Công nghiệp năng lượng là đột phá cho phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long

Hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Trung ương tổ chức hôm nay, 22/4. Ban Kinh tế Trung ương là cơ quan tham mưu Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 13-NQ/TW. Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đã chia sẻ đôi nét về Nghị quyết được xem là “kim chỉ nam” cho Vùng trong giai đoạn tới.

Thưa đồng chí, xin đồng chí cho biết sự cần thiết và ý nghĩa của việc ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đồng chí Trần Tuấn Anh: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Bộ Chính trị xác định phát triển Vùng đồng bằng sông Cửu Long nhanh và bền vững, phù hợp với vai trò, vị trí chiến lược của Vùng, trở thành vùng phát triển hiện đại, sinh thái, văn minh và bền vững có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển của các địa phương trong Vùng và cả nước.

Qua tổng kết đánh giá 18 năm thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX và 9 năm thực hiện Kết luận số 28-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XI cho thấy Vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có bước phát triển khá toàn diện nhưng cũng bộc lộ những khó khăn, hạn chế và thách thức mới.

Công nghiệp năng lượng là đột phá cho phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh

Tại Nghị quyết số 13-NQ/TW, Bộ Chính trị đã chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế, yếu kém trong phát triển của Vùng thời gian qua. Trong đó có nguyên nhân bởi tác động, ảnh hưởng ngày càng nặng nề của thiên tai, biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, thay đổi dòng chảy sông Mê Công, chặt phá rừng... Nhưng đồng thời, cũng nhấn mạnh các nguyên nhân chủ quan bởi tư duy về liên kết vùng chậm được đổi mới; cơ chế điều phối, kết nối vùng còn nhiều bất cập; thiếu hệ thống các chỉ tiêu kinh tế - xã hội để quản lý, điều tiết vùng. Chưa có chính sách đủ mạnh để tạo được bước đột phá cần thiết cho khu vực và một số địa phương trọng điểm...

Trước yêu cầu và đòi hỏi đối với sự phát triển chung của cả nước và của Vùng đồng bằng sông Cửu Long trong những giai đoạn phát triển tới đây, việc Bộ Chính trị xem xét, ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW về "Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng nhằm đề ra quan điểm, mục tiêu và các nhiệm vụ giải pháp chủ yếu để tạo bước phát triển nhanh và bền vững cho đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới.

Những điểm mới quan trọng và điểm trọng tâm đột phá trong Nghị quyết số 13-NQ/TW cần được lưu ý là gì, thưa đồng chí ?

Đồng chí Trần Tuấn Anh: Trên cơ sở đánh giá tiềm năng, lợi thế của Vùng và những vấn đề đặt ra cho phát triển Vùng trong thời gian tới, Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị về "Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" đã cập nhật, bổ sung các quan điểm, chủ trương mới của Đảng thời gian gần đây, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; đồng thời cập nhật, đánh giá bối cảnh mới, tình hình mới tác động đến vùng để xác định các quan điểm, định hướng, mục tiêu và nhiệm vụ giải pháp toàn diện cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của Vùng đồng bằng sông Cửu Long trong những giai đoạn phát triển tới đây với 5 nhóm quan điểm và 5 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, bao gồm: Tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng; Phát triển nhanh và bền vững kinh tế vùng; Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; Tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

Trong đó, Bộ Chính trị đã đề ra những quan điểm, định hướng và nhiệm vụ, giải pháp mới có tính đột phá cho phát triển của Vùng thời gian tới, thể hiện ở những điểm căn bản đó là: Phát triển Vùng đồng bằng sông Cửu Long trở thành Vùng phát triển hiện đại, sinh thái, văn minh và bền vững. Lấy con người làm trung tâm, tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi; tôn trọng qui luật tự nhiên; phù hợp với điều kiện thực tế của Vùng. Đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng chủ yếu dựa vào sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Công nghiệp năng lượng là đột phá cho phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long
Công nghiệp năng lượng là đột phá cho phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long

Cơ cấu lại kinh tế vùng theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái là trọng tâm, công nghiệp năng lượng là đột phá, dịch vụ là bệ đỡ.

Đồng thời, cần bảo tồn và phát huy giá trị các di sản thiên nhiên và văn hóa - lịch sử, văn hóa sông nước, miệt vườn; văn hóa các dân tộc của Vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kết hợp phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, giảm nghèo bền vững. Tăng cường quốc phòng, an ninh kết hợp với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Tập trung xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Những quan điểm, định hướng và nhiệm vụ, giải pháp được nêu tại Nghị quyết 13-NQ/TW là cơ sở quan trọng để tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, đặc biệt là các cơ chế chính sách đặc thù nhằm phát triển Vùng đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới.

Đặc biệt, Nghị quyết 13-NQ/TW của Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh yêu cầu đối với các cấp ủy, tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân, nhất là các địa phương Vùng đồng bằng sông Cửu Long cần tập trung nghiên cứu, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết. Phát huy cao độ vai trò lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của xã hội, sự tham gia tích cực của toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình thực hiện Nghị quyết.

Xin trân trọng cảm ơn đồng chí

Thuỳ Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Cửu Long

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày mai (24/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, ùn tắc giao thông tại Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh và trên các quốc lộ trọng điểm đang có xu hướng cải thiện.
Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thời gian qua, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt - Lào có nhiều chuyển biến tích cực. Thương mại song phương trong quý I năm 2024 đạt 476,8 triệu USD.
Quyết tâm gỡ cảnh báo

Quyết tâm gỡ cảnh báo ''thẻ vàng'' IUU trong năm 2024

Chiều 22/4, diễn ra Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU.
Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ máy nghiền số 3 của Nhà máy xi măng Yên Bái đã xảy ra sự cố tai nạn lao động làm 7 người tử vong, 3 người bị thương.
Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Chương trình hành động của Chính phủ chống khai thác thủy sản bất hợp pháp yêu cầu đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa gửi thông báo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.
Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

“Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn với thanh niên các nước ASEAN” là hoạt động mở màn nằm trong khuôn khổ "Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024".
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Chiều 22/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản.
Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật, chưa bảo đảm đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Cần chính sách đột phá phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn

Cần chính sách đột phá phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn

Cần đưa ra những "gói" cơ chế, chính sách đột phá đặc thù để tháo gỡ vướng mắc trong phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn.
Thủ tướng: Tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu

Thủ tướng: Tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu

Tại Chỉ thị 12/CT-TTg, Thủ tướng yêu cầu tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa chuỗi cung ứng...
Xóa bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

Xóa bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

Sáng 22/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Có quy hoạch tốt mới có dự án và nhà đầu tư tốt

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Có quy hoạch tốt mới có dự án và nhà đầu tư tốt

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, có nhà tư vấn tốt mới có quy hoạch tốt, có quy hoạch tốt mới có dự án tốt, có dự án tốt mới có nhà đầu tư tốt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động