Còn ý kiến khác nhau về đăng ký thường trú, tạm trú

Tiếp tục kỳ họp thứ 10, ngày 21/10, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) trước khi tiến hành thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau, trong đó có quy định về đăng ký thường trú, tạm trú.
Còn ý kiến khác nhau về đăng ký thường, tạm trú
Quốc hội thảo luận trực tuyến về Dự thảo Luật Cư trú

Làm rõ thêm 15 nội dung

Báo cáo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho thấy, So với dự thảo Luật đã trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9, dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) đã được tiếp thu, chỉnh lý tại 42 điều, trong đó tập trung: (1) làm rõ phạm vi điều chỉnh của Luật; (2) chỉnh lý, bổ sung nội dung giải thích một số từ ngữ liên quan đến cư trú; (3) quy định nguyên tắc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân, nguyên tắc về quản lý cư trú; (4) rà soát các trường hợp quyền tự do cư trú cần bị hạn chế,việc bảo đảm thực hiện quyền tự do cư trú và hoạt động quản lý cư trú,các hành vi bị nghiêm cấm về cư trú; (5) quy định cụ thể hơn quyền, nghĩa vụ của công dân về cư trú,nghĩa vụ của chủ hộ và thành viên hộ gia đình về cư trú; (6) xác định rõ nơi cư trú của công dân,bổ sung, làm rõ nơi cư trú của một số đối tượng cụ thể, nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú; (7) rà soát, chỉnh lý quy định về điều kiện đăng ký thường trú,quy định rõ từng loại hồ sơ tương ứng với từng nhóm đối tượng, điều kiện đăng ký thường trú; (8) rút ngắn thời gian thụ lý và giải quyết thủ tục hành chính; đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ cho tổ chức và công dân, áp dụng công nghệ thông tin trong việc cung cấp, cập nhật thông tin về cư trú của công dân; (9) rà soát lại các trường hợp không được đăng ký thường trú mới, bổ sung địa điểm không được đăng ký thường trú mới, đăng ký tạm trú mới, tách hộ; (10) rà soát quy định về các trường hợp xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú; (11) quy định rõ các trường hợp điều chỉnh thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; (12) chỉnh lý quy định về hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú, thông báo lưu trú,các trường hợp cần khai báo, nội dung, thủ tục khai báo tạm vắng; (13) xác định rõ hơn trách nhiệm quản lý nhà nước về cư trú của các cơ quan quản lý nhà nước,trách nhiệm của cơ quan đăng ký cư trú, trách nhiệm của người làm công tác đăng ký, quản lý cư trú; (14) trách nhiệm quy định chi tiết về Cơ sở dữ liệu về cư trú và việc cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu giữa Cơ sở dữ liệu về cư trú với các cơ quan, tổ chức, cá nhân; (15) bổ sung trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan khác có liên quan trong việc rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bảnquy phạm pháp luật cho phù hợp với quy định của Luật này, hạn chế việc sử dụng thông tin về nơi cư trú làm điều kiện để thực hiện các thủ tục hành chính.

Còn ý kiến khác nhau về đăng ký thường, tạm trú
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo tại Quốc hội

Đăng ký thường trú, tạm trú theo hướng nào?

Theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, về điều kiện đăng ký thường trú (Điều 20), nhiều ý kiến nhất trí với nội dung dự thảo Luật là cần quy định mức diện tích bình quân về chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ làm điều kiện đăng ký thường trú; tuy nhiên, một số ý kiến còn băn khoăn bởi việc giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức diện tích bình quân về chỗ ở có thể sẽ tạo ra sự phân biệt đối xử trong thực hiện quyền cư trú của người dân giữa các địa phương.

Tuy nhiên vẫn còn 2 loại ý kiến. Trong đó các ý kiến tán thành quy định một trong các điều kiện để đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ là phải bảo đảm diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08m2 sàn/người.

Trong khi đó, loại ý kiến chưa tán thành thì đề nghị không nên quy định diện tích nhà ở tối thiểu là điều kiện để đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ vì không bảo đảm bình đẳng về quyền có điều kiện sống thiết yếu giữa người thuê, mượn, ở nhờ nhà với người đăng ký thường trú theo diện sở hữu nhà ở hoặc chuyển về ở cùng người thân vì các đối tượng này lại không bị giới hạn bởi điều kiện về diện tích nhà ở. Và đề nghị lựa chọn tiêu chí là có thời gian tạm trú từ 01 năm trở lên tại địa bàn là điều kiện xem xét đối với các trường hợp đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ để phù hợp với định nghĩa về nơi thường trú, thể hiện ý định gắn bó, sinh sống lâu dài, ổn định của công dân đối với nơi đăng ký thường trú.

Về điều kiện đăng ký tạm trú (Điều 27), nhiều ý kiến còn băn khoăn về quy định công dân chỉ được đăng ký tạm trú khi được người có nhà ở cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý.

Một số ý kiến tán thành quy định như dự thảo Luật đã trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 là người đăng ký tạm trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của tổ chức, cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bởi đây là quy định của Luật hiện hành. Ý kiến này cho rằng, việc sử dụng chỗ ở hợp pháp là quan hệ dân sự giữa người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ với người đi thuê, mượn, ở nhờ, theo đó, khi người đi thuê, mượn, ở nhờ muốn đăng ký tạm trú vào chỗ ở này thì phải có sự thỏa thuận, đồng ý của người cho thuê, mượn, ở nhờ chứ không phải đương nhiên được đăng ký tạm trú.

Tuy nhiên đa số ý kiến đề nghị không quy định điều kiện đăng ký tạm trú là phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý vì quy định này cản trở quyền đăng ký cư trú của công dân, ảnh hưởng tiêu cực đến công tác quản lý cư trú của các cơ quan nhà nước. Khi đồng ý cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ thì chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đã đương nhiên chấp nhận cho người thuê, mượn, ở nhờ được sinh sống thường xuyên ở chỗ ở đó.

Về thủ tục đăng ký tạm trú (Điều 28), có ý kiến đề nghị cần tiếp tục quy định về thời hạn tạm trú, thủ tục gia hạn tạm trú như đang quy định trong Luật hiện hành. Qua thảo luận vẫn còn 2 luồng ý kiến, trong đó nhiều ý kiến tán thành với thời gian là 02 năm để phân biệt với việc đăng ký thường trú. (hạn chế các trường hợp đăng ký thường trú một nơi nhưng lại thường xuyên cư trú dưới hình thức tạm trú tại một nơi ở khác). Trong khi đó, loại ý kiến thứ hai tán thành với quy định như trong dự thảo Luật đã trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 là không quy định về thời hạn tạm trú để giảm bớt thủ tục hành chính, tránh gây phiền hà cho người dân trong quá trình thực hiện quyền cư trú. Việc quản lý cư trú vẫn được bảo đảm thực hiện thông qua thông tin được khai báo, đăng ký trên Cơ sở dữ liệu về cư trú và qua các biện pháp nghiệp vụ, nắm địa bàn của cơ quan Công an ở địa phương.

Do còn ý kiến khác nhau, tại kỳ họp thứ 10, các đại biểu sẽ tiếp tục thảo luận, cho ý kiến để làm cơ sở cho cơ quan soạn thảo hoàn thiện Dự thảo Luật trước khi trình thông qua.

Đình Dũng - Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Chiều 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).
Tổng Bí thư Tô Lâm tham quan tàu tuần tra, tàu chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Cảng Chùa Vẽ

Tổng Bí thư Tô Lâm tham quan tàu tuần tra, tàu chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Cảng Chùa Vẽ

Trưa 14/11, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác Trung ương Đảng thăm tàu tuần tra, tàu chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Cảng Chùa Vẽ, TP. Hải Phòng.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự hội nghị trao chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án tại Hải Phòng

Tổng Bí thư Tô Lâm dự hội nghị trao chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án tại Hải Phòng

Chiều 14/11, Tổng Bí thư Tô Lâm dự hội nghị trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án trong khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn TP. Hải Phòng.
Bàn giải pháp thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, xã hội số

Bàn giải pháp thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, xã hội số

Cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, chuyên gia đầu ngành chia sẻ, thảo luận những giải pháp đột pháp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số, xã hội số.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện Bạch Long Vĩ, TP. Hải Phòng

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện Bạch Long Vĩ, TP. Hải Phòng

Sáng 14/11, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác Trung ương Đảng thăm và làm việc tại huyện Bạch Long Vĩ, TP. Hải Phòng.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Lạng Sơn

Thủ tướng chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Lạng Sơn

Sáng 14/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại khu dân cư 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
Long An quyết tâm đạt mục tiêu xuất khẩu 7,5 tỷ USD năm 2024

Long An quyết tâm đạt mục tiêu xuất khẩu 7,5 tỷ USD năm 2024

Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu tỉnh Long An năm 2024, góp phần giúp địa phương đạt mục tiêu xuất khẩu 7,5 tỷ USD trong năm 2024.
Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Peru

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Peru

Chiều 13/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Peru Gustavo Adriazén.
Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Quốc hội Peru

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Quốc hội Peru

Chiều 13/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Chủ tịch Quốc hội Peru Eduardo Sanjuana.
Thông qua sáp nhập cấp huyện, xã tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cùng 10 tỉnh

Thông qua sáp nhập cấp huyện, xã tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cùng 10 tỉnh

Ngày 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua sáp nhập cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cùng 10 tỉnh.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gỡ khó cho 2 dự án tỷ USD ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gỡ khó cho 2 dự án tỷ USD ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác của Trung ương đã trực tiếp làm việc với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và 2 doanh nghiệp hàng đầu trong ngành hóa dầu.
Khi doanh nghiệp vào cuộc cho những mục tiêu lớn của công nghệ cao và phát triển xanh

Khi doanh nghiệp vào cuộc cho những mục tiêu lớn của công nghệ cao và phát triển xanh

Máy tính Apple được sản xuất tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt lo cơ xưởng cho sản xuất bán dẫn là chỉ dấu Việt Nam đã là nơi của những sản phẩm công nghệ cao.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II, tại tỉnh Bình Dương.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra

Chiều 13/11, (giờ địa phương) ngay sau lễ đón chính thức và cuộc gặp riêng, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng dự Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu tại Long An

Thứ trưởng Phan Thị Thắng dự Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu tại Long An

Sáng 14/11, UBND tỉnh Long An phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu tỉnh Long An năm 2024 (lần II).
Tuyên bố chung Việt Nam - Peru

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru

Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam tới Peru đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Chủ tịch Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ngày 14/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn Khu thương mại tự do- Động lực mới phát triển ngành logistics Đà Nẵng

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn Khu thương mại tự do- Động lực mới phát triển ngành logistics Đà Nẵng

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn ‘Khu thương mại tự do Đà Nẵng – Động lực mới phát triển ngành logistics TP. Đà Nẵng’.
Hoạt động của Chủ tịch nước Lương Cường tại Cộng hòa Peru

Hoạt động của Chủ tịch nước Lương Cường tại Cộng hòa Peru

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã có nhiều hoạt động tại Thủ đô Lima.
Tổng thống Peru trao tặng Huân chương ‘Mặt trời Peru’ cho Chủ tịch nước Lương Cường

Tổng thống Peru trao tặng Huân chương ‘Mặt trời Peru’ cho Chủ tịch nước Lương Cường

Chiều 13/11, Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra đã chủ trì buổi lễ trao Huân chương “Mặt trời Peru” cấp Đại Thập tự cho Chủ tịch nước Lương Cường.
Lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Cộng hòa Peru

Lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Cộng hòa Peru

Ngày 13/11, Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra đã chủ trì lễ đón trọng thể Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Cộng hoà Peru.
Thụy Điển-Việt Nam tăng cường kết nối dịch vụ giữa cảng Gothenburg và Vũng Tàu

Thụy Điển-Việt Nam tăng cường kết nối dịch vụ giữa cảng Gothenburg và Vũng Tàu

Dịch vụ SWAN dự kiến tăng cường luồng hàng hóa giữa hai khu vực, mang lại giải pháp vận chuyển hiệu quả, rút ngắn thời gian và củng cố quan hệ kinh tế.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật ông Nguyễn Văn Thể và nhiều cán bộ

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật ông Nguyễn Văn Thể và nhiều cán bộ

Tại kỳ họp thứ 50, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật ông Nguyễn Văn Thể (nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) và nhiều cán bộ.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng

Ngày 13/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì cuộc làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng.
Phấn đấu đến năm 2030 có 100% các Cục, Tổng cục thuộc ngành Công Thương có tổ chức pháp chế

Phấn đấu đến năm 2030 có 100% các Cục, Tổng cục thuộc ngành Công Thương có tổ chức pháp chế

Đây là mục tiêu của Đề án củng cố, kiện toàn bộ máy, nhân lực, chức năng, nhiệm vụ và chế độ, chính sách của các tổ chức pháp chế ngành Công Thương đến năm 2030
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động