Tổng điều tra kinh tế trên phạm vi cả nước TP. Hồ Chí Minh: 46% doanh nghiệp kê khai tổng điều tra kinh tế |
Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 là hai cuộc điều tra thống kê trong Chương trình điều tra thống kê quốc gia theo Quyết định số 307/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1096/QĐ-BNV ngày 23/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Trong đó, Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 do Bộ Nội vụ lần đầu tiên chủ trì triển khai thực hiện với sự hỗ trợ của Tổng cục Thống kê và các bộ, ngành, địa phương. Cuộc điều tra cũng đã ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong hoạt động Điều tra (gồm thu thập thông tin và xử lý dữ liệu) đã giúp nâng cao hiệu quả của cuộc Điều tra.
Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 do Bộ Nội vụ lần đầu tiên chủ trì triển khai thực hiện với sự hỗ trợ của Tổng cục Thống kê và các bộ, ngành, địa phương |
Kết quả Tổng điều tra kinh tế do Tổng cục Thống kê thực hiện cho thấy, tính đến thời điểm 31/12/2020, cả nước có 684,3 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh với số lao động là 14,7 triệu người, tăng 35,5% về số doanh nghiệp và tăng 4,9% về số lao động so với năm 2016. Cũng tại thời điểm trên, cả nước có gần 15,3 nghìn hợp tác xã (HTX) với số lao động là 167 nghìn người, tăng 17,6% về số HTX và giảm 16,9% về lao động so với năm 2016. Số cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể (cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể) năm 2020 đạt gần 5,2 triệu cơ sở với 8,7 triệu lao động, tăng 5,9% về số cơ sở và tăng 5,2% về số lao động so với năm 2016.
Về kết quả Điều tra cơ sở hành chính do Bộ Nội vụ thực hiện, kết quả cho thấy, số các cơ sở hành chính, cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội năm 2020 giảm so với năm 2016. Tính đến ngày 31/12/2020, cả nước có gần 32,3 nghìn đơn vị hành chính, cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội (gọi tắt là đơn vị hành chính), giảm 49,1% so với năm 2016.
Xét theo vùng, mật độ phân bố các cơ sở hành chính có sự phân hóa rõ nét, vùng kinh tế Bắc trung bộ và Duyên hải miền trung có số lượng cơ sở hành chính lớn nhất với 7.575 đơn vị, chiếm 23,46%. Đặc biệt, số đơn vị hành chính giảm so với số liệu điều tra năm 2017.
Tính đến thời điểm 31/12/2020, cả nước có 684,3 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh với số lao động là 14,7 triệu người |
Cũng tại thời điểm trên, tổng số lao động trong các đơn vị hành chính là 1.382 nghìn lao động, tăng 15% so với năm 2016. Số lượng lao động trong các cơ sở hành chính tại vùng đồng bằng sông Hồng chiếm tỷ lệ cao nhất cả nước với 397,5 nghìn lao động, chiếm 28,77% trong tổng số lao động cơ sở hành chính cả nước.
Tỷ lệ người đứng đầu cơ sở hành chính đạt trình độ đại học và trên đại học rất cao với 31.597 người có trình độ từ đại học trở lên, chiếm tỷ lệ 97,85%. Lao động có sự phân hóa rõ nét, số lượng lao động nữ trong các cơ sở hành chính chiếm tỷ lệ thấp với 313,2 nghìn lao động, chiếm 22,66% tổng số lao động cùng kỳ. Lực lượng lao động trẻ chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu lao động phân theo nhóm tuổi trong các cơ sở hành chính, cụ thể: Lao động nhóm tuổi từ 16-45 tuổi là 1.085 nghìn người, chiếm tỷ lệ 78,51% tổng số lao động phân theo nhóm tuổi.
Trình độ đào tạo của lao động trong các cơ sở hành chính ngày càng được nâng cao, số lượng lao động có trình độ Đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ lớn với 58,4%, tương đương 807,1 nghìn lao động. Năng lực và trình độ chuyên môn của các lao động trong các cơ sở hành chính ngày càng được nâng cao, lao đọng xếp ngạch công chức là chuyên viên cao cấp và tương đương là 30,2 nghìn người, chiếm tỷ lệ 2,21%, chuyên viên chính và tương đương là 262,4 nghìn người, chiếm 19,2%.
Kết quả Tổng điều tra kinh tế năm 2021 do Tổng cục Thống kê thực hiện cho thấy, số lượng và lao động của các đơn vị điều tra năm 2020 đều tăng so với năm 2016 nhưng mức độ tăng về lao động thấp hơn so với các giai đoạn trước.
Kết quả Tổng điều tra kinh tế năm 2021 do Tổng cục Thống kê thực hiện cho thấy, số lượng và lao động của các đơn vị điều tra năm 2020 đều tăng so với năm 2016 nhưng mức độ tăng về lao động thấp hơn so với các giai đoạn trước. |