Công nghiệp địa phương: Đóng góp lớn cho tăng trưởng toàn ngành

“Trong những năm qua, đặc biệt là năm 2015, khối công nghiệp địa phương (CNĐP) đã có những đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của ngành công nghiệp cả nước và nền kinh tế quốc dân” - Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng khẳng định với phóng viên Báo Công Thương.

Xin Thứ trưởng đánh giá về những đóng góp của khối CNĐP trong sự tăng trưởng chung toàn ngành năm 2015?

Trong năm 2015, tình hình sản xuất công nghiệp tại các địa phương giữ được mức tăng trưởng cao. Điển hình là: Quảng Nam (+34,66%), Tuyên Quang (+34,73%), Lào Cai (+25,85), Điện Biên (+23,64%), Bình Thuận (+22,68%), Ninh Bình (+20,7%), Hà Giang (+18,33%)... Sự tăng trưởng cao và ổn định của khối CNĐP đã góp phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng chung toàn ngành. Ước tính năm 2015, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 10% so với cùng kỳ.

Công nghiệp địa phương: Đóng góp lớn cho tăng trưởng toàn ngành

Năm 2015 cũng là năm khó khăn cho hoạt động xuất khẩu, tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) sản phẩm công nghiệp luôn dẫn đầu trong tất cả các nhóm ngành hàng. Ước cả năm 2015, KNXK cả nước tăng trên 9,5% so với cùng kỳ, trong đó nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 78,8% tổng KNXK. Nhiều địa phương có đóng góp xuất khẩu lớn như: Bắc Ninh chiếm 14,86%, Bình Dương 11,4%, Đồng Nai 8,34%, Thái Nguyên 5,75%...

Bên cạnh đó, sản phẩm của khối CNĐP cũng góp phần không nhỏ bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương, góp phần ổn định ngành hàng, tạo cân đối cung- cầu hàng hóa, bình ổn thị trường, đặc biệt là nhóm các sản phẩm công nghiệp phục vụ tiêu dùng và công nghiệp chế biến thực phẩm.

Ngoài ra, phát triển CNĐP còn giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân và giải quyết các vấn đề xã hội; khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, duy trì và khôi phục các làng nghề truyền thống…

Vậy, đâu là điểm nhấn của khối CNĐP trong năm 2015, thưa Thứ trưởng?

Có 3 điểm nhấn nổi bật mà khối CNĐP trong năm 2015 đã thực hiện được.

Thứ nhất, sản xuất CNĐP đạt tốc độ tăng trưởng cao, nhiều địa phương có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước.

Thứ hai, công tác quản lý và phát triển cụm công nghiệp (CCN) đạt được nhiều kết quả nổi bật. Đến năm 2015, cả nước có khoảng 626 CCN đi vào hoạt động với 10.781 dự án, đạt tỷ lệ lấp đầy bình quân 58%/cụm, giải quyết được 550.473 lao động làm việc tại các CCN. Trong năm 2015, các địa phương đã hoàn thành báo cáo rà soát quy hoạch CCN theo Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 2/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Từ đó, Bộ Công Thương đã báo cáo tổng hợp kết quả rà soát và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đối với 63 tỉnh, thành phố. Để khắc phục những bất cập, hạn chế của Quyết định 105/2009/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng Nghị định của Chính phủ về quản lý, phát triển CCN; trong đó nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút mạnh mẽ đầu tư phát triển CCN vào khu vực nông thôn.

Thứ ba, hoạt động khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương được đẩy mạnh, tiếp tục khẳng định vai trò và vị thế đóng góp phát triển CNĐP. Hoạt động khuyến công tập trung vào nhiều nội dung như: đào tạo nghề, truyền nghề và nâng cao tay nghề; tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT); hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuât vào sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; hỗ trợ phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu thông qua tổ chức hội chợ triển lãm, tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu; hỗ trợ liên doanh liên kết, hợp tác kinh tế, phát triển các CCN... Đặc biệt, trong năm 2015, lần đầu tiên Bộ Công Thương tổ chức thành công bình chọn và lễ tôn vinh sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia cho 100 sản phẩm đặc sắc, nổi trội được lựa chọn từ 148 sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp khu vực của năm 2014. Hoạt động này thực sự có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp, cơ sở CNNT, đã tạo ra phong trào thi đua phát triển sản phẩm tiêu biểu của mỗi vùng, mỗi địa phương, góp phần vào tăng trưởng chung của khối CNĐP.

Công nghiệp địa phương: Đóng góp lớn cho tăng trưởng toàn ngành
Sản phẩm công nghiệp địa phương dần có vị thế trên thị trường

Bước sang năm 2016 trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, theo Thứ trưởng, các doanh nghiệp trong khối CNĐP cần làm gì để phát triển bền vững?

Năm 2015, Việt Nam đã đàm phán xong hoặc ký kết 4 hiệp định quan trọng với các khu vực thị trường lớn, đó là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- Liên minh kinh tế Á- Âu và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- Hàn Quốc. Các hiệp định này mở ra con đường hội nhập thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác thương mại lớn, đồng thời, cũng đặt ra nhiều thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt. Đó là, cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, nhiều đối thủ hơn, trên bình diện rộng và sâu hơn; sự phân phối lợi ích cũng không đồng đều... Trong điều kiện tiềm lực đất nước còn hạn chế thì đây là những khó khăn không nhỏ. Tuy nhiên, nếu tận dụng được cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới để vượt qua và đẩy lùi thách thức, tạo ra cơ hội mới lớn hơn.

Do đó, để tự tin hội nhập, các doanh nghiệp cần chủ động cập nhật các thông tin cũng như tìm hiểu những cơ hội mà hiệp định mang lại để chủ động trong các hoạt động sản xuất- kinh doanh. Tiếp tục thực hiện mạnh mẽ quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp, trong đó, tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất- kinh doanh nhằm nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, song song với việc tiếp tục củng cố vị trí tại các thị trường xuất khẩu truyền thống và mở rộng thị trường tiềm năng, các doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa về nguồn nhân lực (lao động và nguồn vốn…), đầu tư thiết bị, công nghệ phát triển công nghiệp hỗ trợ, từng bước chủ động cung ứng nguyên phụ liệu. Rà soát và có cơ chế giám sát chặt chẽ hệ thống các định mức chi phí trong quá trình sản xuất- kinh doanh, cắt giảm các chi phí không cần thiết, tạo tiền đề cho việc hạ giá thành sản phẩm

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Xây dựng chiến lược là một trong những điểm mấu chốt, quan trọng để doanh nghiệp có thể tiếp cận các thị trường mới và giữ vững vị trí trên thị trường hiện tại. Chủ động tìm hiểu đối thủ cạnh tranh để tự đổi mới và đổi mới sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng. Cùng với đó là xây dựng thương hiệu, tăng cường công tác xúc tiến phát triển thị trường; thiết lập các kênh phân phối hiệu quả là cách thức để giúp các doanh nghiệp tiếp cận thị trường một cách nhanh chóng, giảm bớt các khâu trung gian.
Hải Nam- Việt Nga thực hiện
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

So với con số 49,9 điểm hồi tháng 3, kết quả PMI tháng 4/2024 cho thấy sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã được cải thiện.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Thời gian qua Bộ Công Thương đã chủ động nhiều giải pháp, từng bước kiểm soát các nguồn thải trong các ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

54/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong 4 tháng đầu năm là kết quả đáng mừng, chứng tỏ sự hồi phục khá đồng đều của ngành công nghiệp.
Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Trong tháng 4/2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có sự phục hồi tích cực với chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 10,26% so với cùng kỳ.
Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Tháng 4/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận phục hồi tích cực, trong đó ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng tới 26,86%.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Dịp lễ được nghỉ liên tục 5 ngày nhưng để đảm bảo tiến độ đơn hàng, đa số các doanh nghiệp phải sắp xếp lại lịch hoạt động sản xuất.
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Từ đầu năm tới nay, Nam Định luôn nằm trong top tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước.
Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Đồng được dự báo sẽ quyết định trật tự kinh tế toàn cầu thế kỷ 21 trong bối cảnh nhiều nước đang chạy đua để hoàn thiện quá trình chuyển đổi năng lượng.
2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

Bình Thuận đã đưa ra một số khó khăn và khuyến nghị để phát triển cụm công nghiệp tại địa phương.
4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo, bảo vệ sản xuất trong nước.
Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Dù tăng 2,95% nhưng đây vẫn là mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm gần đây của Yên Bái.
Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Theo các chuyên gia, công nghiệp hỗ trợ vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên cần có những chính sách hỗ trợ đủ mạnh, tạo bệ đỡ cho doanh nghiệp.
Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Từ 16–18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) tại Hà Nội.
Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn đánh giá Bộ Công Thương đã có cuộc làm việc quan trọng, giúp nâng năng lực cạnh tranh ngành da giày Việt Nam
Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục thay đổi, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà mua hàng đưa ra.
Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định kiên quyết thu hồi các dự án không đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu nhằm hoàn thành kế hoạch cũng như thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Sáng 25/4, tại Bình Dương, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Da giầy Túi xách Việt Nam
Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ được xem là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, từ đó giúp tự chủ công nghiệp.
Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam là quốc gia duy nhất có thể tham gia đầy đủ các công đoạn của chuỗi bán dẫn và chỉ có 18 tháng để chớp ''thời cơ vàng'' với công nghiệp bán dẫn.
Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Ông Nguyễn Thế Hiệp- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực.
Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Với chủ trương hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp cùng cơ chế hỗ trợ về chính sách đã giúp tỉnh Bắc Giang tạo được nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư
Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Nhằm tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày, ngày 25/4/2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn sẽ làm việc với Lefaso.
Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản.
Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang có buổi tiếp xúc cử tri tại tỉnh Thái Nguyên lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động