Chủ nhật 20/04/2025 18:00

Công nghệ sinh trắc học mang lại sự bảo mật và tiện lợi khi thanh toán

Hơn 3/4 người tiêu dùng Việt Nam sử dụng công nghệ xác thực sinh trắc học để xác minh danh tính và thanh toán, nhiều hơn các phương thức xác thực khác.

Theo Chỉ số thanh toán mới của Mastercard năm 2022, công nghệ sinh trắc học nhận được niềm tin từ đông đảo người tiêu dùng. Tuy nhiên, vấn đề quyền riêng tư là một trở ngại lớn đối với đa số người dùng tham gia khảo sát, với 71% người được hỏi quan tâm đến các đơn vị có quyền truy cập dữ liệu sinh trắc học của họ.

Công nghệ sinh trắc học mang lại sự bảo mật và tiện lợi khi thanh toán

Số liệu mới nhất về thói quen, thái độ và lựa chọn thanh toán của người dùng được công bố trong Chỉ số thanh toán mới thường niên thứ hai của Mastercard, thực hiện trên 40 thị trường thuộc 5 khu vực, trong đó có 7 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương bao gồm Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Thái Lan và Việt Nam.

Khảo sát chỉ ra, người tiêu dùng Việt Nam tích cực đón nhận công nghệ sinh trắc học, với 75% người được hỏi nhận thấy việc sử dụng công nghệ này mang lại nhiều tiện ích hơn so với thẻ vật lý hay các thiết bị thanh toán khác. Tỉ lệ người tiêu dùng sử dụng công nghệ xác thực bằng sinh trắc học tại Việt Nam cũng cao hơn mức trung bình của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, với 76% người tiêu dùng từng sử dụng hình thức xác thực này để thanh toán khi mua hàng trong năm qua, so với tỷ lệ 53% người tiêu dùng trong khu vực.

Mặc dù vậy, 59% người tiêu dùng Việt Nam sử dụng hình thức xác thực bằng công nghệ sinh trắc học thường xuyên hơn trong năm ngoái, thể hiện sự cởi mở trong việc đón nhận công nghệ thanh toán mới. Con số này cũng cho thấy tiềm năng chưa được khai phá của phương thức xác thực này nếu các nhà cung cấp giải quyết được những lo ngại về quyền riêng tư của người tiêu dùng.

Với sức hút của thanh toán điện tử tiếp tục gia tăng tại thị trường Việt Nam, nghiên cứu của Mastercard góp phần chỉ ra tiềm năng phát triển mạnh mẽ của công nghệ sinh trắc học, khi người dùng vẫn ưa chuộng công nghệ này ngay cả khi chưa chắc chắn về việc quản lý dữ liệu cá nhân. Nếu các bên liên quan trong hệ sinh thái thanh toán có thể phát triển các quy trình và phổ biến kiến thức nhằm giảm thiểu tối đa sự lo ngại của người tiêu dùng, công nghệ xác thực sinh trắc học có thể trở thành phương thức xác minh danh tính phổ biến trong các giao dịch thanh toán”, bà Winnie Wong, Giám đốc Quốc gia của Mastercard tại Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết.

Các loại hình công nghệ sinh trắc học được người tiêu dùng Việt Nam sử dụng hoặc cân nhắc sử dụng cao hơn so với mức trung bình trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong đó, phương thức phổ biến nhất lần lượt là xác minh bằng vân tay (93% so với 72% của khu vực), nhận diện khuôn mặt (89% so với 68% của khu vực) và nhận diện giọng nói (79% so với 59% của khu vực).

PV
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

CEO NVIDIA nói gì về công nghệ chip quang tiết kiệm điện?

Sắp có cơ chế đột phá thúc đẩy đổi mới sáng tạo

Phát hiện mới về năng lượng hạt nhân ứng dụng cho hàng hải

Trung Quốc đạt bước tiến về phát triển 'mặt trời nhân tạo'

Nhật Bản đưa vật liệu siêu dẫn vào pin thế hệ mới

Triển lãm CES: Trải nghiệm sạc nhanh điện thoại trong 2 giây

4 doanh nghiệp chiến thắng giải thưởng phát triển bền vững

Siêu máy tính 3.000 USD của NVIDIA gây ấn tượng tại CES

HPT D-DAY 2024: Chia sẻ công nghệ tiên tiến và chuyển đổi số cho doanh nghiệp

2 dự án Khởi nghiệp Quốc gia có cơ hội nhận giải thưởng 100.000 USD

LETCO góp phần hiện thực hoá mục tiêu chiến lược khoa học, công nghệ ngành Công Thương

Ngành phân bón tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Nâng cao độ tin cậy trong cung cấp điện cho các ứng dụng quan trọng

Nhu cầu mua sắm dịp cuối năm tăng cao là cơ hội để hacker gia tăng tấn công

Số hóa trong lĩnh vực công nghiệp - bài toán cho các nhà sản xuất

40 năm ra đời APC UPS: Dấu son trên hành trình đổi mới sáng tạo bền vững

Năm 2030, lợi ích từ trí tuệ nhân tạo cho doanh nghiệp đạt 79,3 tỷ USD

Vietnam Martech Day 2024: Hợp nhất công nghệ, hướng tới tương lai

Sau 15 ngày ra mắt chính thức, đã có 3 triệu người sử dụng mạng 5G

Công nghệ in 3D Stratays hướng tới phát triển xanh, bền vững