Công tác di dời các đường dây diện gặp nhiều khó khăn

Theo báo cáo của Tổng công ty điện lực Miền Nam, đến nay mới chỉ di dời được 235/562 vị trí điện lưới phục vụ cho các công trình đường bộ trọng điểm phía Nam.
Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng gặp khó do chậm di dời đường dây điện Cần Thơ: Gỡ vướng di dời đường dây điện tại dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng

Trước đó, ngày 29/5, Tổng công ty điện lực miền Nam có báo cáo gửi Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam về công tác di dời lưới điện phục vụ thi công các công trình đường bộ trọng điểm phía Nam, trọng điểm của ngành giao thông vận tải.

Theo đó, hiện có 8 tuyến đường bộ cao tốc, công trình giao thông vận tải trọng điểm đang triển khai ở phía Nam ảnh hưởng tới hệ thống lưới điện gồm: Bắc- Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, An Hữu - Cao Lãnh, Biên Hòa - Vũng Tàu, Hồ Chí Minh (Chơn Thành - Đức Hòa), Cầu Rạch Miễu 2, TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài, Dầu Giây - Tân Phú.

Công trình giao thông trọng điểm phía Nam gặp khó do vướng đường dây điện
Công tác di dời đường dây điện phục vụ các công trình giao thông trọng điểm phía Nam gặp nhiều khó khăn - (Ảnh minh hoạ).

Thống kê từ Tổng công ty điện lực miền Nam cho thấy có 562 vị trí điện lưới cần di dời phục vụ 8 công trình công trình nêu (110kV - THA). Tính tới ngày 29/5, ngành điện lực mới thực hiện di dời được 235 vị trí (41,8%). Trong đó, lưới 110kV đã thực hiện di dời 1/23 vị trí (4,3%), lưới THA đã thực hiện di dời 234/539 vị trí (43,4%). Nguyên nhân là do gặp nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện di dời chủ yếu tại TP. Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng bị ảnh hưởng bởi dự án Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.

Cụ thể, tại TP. Cần Thơ, các vị trí cần di dời nằm ở vị trí giao chéo như đường dây 110 Kv 3 mạch (trạm Cần Thơ 2 - Cần Thơ ; Trạm Cần Thơ 2 - Hưng Phú ; Phú Xuân - Hưng Phú) giao chéo với tuyến nối NSH-ỌLI tại km8+927 tại khoảng trụ 14-15.

Trong khi đó, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận và Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất quận Cái Răng có ý kiến giữ nguyên hiện trạng đường dây cao thế 110 kV tại vị trí giao cắt với tuyến nối NSH- QL1 tại km84-927.

Công ty Điện lực TP. Cần Thơ kiến nghị các bên phối hợp khảo sát thực tế tại hiện trường dể đưa ra phương án xử lý đúng theo quy định pháp luật và Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về kỹ thuật điện. Tuy nhiên, hiện nay việc khảo sát lại hiện trạng điểm giao chéo vẫn chưa được thực hiện.

Tại Sóc Trăng, qua nhiều lần làm việc ngành điện lực và tỉnh vẫn chưa thống nhất được chi phí di dời.

Gần đây nhất, ngày 21/03/2024 UBND tỉnh Sóc Trăng có thông báo số 31/TB-UBND ngày về việc Ý kiến kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp nghe báo cáo các nội dung có liên quan đến di dời công trình điện để thực hiện Dự án thành phần 4 thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 và Dự án đầu tư xây dựng cẩu Đại Ngãi trên Quốc lộ 60 thuộc dịa phận các tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng.

Về phía ngành điện lực, ngày 24/4, sau khi khảo sát, Công ty Điện lực Sóc Trăng đã gửi danh mục các vị trí cần di dời cho Ban Quản lý dự án 2 tỉnh Sóc Trăng theo Công văn số 2306/PCST-ĐT ngày 24/4 về việc “cung cấp thông tin các công trình điện bị ảnh hưởng cần di dời dể phục vụ công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường bộ Cao tốc”, tổng cộng có 28 vị trí THA cần di dời.

Ngoài ra, Công ty Điện lực Sóc Trăng cũng gửi Công văn số 2767/PCST-ĐT ngày 14/5 cho Ban Quản lý dự án 2 tỉnh Sóc Trăng về việc “cung cấp hồ sơ thiết kế công trình di dời lưới diện 110 kV nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng Dự án đường bộ cao tốc” (riêng chi phí di dời lưới diện 110 kV, UBND tỉnh Sóc Trăng đã thống nhất tính trong chi phí của công trình đường cao tốc).

Ngày 28/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 54/CĐ-TTg về việc tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, huy động cả hệ thống chính trị để đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành giải phóng mặt bằng các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải đúng kế hoạch.

Trong đó, giao cho Bộ Công Thương và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hỗ trợ các chủ đầu tư triển khai các thủ tục để sớm hoàn thành hồ sơ di dời đường điện cao thế; EVN đôn đốc các đơn vị thành viên ưu tiên tập trung nguồn vật tư, nhân lực để triển khai di dời các đường điện cao thế; rút ngắn thời gian phê duyệt phương án cắt điện để thực hiện di dời, nhất là tại các địa phương: Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Phú Yên, Khánh Hòa, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ, Sóc Trăng. Hoàn thành trước ngày 30/6/2024.

Ngân Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: TP Cần Thơ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sở Công Thương Gia Lai đồng hành cùng doanh nghiệp xăng dầu

Sở Công Thương Gia Lai đồng hành cùng doanh nghiệp xăng dầu

Việc đồng hành cùng doanh nghiệp sẽ góp phần phát triển thị trường kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Gia Lai ổn định, minh bạch và bền vững.
Triển khai Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Không chờ sáp nhập

Triển khai Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Không chờ sáp nhập

Thành phố Đà Nẵng sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng trong tháng 4/2025 và triển khai ngay, không chờ đợi.
Cử tri Đà Nẵng đề nghị xử lý nghiêm việc sản xuất, kinh doanh sữa giả, thuốc giả

Cử tri Đà Nẵng đề nghị xử lý nghiêm việc sản xuất, kinh doanh sữa giả, thuốc giả

Cử tri Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng) bức xúc về tình trạng sữa, thuốc giả ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng, đề nghị Quốc hội và Chính phủ xử lý dứt điểm.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Thành lập Hiệp hội Logistics và Cảng biển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thành lập Hiệp hội Logistics và Cảng biển

Hiệp hội Logistics và Cảng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ trở thành cầu nối giữa doanh nghiệp, cơ quan quản lý và chính quyền hướng tới sự phát triển bền vững.
Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Do diễn biến thời tiết phức tạp, rét đậm, rét hại, hạn hán kéo dài đầu năm, mưa to vào thời kỳ đậu quả khiến hoa và trái nhỏ bị thối, đào Bắc Hà mất mùa.

Tin cùng chuyên mục

Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào thúc đẩy hợp tác thương mại

Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào thúc đẩy hợp tác thương mại

Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào đẩy mạnh hợp tác đa lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, giáo dục, quốc phòng, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, phát triển.
Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn: Hợp lực để bứt phá

Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn: Hợp lực để bứt phá

Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn sẽ tạo không gian phát triển, để tỉnh Thái Nguyên mới có động lực để bứt phá, phát triển vững chắc hơn về mọi mặt...
TP. Hồ Chí Minh hậu kiểm hơn 2.100 hồ sơ tự công bố

TP. Hồ Chí Minh hậu kiểm hơn 2.100 hồ sơ tự công bố

Từ đầu năm đến nay, Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh đã hậu kiểm 2.174 hồ sơ tự công bố sản phẩm.
Bến Tre tổ chức kỷ niệm 50 ngày giải phóng tỉnh

Bến Tre tổ chức kỷ niệm 50 ngày giải phóng tỉnh

Tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 50 năm ngày Giải phóng tỉnh Bến Tre (1/5/1975 - 1/5/2025).
Phú Thọ: 3 người bị bỏng nghi do nổ pháo tự chế

Phú Thọ: 3 người bị bỏng nghi do nổ pháo tự chế

Vụ nổ xảy ra tại thị xã Phú Thọ (tỉnh Phú Thọ) đã khiến 3 người bị bỏng nặng phải vào viện cấp cứu. Nguyên nhân vụ việc đang được điều tra, làm rõ.
Hà Nội xử lý tài sản là đất công, trụ sở làm việc thế nào?

Hà Nội xử lý tài sản là đất công, trụ sở làm việc thế nào?

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch xử lý đất công, nhà không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả hoặc không đúng mục đích trên địa bàn.
Hà Giang thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính

Hà Giang thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính

Tỉnh Hà Giang vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 32 nhằm đánh giá thực hiện nhiệm vụ quý I; xem xét đề án sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.
Đà Nẵng: Triển lãm “Vọng” - Dấu ấn 50 năm một chặng đường

Đà Nẵng: Triển lãm “Vọng” - Dấu ấn 50 năm một chặng đường

Không gian tương tác “Vọng cảnh AR” tại Bảo tàng Đà Nẵng mở ra hướng tiếp cận mới trong hoạt động trưng bày, quảng bá di sản văn hóa địa phương.
Kỳ vọng khi sáp nhập tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn

Kỳ vọng khi sáp nhập tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn

Việc sáp nhập tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên được kỳ vọng sẽ kiến tạo một không gian phát triển mới, mang tính đột phá cho cả hai địa phương.
TP.Hồ Chí Minh: Ngầm hóa lưới điện, hiện thực hóa đô thị thông minh

TP.Hồ Chí Minh: Ngầm hóa lưới điện, hiện thực hóa đô thị thông minh

Ngầm hóa lưới điện giúp TP. Hồ Chí Minh đảm bảo an toàn cung cấp điện, nâng cao mỹ quan đô thị, phát triển hạ tầng bền vững và tạo môi trường sống hiện đại.
Sáp nhập Yên Bái và Lào Cai: Cộng hưởng lợi thế, tạo đà phát triển

Sáp nhập Yên Bái và Lào Cai: Cộng hưởng lợi thế, tạo đà phát triển

Sáp nhập Lào Cai và Yên Bái sẽ tạo động lực phát triển. Hai địa phương có lịch sử gắn bó lâu đời, điều kiện tự nhiên thuận lợi, giàu tài nguyên khoáng sản...
Yên Bái - Lào Cai: Hợp lực để bứt phá trong kỷ nguyên số

Yên Bái - Lào Cai: Hợp lực để bứt phá trong kỷ nguyên số

Yên Bái đồng loạt lấy ý kiến nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, bước quan trọng mở không gian phát triển mới.
Chi tiết dự kiến tên 97 xã, phường của Đồng Nai và Bình Phước sau sắp xếp

Chi tiết dự kiến tên 97 xã, phường của Đồng Nai và Bình Phước sau sắp xếp

Trung ương dự kiến hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là Đồng Nai, dự kiến sau sắp xếp đơn vị này sẽ còn 97 xã, phường.
Hải Phòng: Tạm dừng ô tô sang Cát Bà giờ cao điểm

Hải Phòng: Tạm dừng ô tô sang Cát Bà giờ cao điểm

Ngày 23/4, TP. Hải Phòng có văn bản tạm dừng chuyên chở xe ô tô con, xe ô tô tải qua phà Đồng Bài, huyện Cát Hải, từ ngày 26/4 - 4/5; thời gian từ 9 - 13 giờ.
Thanh Hóa hoàn thành lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập xã

Thanh Hóa hoàn thành lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập xã

Tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành lấy ý kiến nhân dân về đề án sáp nhập xã, qua đó đã đạt được sự đồng thuận, thống nhất cao của cử tri và nhân dân.
Đà Nẵng giảm còn 15 phường xã, 1 đặc khu sau sắp xếp

Đà Nẵng giảm còn 15 phường xã, 1 đặc khu sau sắp xếp

Thành phố Đà Nẵng điều chỉnh số lượng đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp gồm 12 phường, 3 xã và 1 đặc khu, giảm 3 đơn vị so với phương án trước đó.
Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Nam Định đang đứng trước một dấu mốc lịch sử quan trọng khi tiến hành sắp xếp, sáp nhập hàng loạt đơn vị hành chính cấp xã, phường với tên gọi mới.
Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế ngành năm 2025

Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế ngành năm 2025

Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt và vượt 8% trong năm 2025 thông qua các giải pháp quyết liệt phát triển lĩnh vực kinh tế ngành.
Hà Nội: Xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

Hà Nội: Xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

UBND TP Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm tình trạng lợi dụng giai đoạn sáp nhập đơn vị hành chính để lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng và xây dựng trái phép.
Điện Biên: Cử tri đồng thuận cao với phương án sắp xếp, sáp nhập 65% cấp xã

Điện Biên: Cử tri đồng thuận cao với phương án sắp xếp, sáp nhập 65% cấp xã

Điện Biên sáp nhập giảm 84 xã, 83% cử tri đồng thuận. Bộ máy tinh gọn, hiệu quả hơn – tạo dư địa phát triển vùng biên và nâng cao chất lượng phục vụ người dân.
Mobile VerionPhiên bản di động