Công Thương địa phương: Ưu tiên nguồn lực khôi phục sản xuất

Năm 2022, Sở Công Thương các địa phương xác định ưu tiên dành nguồn lực hỗ trợ các doanh nghiệp khôi phục sản xuất, tận dụng cơ hội thị trường nới dòng xuất khẩu.

Chung sức đạt mục tiêu kép

Năm 2021, bất chấp tác động của dịch bệnh, ngành Công Thương tại nhiều địa phương đã giữ được tốc độ tăng trưởng. Đơn cử Phú Thọ, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh năm 2021 tăng khoảng 8,6% so với năm trước, quy mô sản xuất được giữ vững, ổn định lực lượng lao động. Với Hà Tĩnh, công nghiệp vẫn là động lực phát triển kinh tế khi đóng góp tới 4,46% trong tổng mức (5,02%) tăng trưởng GRDP của tỉnh với chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khoảng 16,45%, xuất khẩu đạt 2 tỷ USD, tăng 66,7%.

Thành công của các địa phương đã góp phần tạo nên kết quả đáng ghi nhận của cả ngành Công Thương năm vừa qua. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2021 của cả nước đạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước; giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,82% so với năm 2020, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,37%. Đạt được kết quả này, bên cạnh sự chủ động, linh hoạt trong công tác quản lý, tháo gỡ khó khăn vướng mắc của các địa phương còn có chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Bộ Công Thương và các đơn vị chức năng thuộc Bộ.

Công Thương địa phương: Ưu tiên nguồn lực khôi phục sản xuất
Khuyến công quốc gia đã phát huy tốt vai trò vốn mồi thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư phát triển

Là đơn vị đầu mối trong triển khai nhiều nhiệm vụ của ngành Công Thương tới các địa phương, năm vừa qua Cục Công Thương địa phương (CTĐP) đã làm tốt vai trò cầu nối với các địa phương, đảm bảo những chính sách, giải pháp chỉ đạo của lãnh đạo Bộ cho các vấn đề phát sinh được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả cao.

Với nhiệm vụ triển khai Chương trình Khuyến công quốc gia (KCQG), đại diện Cục CTĐP cho biết, năm vừa qua Cục CTĐP đã phối hợp sát sao cùng các địa phương thực hiện với tổng kinh phí 75,641 tỷ đồng. Chương trình KCQG đã phát huy tốt vai trò vốn mồi, khuyến khích được các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn, hiện đại hóa dần công nghệ sản xuất, sản phẩm tạo ra có giá trị lớn hơn và cạnh tranh ngày một tốt trên thị trường. Điều này cũng giúp nhiều doanh nghiệp tại địa phương ổn định sản xuất, kinh doanh dưới tác động tiêu cực của dịch bệnh.

Công Thương địa phương: Ưu tiên nguồn lực khôi phục sản xuất
Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương các địa phương tổ chức chuỗi các sự kiện

Trong nhiệm vụ quản lý cụm công nghiệp (CCN), Cục CTĐP đã triển khai nhiều nội dung mang tính dài hạn và trước mắt, được ghi nhận thống nhất từ công tác quy hoạch, thành lập, đầu tư xây dựng hạ tầng và quản lý hoạt động. Trong đó, nghiên cứu, thẩm định, có ý kiến đối với 12 địa phương về đề nghị điều chỉnh, bổ sung quy hoạch CCN; có ý kiến đối với phương án phát triển CCN thuộc quy hoạch tỉnh của 8 địa phương… Từ đó tạo thuận lợi cho các địa phương hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và tăng tỷ lệ lấp đầy CCN, đồng thời giải quyết bài toán thiếu mặt bằng cho sản xuất công nghiệp tại khu vực nông thôn.

Ngoài ra, mạng lưới tư vấn viên ngành Công Thương cũng được phát triển nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ liên quan từ hệ thống để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Theo các chuyên gia, dịch Covid-19 là phép thử mạnh với chính sách phát triển cũng như sự linh hoạt trong điều hành của ngành Công Thương nói chung và ngành Công Thương tại các địa phương nói riêng. Thực tế, qua sự lúng túng ban đầu, ngành Công Thương đã điều chỉnh kịp thời và dung hòa được những bất cập trong công tác phòng, chống dịch và duy trì hoạt động sản xuất, thương mại, từng bước đạt "mục tiêu kép" theo chỉ đạo của Chính phủ.

Tận dụng cơ hội thị trường, chuyển đổi số trong sản xuất

Năm 2022 được dự báo tiếp tục là một năm khó khăn cho nền kinh tế nói chung và ngành Công Thương nói riêng. Dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới thấp hơn năm 2021, sức chống chịu của doanh nghiệp đã giảm. Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng được các chuyên gia kinh tế chỉ ra là điểm tựa cho phục hồi sản xuất, thương mại. Trong đó, các đối tác thương mại lớn của Việt Nam đang trên đà hồi phục nhanh. Những hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết và có hiệu lực hứa hẹn mở ra khả năng tiếp cận thị trường cho doanh nghiệp. Trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, quản lý đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả hơn.

Công Thương địa phương: Ưu tiên nguồn lực khôi phục sản xuất
Triển khai nhiều nội dung mang tính dài hạn và trước mắt trong nhiệm vụ quản lý cụm công nghiệp

Với những điểm thuận lợi trên, Sở Công Thương các địa phương đang nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác cơ hội thị trường, chuyển đổi số trong sản xuất. Bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - cho hay: Năm 2022, thành phố tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp ổn định nguồn cung lao động, kết nối lại chuỗi sản xuất, tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu. Tập trung triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu cho các doanh nghiệp, sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu của thành phố. Lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội cũng đề xuất, Bộ Công Thương làm đầu mối triển khai số hóa để các địa phương cùng triển khai phối hợp, có sự kết nối đồng bộ quản lý từ trung ương đến địa phương để triển khai thực hiện.

Thực tế, ứng dụng công nghệ thông tin đang được các đơn vị trong Bộ Công Thương từng bước áp dụng. Riêng về khuyến công, ông Nguyễn Toàn Thắng- Giám đốc Trung Tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1, Cục CTĐP - cho biết, sẽ xây dựng một hệ sinh thái khuyến công. Hệ sinh thái này tạo nên tính đồng bộ từ khâu truyền thông, quản trị đến kết nối các doanh nghiệp liên quan về công nghệ, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

"Việc xây dựng hệ sinh thái trong lĩnh vực khuyến công đòi hỏi mất nhiều thời gian nghiên cứu, tham vấn các tổ chức, chuyên gia, đó là mục tiêu dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn sẽ tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công năm 2022 và Chương trình KCQG giai đoạn 2021-2025. Tổ chức, hướng dẫn triển khai thực hiện; theo dõi, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện của các đề án, nhiệm vụ. Đồng thời, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo Bộ trong công tác chỉ đạo, điều hành, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy sản xuất, kinh doanh ở các địa phương" - ông Nguyễn Toàn Thắng chia sẻ.

Bám sát chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công Thương, linh hoạt triển khai các giải pháp cho phù hợp với thực tế, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố đã kịp thời trợ sức cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất, xuất khẩu, góp phần vào thành quả đáng ghi nhận của cả ngành trong năm vừa qua.
Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công Thương địa phương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản.
Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang có buổi tiếp xúc cử tri tại tỉnh Thái Nguyên lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Trong kháng chiến chống Mỹ, ngành Quân giới đã khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo các đơn vị vào cuộc quyết liệt tháo gỡ khó khăn và vướng mắc trong đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Ngày mai 23/4, Bộ Công Thương dự kiến truyền tải một số nội dung cơ bản trong Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương triển khai các hoạt động nhằm sớm phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp và thông tư hướng dẫn thực hiện.
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
Sản xuất công nghiệp bứt phá, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp bứt phá, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Quý I/2024 sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh, với mục tiêu IIP tăng khoảng 7-8% năm 2024, Bộ Công Thương và các địa phương đã và đang quyết liệt vào cuộc.
Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng dương, dự báo quý II/2024, tình hình sản xuất công nghiệp sẽ khả quan hơn quý trước.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 thu hút hàng chục quốc gia tham dự

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 thu hút hàng chục quốc gia tham dự

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 sẽ trưng bày, giới thiệu các vũ khí, trang thiết bị hiện đại được chế tạo trong nước.
Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp nặng xúc tiến đầu tư vào Việt Nam

Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp nặng xúc tiến đầu tư vào Việt Nam

Với 126 năm kinh nghiệm, Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp đến từ Nhật Bản là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực máy móc xây dựng.
Ngành công nghiệp "xanh hóa" để tăng tính cạnh tranh

Ngành công nghiệp "xanh hóa" để tăng tính cạnh tranh

Tại Việt Nam, sản xuất xanh đang là một mắt xích quan trọng giúp Việt Nam chuyển dịch xanh và bền vững, hướng tới mục tiêu Net Zero.
4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

Các chuyên gia khuyến cáo 4 giải pháp giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng phân bón trong thời gian tới.
Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Doanh nghiệp dệt may trong nước “thấm thỏm” lo về tình hình đơn hàng cuối năm, đồng thời xoay sở với thiếu lao động, chi phí tăng.
Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung khắc phục tình trạng sử dụng hoá chất sai mục đích

Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung khắc phục tình trạng sử dụng hoá chất sai mục đích

Một số nội dung tại Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi) đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến sẽ khắc phục được tình trạng nhập khẩu và sử dụng hoá chất sai mục đích.
Những điểm mới trong Nghị định 33/2024/NĐ-CP mà các doanh nghiệp ngành hóa chất cần biết

Những điểm mới trong Nghị định 33/2024/NĐ-CP mà các doanh nghiệp ngành hóa chất cần biết

Tại Nghị định 33/2024/NĐ-CP ngày 27/3/2024 vừa được Chính phủ ban hành có nhiều điểm mới mà các doanh nghiệp ngành hoá chất cần lưu ý.
Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ

Ngày 17/4, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã có buổi làm việc với Sở Công Thương TP. Hải Phòng về tình hình phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ.
TP. Hồ Chí Minh: Phổ biến Nghị định 33 về cấm vũ khí hoá học ở phía Nam

TP. Hồ Chí Minh: Phổ biến Nghị định 33 về cấm vũ khí hoá học ở phía Nam

Nghị định 33/NĐ-CP quy định về thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học có nhiều thay đổi so với Nghị định cũ.
Triển lãm Contech Vietnam và EL Vietnam 2024: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành xây dựng, năng lượng điện

Triển lãm Contech Vietnam và EL Vietnam 2024: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành xây dựng, năng lượng điện

Triển lãm Contech Vietnam 2024 và EL Vietnam 2024 là cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành xây dựng, công nghiệp mỏ, giao thông và năng lượng điện.
Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới

Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới

Theo tính toán, Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư vào năm 2030, gấp 10 lần con số hiện nay, để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới.
Bộ Công Thương - UNIDO hợp tác đào tạo về chính sách chuyển đổi số ngành công nghiệp

Bộ Công Thương - UNIDO hợp tác đào tạo về chính sách chuyển đổi số ngành công nghiệp

Ngày 16/4/2024, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) và UNIDO đã khai giảng Chương trình đào tạo về chính sách chuyển đổi số trong ngành công nghiệp.
TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

Vừa qua, TKV có Báo cáo tình hình triển khai thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng bauxite thời kỳ 2021–2023 và tầm nhìn 2050.
Bắc Giang: Kết nối, tạo nguồn lao động cho ngành công nghiệp bán dẫn

Bắc Giang: Kết nối, tạo nguồn lao động cho ngành công nghiệp bán dẫn

Hội thảo về thực trạng, giải pháp phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn do UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức đã thu hút gần 30 đơn vị tham dự.
Doanh nghiệp đua xây dựng cụm công nghiệp "Net Zero"

Doanh nghiệp đua xây dựng cụm công nghiệp "Net Zero"

Sự phát triển của cụm công nghiệp trung hòa carbon không chỉ giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu mà còn mở ra cơ hội hợp tác kinh tế với tất cả các nhà đầu tư.
Công nghiệp chế biến, chế tạo: Khơi thông thị trường, nỗ lực giảm tồn kho

Công nghiệp chế biến, chế tạo: Khơi thông thị trường, nỗ lực giảm tồn kho

Công nghiệp chế biến, chế tạo quý I/2024 đã có chuyển biến tích cực, tuy nhiên cần có biện pháp kích thích tiêu dùng để giải phóng hàng tồn kho.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động