“Tứ đại gia’’ EU trong hợp tác, phát triển với Việt Nam:

Cộng hòa Liên bang Đức - “Đầu tàu’’ về quan hệ thương mại

Sau 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 20 năm ký Hiệp định khung hợp tác và 5 năm ký Hiệp định đối tác chiến lược EU - Việt Nam... nổi lên 4 quốc gia  trong số 28 thành viên của EU là CHLB Đức, CH Pháp, Hà Lan, Vương quốc Anh và Bắc Ai Len luôn đi đầu trong quan hệ hợp tác và phát triển với Việt Nam (căn cứ vào kim ngạch thương mại song phương và tổng vốn đăng ký đầu tư).

Hãng xe sang Mercedes - Benz hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam - Ảnh: Hà Giang

Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức là quốc gia đông dân nhất EU (gần 82,5 triệu người) và đứng thứ 2 về diện tích lãnh thổ (357.021 km2). Với vị thế địa chính trị và tiềm lực kinh tế riêng, quốc gia này luôn chiếm vị trí “đầu tàu” trong quan hệ thương mại với Việt Nam.

Là quốc gia đông dân lại nằm giữa lòng châu Âu, CHLB Đức có 3.757 km biên giới chung với 9 nước láng giềng: Pháp, Séc, Ba Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Áo, Thụy Sĩ và Luxemburg. Đức cũng là nước có nền kinh tế lớn nhất châu Âu, giá trị GDP hằng năm chỉ đứng sau Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc. Năm 2011, quy mô của nền kinh tế Đức đạt 3.340 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 39.614 USD. Là thành viên của G8 từ năm 1975, nền công nghiệp Đức phát triển hàng đầu thế giới với các lĩnh vực chủ yếu là: chế tạo xe hơi, chế tạo máy móc, thiết bị, hóa chất, kỹ thuật điện và điện tử với những tập đoàn đa quốc gia tầm cỡ thế giới như: Mercedes-Benz, BASF, Robert Bosch GmbH, E.On, Deutsche Telekom, Siemes AG, Deusche Bank… Tuy nhiên, trụ cột của nền kinh tế Đức lại là các công ty có quy mô nhỏ và vừa thu hút khoảng 20 triệu lao động thường xuyên.

Bên cạnh công nghiệp, nông nghiệp cũng chiếm một vị trí quan trọng của nền kinh tế Đức. Phần lớn diện tích đất đai của quốc gia rộng thứ 2 châu Âu được dành cho phát triển nông nghiệp. Trong đó, vùng bờ biển phía bắc là nơi phát triển các trang trại chăn nuôi bò sữa, ngựa; vùng ven chân núi Alps tập trung chăn nuôi lợn, bò, cừu và gia cầm; còn vùng đất màu mỡ phía nam thích hợp cho việc gieo trồng khoai tây, củ cải đường, lúa mì, lúa mạch, ngũ cốc, nho... Không phải ngẫu nhiên, Đức cũng là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu sữa, chế phẩm sữa và thịt gia súc nhiều nhất thế giới. Các sản phẩm từ thành quả chăn nuôi và trồng trọt của Đức được điều tiết bởi chính sách nông nghiệp của EU...

CHLB Đức xác định xuất nhập khẩu là động lực quan trọng hàng đầu của cả nền kinh tế. Trong nhiều thập kỷ cuối của thế kỷ XX, Đức luôn là nước có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới với khoảng 1.120 tỷ USD/năm và chỉ chịu nhường lại ngôi vị này cho Trung Quốc từ năm 2009. Tương tự, quốc gia đông dân nhất châu Âu này cũng trở thành thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc với quy mô gần 1.000 tỷ USD/năm.

Với vị thế là quốc gia xuất nhập khẩu lớn thứ 3 thế giới, Đức là nước đi đầu trong việc ủng hộ tự do hóa thương mại toàn cầu. Đồng thời với việc tập trung vào thị trường EU và Mỹ, Đức luôn chủ động trong việc khai thông và mở rộng ra các thị trường mới nổi ở châu Mỹ La tinh, châu Phi và châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.

Năm 2015, CHLB Đức và Việt Nam kỷ niệm tròn 40 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (23/9/1975 - 23/9/2015). Qua 40 năm, quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai quốc gia không ngừng phát triển và ngày càng hiệu quả, thiết thực không chỉ về ngoại giao mà cả về kinh tế, thương mại.

Việt Nam đứng thứ 4 trong 144 quốc gia xuất khẩu hàng hóa vào Đức và thứ 55/144 nước nhập khẩu hàng hóa từ Đức. Với Việt Nam, CHLB Đức là đối tác thương mại số 1 tại EU với 20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm vào khối này. Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Đức các nhóm hàng chủ yếu như giày dép, sản phẩm dệt may, cà phê, đồ gỗ gia dụng, thủy sản, đồ da... và nhập khẩu từ Đức máy móc, thiết bị kỹ thuật, ôtô, máy dệt, hóa chất, dược phẩm.

Đánh giá cao vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, nhất là trong khối ASEAN, đồng thời nhìn nhận Việt Nam là một thị trường tiềm năng phát triển nhanh ở châu Á, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ, tháng 10/2011, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Thủ tướng Angela Markel đã cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Tuyên bố chung Hà Nội về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước, thông qua các mục tiêu, biện pháp tăng cường và ưu tiên hợp tác cho nhiều lĩnh vực. Sau khi trở thành đối tác chiến lược, ngay trong năm 2011, mặc dù Đức bị tác động tiêu cực bởi dư chấn nợ công ở châu Âu, trong khi Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì trao đổi thương mại hai nước lần đầu tiên chạm ngưỡng 6 tỷ USD. Chỉ số đó tiếp tục được duy trì và liên tục tăng trưởng, năm 2012 đạt 6,4 tỷ USD, năm 2013 vượt lên 7,7 tỷ USD và năm 2014 nhích lên 7,8 tỷ USD, tăng 1,4%, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Đức đạt 5,180 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2013.

Nếu năm 2006, kim ngạch thương mại song phương Đức - Việt Nam còn dừng ở con số khiêm tốn là 2,3 tỷ USD, đến năm 2010 tăng lên 4,1 tỷ USD. Nhắc lại những dấu mốc đó đủ để thấy rằng, 4 năm đầu thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, quan hệ thương mại Đức - Việt Nam đã có bước tiến dài, năm 2014 tăng hơn 3 lần so với 10 năm trước.

Nói về những thành tựu “đầu tàu” trong quan hệ thương mại CHLB Đức - Việt Nam mà không nhắc đến đầu tư sẽ là không đầy đủ. Tuy nhiên cũng phải nói ngay rằng, khác với quan hệ thương mại, đầu tư của quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu châu Âu với Việt Nam đang còn ở mức rất khiêm tốn so với tiềm năng và mong muốn của mỗi bên. Cho đến nay, Đức chỉ đứng thứ 23/101 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 232 dự án còn hiệu lực và tổng vốn đăng ký 1,25 tỷ USD, tập trung vào các lĩnh vực chế biến, chế tạo, phân phối, điện. Hiện có khoảng 250 doanh nghiệp, trong đó có nhiều tập đoàn nổi danh ở Đức và trên thế giới như: Siemens, Mercedes Benz, Bosch, Bilfinger, Adidas, Braun… đang kinh doanh hiệu quả tại Việt Nam.

Đáng chú ý, hiện tại Đức và Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm như: Ngôi nhà Đức và xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 tại TP.Hồ Chí Minh. Gần đây, Chính phủ Đức cũng đã khẳng định và ủng hộ Việt Nam xây dựng và phát triển Trường Đại học Việt - Đức thành trường đại học tiêu biểu có đẳng cấp trong khu vực. Đây là những điểm nhấn, tín hiệu mới về đầu tư của Đức ở Việt Nam.

CHLB Đức là quốc gia tích cực và đi đầu ủng hộ Việt Nam tăng cường quan hệ, hợp tác toàn diện với EU, thúc đẩy EU sớm kết thúc đàm phán, ký hiệp định thương mại tự do (EVFTA) với Việt Nam. Chắc chắn trong tương lai gần, sau khi EVFTA Việt Nam - EU chính thức được ký kết, cùng với vai trò “đầu tàu” trong quan hệ thương mại EU-Việt Nam lâu nay, đầu tư của Đức sẽ có những bước bứt phá tương xứng với tiềm năng cũng như kỳ vọng của mỗi bên.

Bài 4: Ấn tượng đất nước hoa tuy lip

TIN LIÊN QUAN
“Tứ đại gia’’ EU trong hợp tác, phát triển với Việt Nam
“Tứ đại gia’’ EU trong hợp tác, phát triển với Việt Nam
Bùi Đức Khiêm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất công nghệ cao khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm

Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất công nghệ cao khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm

Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, doanh thu tài chính quý I của quốc gia này đã giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2023 bởi ảnh hưởng từ điều chỉnh thuế trước đó.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga? Khi Tổng thống Volodymir Zelensky một lần nữa nhắc lại vấn đề này.
Chiến sự Nga-Ukraine 23/4/2024: Xung đột có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga hợp quân ở thành phố chiến lược

Chiến sự Nga-Ukraine 23/4/2024: Xung đột có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga hợp quân ở thành phố chiến lược

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Xung đột ở Ukraine có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga tập hợp quân ở thành phố chiến lược.
Tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu sang Indonesia

Tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu sang Indonesia

Việt Nam-Indonesia còn nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác kinh tế. Để khai thác tốt thị trường này, doanh nghiệp trong nước cần tận dụng tốt ưu đãi từ các FTA.
Gia tăng xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu: Những quy định doanh nghiệp cần lưu ý

Gia tăng xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu: Những quy định doanh nghiệp cần lưu ý

An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề then chốt của hàng thực phẩm Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu nói chung và Bắc Âu nói riêng.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS trong tuần tới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS trong tuần tới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS và các gói viện trợ quân sự mới từ tuần tới, sau khi Mỹ thông qua luật viện trợ mới.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ khi các bên không tìm được tiếng nói chung sau vụ tấn công ở Syria
Chiến sự Israel-Hamas 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Gaza

Chiến sự Israel-Hamas 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Dải Gaza.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024:

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: ''Vẫn chưa quá muộn'' để cung cấp viện trợ quân sự mới cho Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: “Vẫn chưa quá muộn” để cung cấp viện trợ quân sự mới cho Ukraine; Nga kiểm soát thêm làng ở Donetsk.
Chiến sự Israel-Hamas 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng

Chiến sự Israel-Hamas 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng.
Các nước đang phát triển đứng trước cơ hội được tiếp cận gói tín dụng 400 tỷ đô

Các nước đang phát triển đứng trước cơ hội được tiếp cận gói tín dụng 400 tỷ đô

Mới đây, các Ngân hàng Phát triển Đa phương (MDB) đã thống nhất cung cấp dư nợ cho vay bổ sung từ 300 - 400 tỷ USD cho các nước gặp khó khăn trong vòng 10 năm.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ; Kiev có thể cho phạm nhân ra mặt trận khi nguồn lực tổng động viên đã cạn.
Chiến sự Nga-Ukraine 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột

Chiến sự Nga-Ukraine 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột.
Lý do khiến an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc

Lý do khiến an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc

Đối với Trung Quốc vấn đề an ninh lương thực được coi là một trong những thách thức và nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ.
Tỷ phú Elon Musk dự chi hàng tỷ đô, kỳ vọng Tesla bứt phá tại thị trường Ấn Độ

Tỷ phú Elon Musk dự chi hàng tỷ đô, kỳ vọng Tesla bứt phá tại thị trường Ấn Độ

Tỷ phú Elon Musk dự tính đầu tư từ 2 đến 3 tỷ đô la để xây dựng một nhà máy mới của Tesla tại Ấn Độ.
Tương lai ASEAN 2024: Diễn đàn của mỗi người dân vì một ASEAN phát triển bền vững

Tương lai ASEAN 2024: Diễn đàn của mỗi người dân vì một ASEAN phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 23/4 tới đây. Đây là cơ hội để người dân tham gia sâu rộng hơn vào tiến trình của ASEAN.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường tại khu vực Kharkov để tấn công phía Nga.
Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran?

Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran?

Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran với một đợt tấn công hạn chế không gây bất kỳ tổn thất đáng kể nào cho Iran?
Vì sao nền kinh tế Trung Quốc có sự phục hồi diệu kì trong quý I/2024?

Vì sao nền kinh tế Trung Quốc có sự phục hồi diệu kì trong quý I/2024?

Theo các chuyên gia, sự dịch chuyển mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế đã giúp GDP Trung Quốc tăng trưởng vượt kỳ vọng trong quý I/2024.
Chiến sự Nga-Ukraine 20/4/2024: Ukraine sắp “thất thủ” vì thiếu đạn dược; châu Âu không thừa nhận sai lầm trong chiến lược

Chiến sự Nga-Ukraine 20/4/2024: Ukraine sắp “thất thủ” vì thiếu đạn dược; châu Âu không thừa nhận sai lầm trong chiến lược

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine sắp “thất thủ” vì thiếu đạn dược; châu Âu không thừa nhận sai lầm trong chiến lược.
Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế vẫn còn “ngổn ngang”, theo đó thực thi hiệu quả các FTA sẽ mở ra cơ hội tăng trưởng cho Việt Nam.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng; Nga tăng cường sản xuất "Bão mặt trời" để tăng cường khả năng tấn công.
Các hãng vận tải tìm lợi ích ngắn hạn khi cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước lên cao

Các hãng vận tải tìm lợi ích ngắn hạn khi cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước lên cao

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước container lên cao, các hãng vận tải phần lớn đã từ bỏ chiến thuật sử dụng các chuyến đi trống để điều chỉnh nguồn cung.
Căng thẳng Israel - Iran: Israel bất ngờ tấn công tên lửa trả đũa Iran

Căng thẳng Israel - Iran: Israel bất ngờ tấn công tên lửa trả đũa Iran

Căng thẳng Israel - Iran: Israel bất ngờ tấn công tên lửa trả đũa Iran sau vụ tập kích quy mô lớn với hơn 300 đạn tên lửa Tehran thực hiện hôm 14/4.
Cuộc cạnh tranh trên thị trường xe điện toàn cầu đang nóng lên

Cuộc cạnh tranh trên thị trường xe điện toàn cầu đang nóng lên

Năm 2023 là một năm kỷ lục của xe điện. Châu Á là chiến trường của thị trường xe điện, trong đó Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động