Cố nghệ nhân Vũ Đức Thắng: Lan tỏa “hồn” gốm Việt

Theo lời kể của bà Phùng Thị Thịnh - vợ của cố nghệ nhân gốm Bát Tràng Vũ Đức Thắng, sinh thời, cố nghệ nhân vẫn luôn theo đuổi những thứ bình dị, gần gũi với con người Việt Nam, lấy đó là “mạch nguồn” xuyên suốt cho cảm hứng sáng tạo, để cho ra những sản phẩm gốm mang đậm “Hồn đất Việt”.    
co nghe nhan vu duc thang lan toa hon gom viet

Cố nghệ nhân Vũ Đức Thắng (Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) không chỉ nổi tiếng trong làng gốm sứ Bát Tràng mà cả trong giới nghệ thuật ở Hà Nội. Hơn 40 năm gắn bó với nghề gốm gia truyền, ông luôn tìm tòi, sáng tạo ra cái mới, chắt lọc bí quyết kỹ thuật làm nghề truyền thống hòa trộn với phong cách mỹ thuật, tạo hình hiện đại, mang đến những sản phẩm gốm có “chất riêng” với tính nghệ thuật cao. Tài năng của cố nghệ nhân phải kể đến kỹ năng khắc chìm, đắp nổi trên gốm và kỹ thuật phủ men độc đáo là kỹ thuật chồng màu. Đối với người nghệ nhân, đây là một kỹ thuật khó, đòi hỏi người nghệ nhân phải dùng kinh nghiệm và cảm xúc để thể hiện được ý tưởng đã định trước; đồng thời, đây cũng là công đoạn giúp phát huy được phẩm chất tốt nhất của người nghệ nhân làm gốm. Những kinh nghiệm và cảm xúc đó may mắn đều hội tụ ở cố nghệ nhân Vũ Đức Thắng. Ông luôn có những ý tưởng trang trí mới, mô tả phong cảnh đất nước, sự tích lịch sử dân tộc theo kỹ thuật khắc chìm. Như một cái duyên, đối với cố nghệ nhân, những hoa văn trang trí ấy dường như làm mềm hóa và làm những cốt đất trở nên có “hồn”.

Những họa tiết gốm không chỉ là sự độc đáo, kỳ ảo từ chất liệu đất mà đó còn mang sự tài tình của cố nghệ nhân khi phun men làm sao để khi qua lửa, mỗi tác phẩm tái hiện nghệ thuật trên chất men nâu, đen hay men trầm. Những men đó phải thể hiện được đặc trưng trên gốm mang tên “Hồn đất Việt” của nghệ nhân Vũ Đức Thắng. Vì vậy, mỗi tác phẩm của cố nghệ nhân đều được sự yêu thích của khách hàng trong và ngoài nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ…

co nghe nhan vu duc thang lan toa hon gom viet

Với những cống hiến cho việc lưu truyền nét truyền thống văn hóa dân tộc, cố nghệ nhân Vũ Đức Thắng được UBND TP. Hà Nội phong tặng Nghệ nhân cấp thành phố năm 2003. Năm 2010, ông được phong tặng Nghệ nhân cấp quốc gia - Nghệ nhân Ưu tú - danh hiệu lần đầu tiên trong ngành thủ mỹ công nghệ. Những danh hiệu và sự công nhân như một sự khích lệ, cổ vũ người con làng gốm cổ Bát Tràng với niềm đam mê luôn cháy bỏng và quyết tâm mang thương hiệu gốm sứ Bát Tràng vươn xa tới nhiều thị trường trên thế giới.

Đầu năm 2016, ông đã được UBND TP. Hà Nội cấp giấy phép thành lập Bảo tàng Gốm tư nhân đầu tiên tại Việt Nam, mang tên “Hồn gốm Việt”. Đây được xem là bảo tàng gốm tư nhân có quy mô lớn và đang được xây dựng trong khuôn viên của gia đình cố nghệ nhân ở Bát Tràng. Chia sẻ về tâm nguyện mở bảo tàng Hồn gốm Việt của cố nghệ nhân, bà Phùng Thị Thịnh cho biết, đối với ông, mỗi sản phẩm gốm sứ là minh chứng cho đam mê, lòng nhiệt huyết với nghề, làm nên tên tuổi của gốm Vũ Đức Thắng ngày nay. Ông mong muốn thành lập bảo tàng gốm không vì mục đích thương mại mà đơn giản chỉ để thỏa nguyện ước vọng lưu giữ và lan tỏa những giá trị truyền thống của gốm Việt đến với nhiều người của mình. Đó là bổn phận và trách nhiệm của người thợ - người họa sỹ gốm tìm về nguồn cội. Mặc dù tâm nguyện đó mãi mãi vẫn chưa thành với ông, nhưng vợ, con của cố nghệ nhân vẫn đang cố gắng để hoàn thành tâm nguyện đẹp đẽ mà chồng, cha mình còn trăn trở.

Gốm sứ Bát Tràng được yêu thích bởi cách làm thủ công độc đáo, nhưng gốm do cố nghệ nhân Vũ Đức Thắng lại được tạo ra từ con mắt tinh tế của người nghệ nhân ưa sáng tạo, đổi mới trong tư duy, hài hòa giữa cổ điển và hiện đại. Đó là sự cộng hưởng của cái đẹp, là sự hiểu biết chặt chẽ kết hợp học thuật tinh tế của bề dày lịch sử gốm sứ Bát Tràng mà ông đã được lĩnh hội.
Thu Trang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tôn vinh sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2020

Tôn vinh sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2020

Ngày 26/10, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức họp báo thông tin Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2020.
Nghệ An: Nâng cao năng lực quản lý tài chính ngành thủ công mỹ nghệ

Nghệ An: Nâng cao năng lực quản lý tài chính ngành thủ công mỹ nghệ

Sáng nay (12/9), tại Nghệ An đã diễn ra Hội thảo “Nâng cao năng lực quản lý Tài chính ngành Thủ công mỹ nghệ thời kỳ hội nhập”. Hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu phát triển thương hiệu làng nghề (Hiệp hội Làng nghề Việt Nam) phối hợp với Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) và Sở Công Thương tỉnh Nghệ An tổ chức.
Nỗi niềm người gieo hồn cho than đá Quảng Ninh

Nỗi niềm người gieo hồn cho than đá Quảng Ninh

Quảng Ninh vốn đã quá nổi tiếng với than – “vàng đen” của Tổ quốc. Những hòn than đen không những có giá trị về kinh tế mà qua bàn tay khéo léo của những người thợ điêu khăn than đá tài hoa, biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Tuy nhiên, nghề điêu khắc than đá hiện đang đứng trước nguy cơ dần bị mai một.
Nghệ nhân đúc đồng Vũ Duy Điệp: Kết hợp tinh hoa nghề với khoa học công nghệ

Nghệ nhân đúc đồng Vũ Duy Điệp: Kết hợp tinh hoa nghề với khoa học công nghệ

Với bản tính nhanh nhạy, sáng tạo, nghệ nhân đúc đồng Vũ Duy Điệp làng Vạn Điểm (huyện Ý Yên tỉnh Nam Định) đã kết hợp những tinh hoa của nghề truyền thống với công nghệ khoa học giúp anh đúc được những sản phẩm độc đáo, trọng lượng lớn, đòi hỏi kỹ thuật cao.
Người giữ bản sắc tinh hoa làng nghề Sơn Đồng

Người giữ bản sắc tinh hoa làng nghề Sơn Đồng

Chưa bước vào xưởng nhà nghệ nhân Nguyễn Viết Thạnh, chúng tôi đã nghe được âm thanh giòn tan của những tiếng lách cách đục, đẽo và chạm khắc gỗ. Nhịp sản xuất tại đây khẩn trương, miệt mài, như cái cách mà nghệ nhân Nguyễn Viết Thạnh vẫn bền bỉ duy trì và phát triển nghề gần 40 năm nay.

Tin cùng chuyên mục

Nghệ nhân Phạm Văn Đạt: Thổi hồn vào các sản phẩm tâm linh Việt

Nghệ nhân Phạm Văn Đạt: Thổi hồn vào các sản phẩm tâm linh Việt

Nghệ nhân Phạm Đạt là cháu nội Cố nghệ nhân Phạm Văn Huỳnh, tức cụ Cửu Huỳnh nghệ nhân bậc thầy tại làng gốm Bát Tràng. Ngay từ nhỏ, nghệ nhân Phạm Đạt đã lớn lên cùng nghề làm gốm, chứng kiến sự thăng trầm và trực tiếp tham gia vào quá trình làm gốm tại gia đình. Đồng thời, cũng là người khởi xướng khôi phục dòng gốm men rạn từ xa xưa, cho ra đời hàng trăm dòng gốm cao cấp tinh xảo đậm đà bản sắc dân tộc và thổi hồn vào các sản phẩm tâm linh Việt.
Lưu giữ hồn Việt qua gốm phù điêu

Lưu giữ hồn Việt qua gốm phù điêu

Trải qua khoảng thời gian dài học Phật giáo tại chùa, Đại đức Thích Chánh Tịnh (nghệ nhân Phạm Văn Tuyên) nhận thấy, họa tiết phù điêu không còn nguyên vẹn bởi sự bào mòn của thời gian. Điều đó đã khơi nguồn cảm hứng cho ông phục chế những họa tiết phù điêu dần mai một với mong muốn bảo tồn, gìn giữ tinh hoa văn hóa Việt.    
Thổi hồn đương đại vào gốm Bát Tràng

Thổi hồn đương đại vào gốm Bát Tràng

Sinh ra, lớn lên và làm tại làng nghề Bát Tràng truyền thống - nơi có thể tìm thấy các sản phẩm gốm, sứ ở bất cứ đâu, nhưng gốm của nghệ nhân Trần Đức Tân luôn có chỗ đứng nhất định bởi phong cách riêng biệt và kỹ thuật men độc đáo.    
Nghệ nhân Trần Thị Việt: Người giữ nghề và phát huy giá trị cây cói

Nghệ nhân Trần Thị Việt: Người giữ nghề và phát huy giá trị cây cói

Không chỉ nâng cao giá trị cây cói, những sản phẩm làm từ cói được sản xuất tại Doanh nghiệp tư nhân Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu Việt Trang (Xóm 5, Nga Thanh, Nga Sơn, Thanh Hóa) do nghệ nhân Trần Thị Việt làm chủ đã có mặt ở trên 20 quốc gia và vùng lãnh thổ…    
Người biến “đất” thành “vàng”

Người biến “đất” thành “vàng”

Nếu như mỗi tác phẩm gốm cần thời gian và lửa đủ độ để biến đất thành “vàng” thì nghệ nhân cũng cần trải qua quá trình“thử lửa” để thành tài. Nghệ nhân Trần Xuân Triều (hay Trần Nam Tước) là một minh chứng sống cho sự tài hoa và khéo léo khi đã đem viết lại lịch sửtrên đất gốm.    
Nghệ nhân Nguyễn Văn Minh: Người thổi hồn cho đá

Nghệ nhân Nguyễn Văn Minh: Người thổi hồn cho đá

Với bức tượng Quan Âm Bồ Tát bằng ngọc bích lớn nhất thế giới, hiện đặt tại Nam Minh Điện (xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai), nghệ nhân điêu khắc đá Nguyễn Văn Minh (xã Phước Tân, TP. Biên Hòa, Đồng Nai) đã được Liên hiệp Các hội UNESCO Việt Nam trao Bằng chứng nhận, phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú vì đã có công truyền dạy và bảo tồn nghề tiểu thủ công nghiệp điêu khắc đá.    
Nghệ nhân Nguyễn Trần Hiệp: Làm giàu bằng trách nhiệm và đam mê

Nghệ nhân Nguyễn Trần Hiệp: Làm giàu bằng trách nhiệm và đam mê

“Mỗi thiên bẩm là một trách nhiệm”, câu nói này có lẽ đúng khi nói về nghệ nhân điêu khắc gỗ Nguyễn Trần Hiệp (Châu Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh).    
Nghệ nhân  Trần Duy Mong: Bàn tay "vàng mười"

Nghệ nhân Trần Duy Mong: Bàn tay "vàng mười"

Nghệ nhân Trần Duy Mong nắm giữ kỹ năng, kỹ xảo trong lĩnh vực chế tác vàng bạc đá quý; tay nghề bậc thợ 7/7; tự thiết kế và trực tiếp làm ra nhiều sản phẩm đạt trình độ kỹ thuật, mỹ thuật, có giá trị kinh tế cao. Đồng thời, thường xuyên cập nhật các mẫu mã trong và ngoài nước và tự nghiên cứu sáng tạo nhiều kiểu dáng đẹp, mới, thời trang, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.    
Nghệ nhân Đặng Ích Hân: Say nghề và đóng góp lớn gìn giữ nghề

Nghệ nhân Đặng Ích Hân: Say nghề và đóng góp lớn gìn giữ nghề

Chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân Đặng Ích Hân tại làng Chè (Trà Đông) xã xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa vào giữa buổi ban trưa, lúc này lò đúc đồng tại xưởng chế biến nhà nghệ nhân Đặng Ích Hân vẫn đang đỏ lửa. Dù đã ở cái thuổi “xưa nay hiếm”, nhưng ông vẫn thoăn thoắt đi lại, miệng nói tay làm hướng dẫn cho lớp thợ trẻ thực hiện các công đoạn từ bịt khe hở khuôn đúc, tiến hành nung chảy đồng nguyên chất bằng lò nung chuyên dụng, tạo hoa văn, kiểm tra chất lượng đồng nung ,đánh bóng sản phẩm khi hoàn thiện…    
Nghệ nhân doanh nhân Cao Kim Trọng: 30 năm gắn bó với nghề kim hoàn

Nghệ nhân doanh nhân Cao Kim Trọng: 30 năm gắn bó với nghề kim hoàn

Hơn 30 năm gắn bó với nghề kim hoàn, tên tuổi của nghệ nhân Cao Kim Trọng gắn liền với những sản phẩm kim hoàn chế tác tinh tế, mang lại sự hoàn hảo đến mức tối đa.      
Lịch sử các làng nghề mỹ nghệ kim hoàn

Lịch sử các làng nghề mỹ nghệ kim hoàn

Ở nước ta, nghề mỹ nghệ kim hoàn có từ hàng ngàn năm trước, trở thành nghề cổ truyền cùng với bao nghề thủ công khác.
Đệ nhất khảm trai xứ Kinh Bắc

Đệ nhất khảm trai xứ Kinh Bắc

Sau 2 thập kỷ gắn bó với nghề khảm trai, cái tên “nghệ nhân khảm trai Nguyễn Đình Vinh” đã trở nên quen thân không chỉ với riêng người dân thôn Hoài Trung, xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh – nơi anh sinh sống - mà còn lan tỏa cả xứ Kinh Bắc, cũng như nhiều tỉnh, thành trong cả nước.      
Doanh nhân Lý Ngọc Minh: Linh hồn của gốm sứ Minh Long I

Doanh nhân Lý Ngọc Minh: Linh hồn của gốm sứ Minh Long I

Tìm hiểu về những người thợ thủ công, những nghệ nhân… tôi càng thêm kính phục, bởi họ đã gắn bó cả cuộc đời mình cho nghề nghiệp để làm ra sản phẩm có chất lượng cao, ông Lý Ngọc Minh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Minh Long I là một người như vậy. Ông cũng chính là “tổng công trình sứ” của tất cả dòng sản phẩm mới của Minh Long.    
Người truyền thần qua đường kim, mũi chỉ

Người truyền thần qua đường kim, mũi chỉ

Được mệnh danh là người “vẽ tranh bằng chỉ” bởi kỹ thuật thêu tay tinh xảo, nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự năm nay đã gần 80 tuổi, nhưng vẫn ngày ngày miệt mài bên khung thêu, cho ra đời những bức tranh làm rạng danh hồn quê đất Việt.    
Nhà giáo tâm huyết của những nghệ nhân

Nhà giáo tâm huyết của những nghệ nhân

Đến đầu khu tập thể 3 tầng cũ kỹ ở quận Hà Đông, Hà Nội, hỏi thăm hoạ sỹ Chu Mạnh Chấn thì ai ai cũng biết. Ông nổi tiếng là một hoạ sỹ tài ba trong làng hoạ, một nghệ nhân đam mê với sơn mài và là một nhà giáo tâm huyết với nghề.    
Nghệ nhân Trần Thị Huê: Nghệ nhân của thôn, bản Mường

Nghệ nhân Trần Thị Huê: Nghệ nhân của thôn, bản Mường

Làm quen với khung dệt thổ cẩm từ khi lên 10 tuổi,  bàTrần Thị Huê – người phụ nữ dân tộc Mường sinh ra lớn lên tại thôn Muốt, xã Cẩm Thành (Cẩm Thủy, Thanh Hóa) - đã phát huy những kỹ năng khéo léo của phụ Mường trong dệt thổ cẩm, không chỉ phục vụ những nhu cầu trong gia đình mà còn làm ra những sản phẩm hàng hóa thổ cẩm độc đáo, sáng tạo được khách hàng nhiều nơi ưa thích, phát triển nghề tạo công ăn việc làm cho thế hệ trẻ tại địa phương…    
Võ Văn Út: Người thợ điêu khắc tài hoa

Võ Văn Út: Người thợ điêu khắc tài hoa

Điêu khắc gỗ – nghề vô cùng gần gũi, quen thuộc nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Phải có năng khiếu, lòng đam mê cùng sự kiên trì, quyết tâm theo đuổi, người thợ mới có thể “chạm” đến sự thăng hoa trong từng tác phẩm và lan truyền cảm xúc đến người thưởng lãm, nghệ nhân Võ Văn Út là người như vậy.    
Nghệ nhân Nguyễn Văn Viện: Giữ gìn tinh hoa nghề đúc đồng

Nghệ nhân Nguyễn Văn Viện: Giữ gìn tinh hoa nghề đúc đồng

Nghệ Nguyễn Văn Viện được người cha truyền lại những bí quyết nghề truyền thống gia đình, từ năm 14 tuổi ông bắt đầu làm quen với nghề đúc và chạm khắc đồng. Dần dần, ông  trở thành một nghệ nhân có tiếng trong làng nghề đúc đồng tại Huế.
Người thổi hồn vào những sản phẩm trang sức

Người thổi hồn vào những sản phẩm trang sức

Với người thợ kim hoàn, từ việc “chạm” được vào trái tim và xúc cảm của khách hàng là một hành trình không đơn giản. Qua thời gian, với nghệ nhân Trần Công là một hành trình sáng tạo và không ít gian nan.    
Nghề đúc đồng: Những thăng trầm cùng lịch sử

Nghề đúc đồng: Những thăng trầm cùng lịch sử

Ra đời từ rất sớm và phải trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, song nghề đúc đồng Việt Nam vẫn đang được bảo tồn đến tận ngày nay tuy nhiên để nó phát triển hơn nữa rất cần những cơ chế, chính sách mới để hỗ trợ cho các nghệ nhân và làng nghề hiện hữu.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động