Thứ bảy 10/05/2025 00:50

Còn nhiều dư địa cho thị trường phân bón hữu cơ

Để thực hiện mục tiêu về sản xuất, tiêu thụ phân bón hữu cơ trong nước đạt 3 triệu tấn và xuất khẩu 0,5 triệu tấn vào năm 2020, cần đẩy mạnh sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ. Đây cũng là giải pháp quan trọng để tiến tới xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp sạch, chất lượng cao, hiệu quả và bền vững.    

Sáng nay (28/8), tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị thúc đẩy sản xuất, sử dụng và nâng cao chất lượng phân bón hữu cơ.

Sản phẩm phân bón hữu cơ tăng 3,5 lần so với 2017

Theo báo cáo của Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT), tính đến tháng 6/2019, số lượng phân bón hữu cơ được công nhận lưu hành ở Việt Nam là 2.487 sản phẩm, tăng lên 3,5 lần so thời điểm tháng 12/2017, tăng nhanh hơn so với số lượng phân bón vô cơ được công nhận ở cùng thời điểm. Cả nước có 265 nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ, chiếm 31,6% trong 838 nhà máy sản xuất phân bón và tăng gần 1,47 lần so với số lượng 180 nhà máy năm 2017. Sản xuất phân bón hữu cơ tại nông hộ cũng phát triển nhanh chóng trong thời gian gần đây.

Hội nghị thúc đẩy sản xuất, sử dụng và nâng cao chất lượng phân bón hữu cơ.

Một số doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Quế Lâm, Tập đoàn Lộc Trời, Tổng công ty Sông Gianh... đã hợp tác với nhiều địa phương trên cả nước để đầu tư sản xuất nông nghiệp hữu cơ, trong đó chuyển giao cho các hộ nông dân quy trình tái sử dụng phụ phẩm trong sản xuất và sinh hoạt hàng ngày làm phân bón hữu cơ tại chỗ. Nhiều nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ được đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, quy mô lớn, cho phép tạo ra các loại phân bón hữu cơ chất lượng tốt, ổn định, sử dụng hiệu quả hơn các nguồn nguyên liệu sẵn có như chất thải hữu cơ từ chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, công nghiệp chế biến, rác thải sinh hoạt và các chất hữu cơ trong tự nhiên (rong biển, tảo biển...). Do vậy, công suất của các nhà máy và sản lượng phân bón hữu cơ sản xuất ra đã tăng lên rõ rệt, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2019 đạt 1,19 triệu tấn, cao hơn 0,12 tấn so với tổng sản lượng sản xuất cả năm 2017.

Ông Hoàng Trung – Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật – đánh giá, trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về phân bón ngày càng được củng cố với hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, chính sách nhà nước về phát triển phân bón hữu cơ đã được cụ thể hóa tại Điều 4 Luật Trồng trọt năm 2018 (bắt đầu có hiệu lực từ 01/02/2020), các tiêu chuẩn (TCVN), quy chuẩn (QCVN) để kiểm soát chất lượng phân hữu cơ đang được hoàn thiện về số lượng và chất lượng như TCVN về phân bón hữu cơ, hữu cơ sinh học và vi sinh vật, quy chuẩn quốc gia về chất lượng phân bón, kiểm soát các phòng thử nghiệm, khảo nghiệm phân bón...

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết: Sau 2 năm thực hiện chủ trương của Chính phủ về định hướng sản xuất hữu cơ cụ thể là ứng dụng phân hữu cơ vào sản xuất nông nghiệp đã cơ bản chuyển đổi được nhận thức của xã hội. Toàn quốc đã có 50 nghìn ha tại 63 tỉnh, thành phố với tất cả các ngành trồng trọt đều ứng dụng phân bón hữu cơ vào sản xuất, từ quy mô hộ đến quy mô hợp tác xã đến quy mô doanh nghiệp, trong đó có 60 doanh nghiệp có quy mô lớn. Đáng chú ý, đã chuyển một bước rất quan trọng về tư duy, nhận thức và xu hướng sản xuất trong nông nghiệp tại Việt Nam hiện nay.

Đến nay, Chính phủ đã hoàn thiện được các thiết chế hạ tầng bao gồm từ Luật Trồng trọt, Nghị định 109/2018/NĐ-CP của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ, Nghị định 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón… định hướng rất rõ khuyến khích phát triển ứng dụng phân bón hữu cơ. Bên cạnh đó, sự ủng hộ nông dân cũng như của doanh nghiệp về chủ trương chung của Chính phủ, của Bộ NN&PTNT qua đó chỉ trong gần 2 năm triển khai, công suất sản xuất phân bón hữu cơ đã tăng gấn 1,5 lần.

Tuy đạt được kết quả vô cùng tích cực trong thời gian ngắn, song Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định, số lượng và sản phẩm phân bón hữu cơ nhìn chung vẫn còn khiêm tốn so với phân bón vô cơ (11,6 % so với 86,9%).

Do triển khai trong thời gian ngắn nên tổng công suất mới đạt 3,5 triệu tấn, còn sức sản xuất mới đạt khoảng 2 triệu tấn, con số này còn rất khiêm tốn so với nhu cầu của 15 triệu ha canh tác cây trồng của Việt Nam. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước, các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện nay còn thiếu. Các cơ chế chính sách còn chưa đủ rõ để khuyến khích phát triển. Việc xây dựng mô hình để khuyến nghị nhân dân tập trung vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ vẫn chưa được nhiều, chưa đại trà.

Dư địa phát triển rất lớn

Năm 2019, Việt Nam dự kiến xuất khẩu 100 nghìn tấn phân bón, trong đó, hướng phân hữu cơ là một trong những tiềm năng mà chúng ta cần hướng tới. Bên cạnh đó, hiện Việt Nam có 15 triệu ha canh tác hàng năm với nhu cầu bình quân khoảng 80 triệu tấn phân hữu cơ cho canh tác 15 triệu ha, như vậy "dư địa" của lĩnh vực này là rất lớn. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, tương lai nền nông nghiệp Việt Nam sẽ từng bước chuyển đổi theo hướng chất lượng, giá trị gia tăng cao theo chuỗi bền vững, từng bước hạn chế chạy theo số lượng và xuất khẩu thô nên vai trò của ngành nông nghiệp hữu cơ, vai trò của phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ sinh học đóng vai trò then chốt. “Đến năm 2020 giả sử đạt 3 triệu tấn thì như vậy tiềm năng thời gian tới còn rất lớn để tổ chức sản xuất trong khi đó nguyên liệu đầu vào chúng ta rất chủ động”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Xác định đây là con đường tất yếu của nông nghiệp Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho hay, trong thời gian tới, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách về phân bón hữu cơ bằng cách cụ thể hóa Luật Trồng trọt, Nghị định 109/2018/NĐ-CP, cụ thể hóa Nghị định 57/2018/NĐ-CP cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn… “Việc đưa phân bón hữu cơ vào canh tác hữu cơ, canh tác nông nghiệp sạch không chỉ là một trào lưu mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, định dạng sản xuất nông nghiệp thời gian tới, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp khi tham gia đầu tư vào lĩnh vực này”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường phân bón

Tin cùng chuyên mục

Thiếu tướng Nguyễn An Phong giữ chức Chính ủy Hải quân

Khi ‘lòng xe điếu’ được chứng nhận sản phẩm gia truyền nổi tiếng quốc gia’?

Bàn giao chức Phó Chính ủy Quân khu 3 giữa hai Thiếu tướng

Trung tướng Đào Tuấn Anh giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 34

Đại biểu đề xuất đánh thuế vào một mặt hàng liên quan thói quen trăm triệu người

Mận cherry Sơn La đổ bộ Hà Nội, giá siêu rẻ

Đề xuất nhân rộng mô hình trồng lúa phát thải thấp

Đảng bộ Tiểu đoàn DK1 bước vào nhiệm kỳ mới

70 năm ngành điện Hải Phòng: Dòng điện của niềm tin và khát vọng...

Trung tâm dạy thêm mọc như 'nấm sau mưa': Cảnh báo khoảng trống quản lý

Company Day 2025: Bệ phóng cho sinh viên bước vào ngành dầu khí

Phát động cuộc thi báo chí Tỏa sáng hào khí Cách mạng tháng Tám

Trường Sa xanh trong mắt vị tướng ngày trở lại

Vô lễ với cựu chiến binh, nam sinh Đại học Văn Lang bị kỷ luật khiển trách

Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên

Thời tiết hôm nay 9/5: Hà Nội ngày nắng nóng, đêm mưa

Thời tiết biển hôm nay 9/5/2025: Gió nhẹ, sóng êm

Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt

Chuyện về những sĩ quan 'giữ lửa' giữa trùng khơi

PGS.TS Tô Văn Hòa làm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội