Công nghệ cao giải quyết bài toán ô nhiễm nguồn nước
Môi trường 07/12/2022 13:07 Theo dõi Congthuong.vn trên
Báo động ô nhiễm nguồn nước từ đô thị hóa, công nghiệp hóa |
Thực trạng ô nhiễm nguồn nước và hiểm họa đối với sức khỏe
Theo Unicef, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đang đứng TOP 5, chỉ sau Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Thái Lan – những nước có lượng rác thải đổ trực tiếp ra môi trường nhiều nhất thế giới hiện nay. Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… do tốc độ đô thị hóa quá nhanh và mật độ dân số quá đông đúc.
![]() |
Sông Tô Lịch – hình ảnh đầy ám ảnh của người dân Thủ đô (Nguồn ảnh: Internet) |
Gần đây, hình ảnh những con sông, con kênh, mương tù đọng, nước đen bốc mùi hôi ngay trong lòng những khu dân cư đang trở thành “nguồn nước chết”, là nỗi ám ảnh của nhiều người. Đây chính là hậu quả nhãn tiền của việc xả thải sinh hoạt chưa qua xử lý hay các hóa chất hòa tan trong nước giặt, nước rửa chén, sữa tắm và đặc biệt là từ nước thải của những chiếc bể phốt.
Quay ngược thời gian cách đây vài chục năm, khi những chiếc bệ xí đầy phân tro hay những chiếc “cầu tõm” còn khá phổ biến, con người đã phải sống chung với ô nhiễm mà không lường hết được hậu quả. Sau này, các bể phốt bê tông ra đời, được hầu hết các gia đình xây ngầm dưới đất khi làm nhà và tiếp tục được duy trì cho tới ngày nay. Tuy nhiên, nguy cơ tiềm ẩn từ những chiếc bể phốt này là rất lớn khi xuất hiện tình trạng nứt vỡ và rò rỉ chất thải ra môi trường sau một thời gian sử dụng, gây nên vô số hiểm họa với sức khỏe con người. Đây là một trong số những nguyên nhân chính gây ra các bệnh ung thư, bệnh về tim mạch, tiêu chảy, suy giảm hệ miễn dịch, vô sinh… Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giải quyết dứt điểm tình trạng này?
Đưa các giải pháp công nghệ cao vào xử lý nước thải
Trước tình trạng rò rỉ chất thải từ hệ thống tự hoại bằng bê tông cốt thép đã lỗi thời, các nước tiên tiến trên thế giới như Nhật Bản, Ấn Độ đã ứng dụng các giải pháp công nghệ cao vào lĩnh vực xử lý nước thải. Trong đó, bể phốt thông minh có thể xem là một giải pháp xanh, có thể khắc phục được hầu hết những nhược điểm của bể phốt bê tông truyền thống. Sản phẩm này cũng đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2016, không chỉ phục vụ hộ gia đình mà còn được lắp đặt tại các khu công nghiệp, nhà máy hay các khu đông dân cư.
Ngoài ưu điểm là sử dụng chất liệu nhựa nguyên sinh cao cấp (LLDPE), đúc liền khối, bể phốt thông minh còn có chức năng lọc thô các chất thải nhờ thiết kế đặc biệt với hệ thống hàng trăm quả cầu nhựa bên trong. Tại đây, các loại vi sinh kỵ khí sẽ bám trụ, sinh sôi và xử lý các chất thải hữu cơ trước khi thải ra môi trường. Vì vậy, nước thải ra đạt tiêu chuẩn nước loại B, đủ tiêu chuẩn xả thải và an toàn với môi trường.
![]() |
Bể phốt thông minh – Giải pháp xanh trong xử lý ô nhiễm nguồn nước |
Ngoài ra, sản phẩm này còn rất cơ động, dễ dàng lắp đặt và vận chuyển ở các địa hình khác nhau như trong nhà hay ngoài vườn với mức chi phí hợp lý. Tuổi thọ của chiếc bể phốt thông minh lên đến hơn 50 năm, có thể chịu được các tạp chất hóa học và đặc biệt là không lo nứt vỡ hay rò rỉ chất thải.
![]() |
Hệ thống xử lý nước thải hiện đại đang được thử nghiệm tại huyện Đông Anh - Hà Nội |
Để giải quyết vấn nạn ô nhiễm nguồn nước, công nghệ xử lý nước thải Jokaso – Nhật Bản và GJ-R Hàn Quốc cũng đã được Việt Nam đưa vào ứng dụng từ năm 2020. Hiện nay, huyện Đông Anh (Hà Nội) đang là địa phương đầu tiên trên cả nước chạy thử nghiệm 2 công nghệ xử lý nước thải này. Với công nghệ hiện có, chủ đầu tư công trình này khẳng định: “Không khó để có được giải pháp giải quyết ô nhiễm sông Tô Lịch”.
Các giải pháp công nghệ cao được ứng dụng trong xử lý nước thải chính là nỗ lực của Nhà nước và doanh nghiệp với khát vọng mang tới môi trường nước sạch cho người dân, vì sức khỏe cộng đồng.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Hà Nội ô nhiễm không khí kéo dài đến giữa tháng 2, mưa phùn tiếp diễn

Điện khí hoá và giảm phát thải là ưu tiên toàn cầu trong năm 2023

Miền Bắc sắp chuyển nồm ẩm, kèm mưa phùn rải rác

Từ chiều tối mùng 2 Tết: Miền Bắc đón đợt rét đậm, rét hại

Thời tiết Miền Bắc dịp Tết Nguyên đán như thế nào?
Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn "Phát thải ròng bằng 0 (Net Zero 2050): Từ cam kết đến hành động"

Thời tiết miền Bắc đang ấm dần lên, Hà Nội mưa nhỏ và sương mù

Thái Nguyên: Một trại lợn xả thải bừa bãi, trăm người dân phải chịu đựng

Miền Trung sắp đón mưa lớn trên diện rộng, nguy cơ ngập úng ở khu vực đô thị

Gần 1.200 doanh nghiệp phải cung cấp thông tin phục vụ kiểm kê khí nhà kính

Thi công Sân bay Long Thành gây ô nhiễm bụi vượt hơn 18 lần cho phép

Bài 2: Cần hài hòa phát triển đô thị với giữ “lá phổi xanh”

Phát triển đô thị xanh bền vững ở Hà Nội: Bài 1: Báo động tình trạng “lá phổi xanh” bị bức tử

Xuất hiện mưa tuyết trên đỉnh núi Fansipan

Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Trao giải Liên hoan phim môi trường toàn quốc lần thứ 8

Quản lý tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Mức xử phạt hành vi vi phạm trách nhiệm tái chế sản phẩm như thế nào?

Đồng Nai: Phát hiện cơ sở đốt trái phép hàng chục tấn chất thải nguy hại

Sớm xử lý tro bay phát sinh ở Nhà máy đốt rác phát điện Cần Thơ

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai công tác năm 2023

BASF Việt Nam giúp học sinh tìm hiểu về môi trường với hai thí nghiệm online mới

Hoa Kỳ công bố hợp đồng trị giá 29 triệu USD để xử lý dioxin tại Sân bay Biên Hòa

Xây dựng thị trường các bon rừng ở Việt Nam: Vẫn thiếu khung pháp lý
