Theo ông Lê Đình Quảng - Phó trưởng Ban Quan hệ lao động, TLĐLĐ Việt Nam, những tiêu chuẩn được đề cập trong CPTPP chính là các tiêu chuẩn lao động cơ bản được nêu trong tuyên bố 1998 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) như tự do hiệp hội; cho phép người lao động làm việc trong 1 doanh nghiệp được thành lập tổ chức của người lao động ở cấp cơ sở theo sự lựa chọn của họ, các tổ chức này được quyền không kém hơn so với công đoàn cơ sở thuộc hệ thống TLĐLĐ Việt Nam. Các tổ chức này có thể gia nhập hoặc cùng nhau thành lập tổ chức của người lao động ở cấp cao hơn.
Công đoàn Công Thương tích cực đổi mới, tạo niềm tin cho đoàn viên, người lao động |
Đây là lần đầu tiên vấn đề đa công đoàn sẽ được quy định và áp dụng tại Việt Nam, thay cho trước đây chỉ có các công đoàn cơ sở thuộc quản lý và duy nhất do TLĐLĐ Việt Nam lãnh đạo. Việc này sẽ làm thay đổi cơ bản nhận thức và nguyên tắc tổ chức, hoạt động, giá trị cốt lõi, truyền thống của tổ chức công đoàn .
Theo đó, tổ chức công đoàn "độc lập" sẽ không phải thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm chính trị, chỉ tập trung vào nhiệm vụ chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền lợi của người lao động. Trong khi đó, hệ thống công đoàn Việt Nam phải thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức chính trị - xã hội nên nguồn lực bị phân tán, thiếu cơ chế chủ động trong tuyển dụng, đào tạo, sử dụng… cán bộ công đoàn dẫn đến hệ lụy công đoàn dễ ngày càng mất niềm tin của công nhân, lao động, mất đoàn viên.
"Tuy nhiên, Việt Nam đã đạt được thỏa thuận song phương với 10 nước về việc "tạm hoãn" thực thi cơ chế trừng phạt thương mại trong giải quyết tranh chấp về lao động đối với một số nghĩa vụ. Thỏa thuận "tạm hoãn" cho phép công đoàn Việt Nam có một khoảng chững để thích ứng và chuyển mình" - ông Quảng cho hay.
Theo ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương - dù không có CPTPP thì TLĐLĐ Việt Nam nói chung, Công đoàn Công Thương nói riêng cũng phải liên tục đổi mới và thay đổi, tuy nhiên, kết quả thay đổi này chưa được "đặt nặng".
Đồng quan điểm, Chủ tịch Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội, Phạm Anh Minh cho rằng, cần nhiều hơn nữa những hoạt động tuyên truyền để đoàn viên tiếp cận và nhìn nhận các thách thức rõ hơn, từ đó chủ động thay đổi trong tiến trình hội nhập.
Theo ông Trần Quang Huy - Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam, thời gian qua, công đoàn các đơn vị trực thuộc đã xây dựng được tổ chức công đoàn và hoạt động có hiệu quả, là tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, người lao động, tạo được niềm tin của đoàn viên công đoàn. Ngưỡng cửa CPTPP đã mở, dù có nhiều thách thức, trong CPTPP Việt Nam vẫn bảo toàn vai trò thống lĩnh của TLĐLĐ Việt Nam. Dù vậy, cùng với TLĐLĐ Việt Nam, Công đoàn Công Thương sẽ tích cực hơn nữa trong việc xây dựng niềm tin để người lao động yên tâm và ủng hộ hoạt động của tổ chức công đoàn.
Ông TrầnQuang Huy - Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam: Thay đổi và đổi mới là tất yếu, nếu thực hiện tốt điều này những thách thức sẽ trở thành cơ hội, công đoàn Việt Nam sẽ là tổ chức đại diện cho quyền lợi của người lao động. |