở khu vực đông dân đúng là chỉ cần trong vòng bán kính 500m, nhưng với khu vực thưa dân thì phải hơn 1km. Cho nên cần tính toán kỹ lưỡng, phù hợp với sự phân bố của dân cư và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, không phải ý chí chủ quan của mệnh lệnh hành chính.

Lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng là nội dung được phản ánh trên nhiều trang báo ngày hôm nay, 14/7.

Phản ánh về giá gạo, báo Thanh niên có bài “Giá gạo Việt Nam vào Anh cao nhất Đông Nam Á”. Cụ thể, năm 2021 đơn giá bình quân của gạo Việt Nam là 1.012 USD/tấn, trong khi đơn giá bình quân gạo Thái Lan đạt 999 USD/tấn, Campuchia 991 USD/tấn và Myanmar 502 USD/tấn. Gạo Việt Nam ở Anh chủ yếu được bán cho cộng đồng người Việt và một phần cộng đồng người Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippines.

Ông Nguyễn Cảnh Cường - Tham tán Công sứ, Thương vụ Việt Nam tại Anh, cho rằng: Dư địa cho gạo Việt Nam tại Anh còn có thể mở rộng nhờ cộng đồng gốc Việt (100.000 người) và nhờ quy chế hạn ngạch thuế quan trong UKVFTA. Tuy nhiên, để biến tiềm năng này thành hiện thực, người trồng lúa và doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần áp dụng triệt để trên diện rộng Global G.A.P đồng thời đẩy mạnh sản xuất gạo thơm chất lượng cao.

“6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu phân bón “vượt mặt” cả năm 2021”, đó là bài viết đăng tải trên báo Công Thương. Tổng lượng xuất khẩu phân bón trong 6 tháng đầu năm đạt 998 nghìn tấn, với kim ngạch 647 triệu USD con số này đã vượt qua kết quả xuất khẩu của cả năm 2021. Mặc dù xuất khẩu phân bón có bước tăng trưởng vượt bậc, nhưng ở chiều ngược lại, thị trường trong nước đang ghi nhận lượng phân bón nhập khẩu từ Nga tăng đột biến.

Bài viết cũng đưa ra dự báo từ các chuyên gia: Thị trường quốc tế ghi nhận giá phân bón đang hạ nhiệt. Tuy nhiên, đây chỉ là sự suy giảm tạm thời do yếu tố thấp điểm của mùa vụ. Khả năng sẽ có các đợt tăng giá tiếp theo nhất là giai đoạn các nước bước vào mùa cao điểm sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, than và khí tự nhiên, hai nguyên liệu chính để sản xuất phân bón, sau một thời gian ngắn ổn định, gần đây đã có dấu hiệu tăng trở lại.

Việt Nga
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Trong những số vừa qua, Báo Công Thương đã đề cập đến toàn bộ các hình thức xử lý vi phạm thành viên hiện đang được áp dụng tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 63): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 3)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 63): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 3)

Trong số trước, Báo Công Thương đã đề cập đến một số hình thức xử lý vi phạm thành viên tại MXV như nhắc nhở bằng văn bản, cảnh cáo.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Báo Công Thương đã đề cập đến các nguyên tắc xử lý vi phạm thành viên tại MXV, một số hình thức xử lý vi phạm thành viên đang áp dụng tại MXV.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên

Với sự phát triển của thị trường hàng hóa, chuyên mục Hỏi đáp về giao dịch hàng hóa đang ngày càng nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 60): Mua bán hợp đồng hàng hóa phái sinh

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 60): Mua bán hợp đồng hàng hóa phái sinh

Báo Công Thương sẽ tiếp tục làm rõ các vấn đề xoay quanh hoạt động mua bán hàng hóa thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa

Trong số trước, Báo Công Thương đã giải đáp thắc mắc của bạn đọc về hoạt động bán khống trong giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa

Báo Công Thương thường xuyên nhận được rất nhiều câu hỏi của các bạn đọc về hoạt động bán khống trong giao dịch hàng hóa tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 57): Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 57): Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa

Trong giao dịch hàng hóa, đòn bẩy giúp các nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận tối đa với số vốn ban đầu rất nhỏ.
Nhiều "kịch bản" điều hành giá xăng, dầu

Nhiều "kịch bản" điều hành giá xăng, dầu

Năm 2024, Bộ Công Thương đề ra nhiều giải pháp mới để điều hành giá cũng như bảo đảm nguồn cung xăng, dầu trước những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức “vượt bão” đưa nền kinh tế về đích

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức “vượt bão” đưa nền kinh tế về đích

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên chia sẻ về những kết quả năm 2023 và nhiệm vụ cụ thể trong năm 2024 của ngành.
Kỳ vọng xuất khẩu bứt phá

Kỳ vọng xuất khẩu bứt phá

Mặc dù, dự báo kinh tế năm 2024 vẫn đối diện với nhiều khó khăn, song mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu được đưa ra tăng khoảng 6% so với năm 2023...
Cú lội ngược dòng ngoạn mục của ngành công nghiệp

Cú lội ngược dòng ngoạn mục của ngành công nghiệp

Năm 2023 là một năm đầy khó khăn chưa từng có đối với kinh tế toàn cầu và Việt Nam. Song lĩnh vực công nghiệp vẫn là một trụ cột của nền kinh tế...
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 56): Hoạt động ký quỹ trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 56): Hoạt động ký quỹ trong giao dịch hàng hóa

Hoạt động giao dịch ký quỹ tạo ra những cơ hội tốt, nâng cao hiệu quả đầu tư cho các nhà đầu tư khi tham gia thị trường giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 55): Quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 55): Quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa

Trong số hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa hôm nay, Báo Công Thương sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc xoay quanh vấn đề quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 54): Đáo hạn hợp đồng giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 54): Đáo hạn hợp đồng giao dịch hàng hóa

Trong thị trường giao dịch hàng hóa,ngày đáo hạn hợp đồng là thời điểm rất quan trọng để nhà đầu tư kịp thời thực hiện đóng các vị thế,chốt lời/cắt lỗ hiệu quả.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 53): Hợp đồng hàng hóa tiêu chuẩn, mini và micro

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 53): Hợp đồng hàng hóa tiêu chuẩn, mini và micro

Báo Công Thương đã tiếp tục nhận được rất nhiều câu hỏi của bạn đọc liên quan đến hoạt động giao dịch hàng hóa tại MXV.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 52): Các sản phẩm được giao dịch phái sinh tại Việt Nam

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 52): Các sản phẩm được giao dịch phái sinh tại Việt Nam

Trong các câu hỏi gửi về Báo Công Thương, có rất nhiều câu hỏi của các nhà đầu tư về các sản phẩm đang được giao dịch tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV).
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 51): Kiểm tra sát hạch cuối khóa tập huấn giao dịch hàng hóa (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 51): Kiểm tra sát hạch cuối khóa tập huấn giao dịch hàng hóa (Phần 2)

Báo Công Thương sẽ tiếp tục giải đáp thêm 1 số thắc mắc của bạn đọc xoay quanh về bài kiểm tra sát hạch cuối khóa tập huấn nghiệp vụ giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 50): Kiểm tra sát hạch cuối khóa tập huấn giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 50): Kiểm tra sát hạch cuối khóa tập huấn giao dịch hàng hóa

Trong các câu hỏi liên quan đến khóa tập huấn nghiệp vụ giao dịch hàng hóa của MXV, có rất nhiều bạn đọc quan tâm đến bài kiểm tra sát hạch cuối khóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 49): Tập huấn nghiệp vụ giao dịch hàng hoá

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 49): Tập huấn nghiệp vụ giao dịch hàng hoá

Thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam ngày càng trở nên sôi động và nhận được sự quan tâm sâu rộng của các nhà đầu tư.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 48):Thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại của các thành viên MXV (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 48):Thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại của các thành viên MXV (Phần 2)

Báo Công Thương sẽ giải đáp cho bạn đọc những vấn đề xoay quanh việc giải quyết tranh chấp giữa các thành viên tại MXV.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 47): Thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại của các thành viên MXV

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 47): Thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại của các thành viên MXV

Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của các thành viên khi tham gia vào thị trường hàng hóa tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV).
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 46): Tạm dừng tư cách thành viên môi giới

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 46): Tạm dừng tư cách thành viên môi giới

Báo Công Thương sẽ tiếp tục làm rõ các vấn đề xoay quanh hoạt động tạm dừng tư cách thành viên của thành viên môi giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 45): Tạm dừng tư cách thành viên tại MXV

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 45): Tạm dừng tư cách thành viên tại MXV

Tiếp nối chuyên mục Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa, trong số này Báo Công Thương sẽ làm rõ các vấn đề liên quan đến việc tạm dừng tư cách thành viên tại MXV.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 44): Xử lý vi phạm thành viên

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 44): Xử lý vi phạm thành viên

Báo Công Thương đã nhận được các câu hỏi của độc giả về các hoạt động quản lý thành viên của MXV, các vấn đề xoay quanh hình thức xử lý vi phạm thành viên.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động