Chủ nhật 11/05/2025 19:42

Công nghệ 3D sẽ tác động rất lớn đến ngành dệt may Việt Nam

Bên lề hội nghị Liên đoàn dệt may các nước Đông Nam Á (AFTEX) và triển lãm HANOITEX 2016, chiều 2/11, Hiệp hội Dệt may Việt Nam phối hợp với Quỹ Hợp tác ASEAN Hàn Quốc, Viện công nghệ Công nghiệp KiTech Hàn Quốc tổ chức hội thảo “Tăng cường năng lực chuỗi cung ứng trong khối dệt may ASEAN hướng tới sự phát triển bền vững” nhằm chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm về phát triển ngành dệt may Việt Nam hiện tại cũng như trong tương lai.
Khách thăm quan các gian hàng tại triển lãm HANOITEX 2016.

Tại Hội thảo, ông Park Jun Ho, Giám đốc văn phòng đại diện KiTech, đánh giá thương mại dệt may giữa Hàn Quốc với các nước ASEAN đã đạt tăng trưởng ngày càng cao trên thị trường. Đặc biệt, Lào, Việt Nam, Myanmar, Indonesia, Campuchia đang tăng cường việc nhập khẩu vải và đồ dệt kim từ Hàn Quốc, trong khi Hàn Quốc tăng cường nhập khẩu sản phẩm may mặc hoàn chình từ các nước này.

Ông Park cho biết để có thể thành công và mang lại lợi ích cho cả các công ty Hàn Quốc và các doanh nghiệp địa phương trong từng thành viên ASEAN, thì cần tìm hiểu hết thế mạnh và điểm yếu của ngành dệt may của từng nước khối ASEAN để từ đó có thể hợp tác và hoạt động có tổ chức hơn.

Ông Kag II Kim, Giám đốc điều tiếp thị và chiến lược khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chia sẻ về thiết kế thời trang thông minh với ứng dụng tương tác 3D. Nhà thiết kế có thể dùng công nghệ 3D để thay thế những công việc thiết kế mà từ trước đến nay các nhà thiết kế vẫn làm là đo thông số cũng như cách chọn màu sắc phải mất nhiều công đoạn. Việc sử dụng công nghệ 3D sẽ làm giảm đi đáng kể thời gian cho việc thiết kế, cũng như đáp ứng mọi yêu cầu như kích cỡ, màu sắc, kiểu dáng. Người ta có thể dùng công nghệ 3D đề hoàn tất công việc thiết kế một cách nhanh chóng.

Theo ông Chương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, với công nghệ 3D, trong tương lai, ngành dệt may Việt Nam có thể chịu tác động rất lớn. Công nghệ thông tin cùng với internet được dự báo trong tương lai sẽ thay thế những lao động trong ngành dệt may.

Ông Hai Gyung Jung, Chủ tịch công ty Yuoth HiTech Vina, chia sẻ về giải pháp nhà máy thông minh đối với ngành may, doanh nghiệp có thể dùng công nghệ 3D trong công đoạn cắt.

Tuy nhiên, ông Chương Văn Cẩm cho rằng công nghệ này gặp một số thách thức như vốn đầu từ không nhỏ cũng như nguồn lực, chúng ta phải hiểu để nắm bắt công nghệ mới có thể làm chủ được nó. Điều này cũng dự báo nó sẽ phát triển rất nhanh chóng và thay thế tỷ lệ không nhỏ người lao động. Tuy nhiên, trong khâu may thời gian dài chúng ta vẫn cần đến bàn tay khéo léo của con người lao động chứ không thể thay thế máy mọc thiết bị một cách nhanh chóng được.

Ông Chương Văn Cẩm đưa ra cảnh báo ngành dệt may ở các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng cần tính đến việc làm thế nào để tăng được năng lực cạnh tranh trong thời gian sắp tới.

Ông Thân Đức Việt, Phó Tổng giám đốc Công ty May 10, cho rằng trong việc tạo ra sản phẩm thời trang đòi hỏi tính sáng tạo cao, và để phát triển thêm phần sáng tạo này việc hỗ trợ của khoa học cũng rất quan trọng như công nghệ 3D hiện nay có cả ngân hàng dữ liệu hỗ trợ cho các nhà thiết kế rất nhiều về thông số thiết kế cũng như chọn màu sắc.

Theo TTXVN/Vietnam+
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra triển lãm ngành công nghiệp đồ uống

May 10 tăng tốc cho đơn hàng xuất khẩu đầu năm 2025

Hà Nội: Đặt mục tiêu giá trị tăng thêm ngành công nghiệp đạt từ 6,95%

Lai Châu đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến

May 10 phát động thi đua lao động sản xuất năm 2025

Ngành da giày đã ‘hết thời’ gia công theo kiểu cũ

Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Phát triển bền vững: Doanh nghiệp da giày đối mặt 5 thách thức lớn

Ứng dụng công nghệ - 'Chìa khoá' giúp ngành dệt may chinh phục mục tiêu 47-48 tỷ USD

Doanh nghiệp dệt may chủ động đáp ứng kế hoạch kinh tế tuần hoàn

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?