Tỉnh Quảng Ninh ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi thứ 4 cho lao động ngành than, điện Lo ngại ca Covid-19 tăng cao, Bộ Y tế khuyến cáo tiếp tục tiêm vắc xin |
Bộ Y tế chưa có thông tin chính thức về việc có hay không tiêm mũi 5 vắc xin phòng Covid-19? Tuy nhiên việc phòng chống dịch Covid-19 vẫn được giới chuyên gia cảnh báo không thể chủ quan, nhất là trong bối cảnh sự tiến hóa của các biến thể mới dẫn đến miễn dịch giảm theo thời gian, tâm lý chủ quan của nhiều người.
Có nên tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 5? |
Ủy ban Khẩn cấp về Covid-19 của WHO nhận định, giai đoạn khẩn cấp đại dịch vẫn chưa kết thúc. Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus - Giám đốc WHO - cho hay, số người chết vẫn gia tăng, phản ứng toàn cầu đối với cuộc khủng hoảng còn nhiều khó khăn.
Để chủ động phòng, chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh mùa Đông – Xuân, Bộ Y tế khuyến cáo, người dân chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp dự phòng cá nhân, như đeo khẩu trang nơi công cộng, thường xuyên rửa tay sạch ...; chú trọng tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 đủ liều, đúng lịch theo khuyến cáo của ngành y tế, nhất là những người có nguy cơ cao mắc bệnh.
Tổ chức Y tế Thế giới Việt Nam cũng nhận định, không có bằng chứng về sự thay đổi mức độ nghiêm trọng của bệnh do biến thể XBB gây ra. Các biện pháp chẩn đoán và bảo vệ hiện tại vẫn có hiệu lực, bao gồm cả các vắc xin phòng Covid-19 được WHO phê chuẩn. Những loại vắc xin phòng Covid-19 này đã chống chọi tốt với các biến thể mới và vẫn có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong do Covid-19.
Nước ta đã thực hiện tiêm các mũi nhắc lại (mũi 3, mũi 4) và đã góp phần củng cố miễn dịch, giảm ca mắc mới, ca nặng phải nhập viện và tử vong. Việt Nam đang tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả bảo vệ, đáp ứng miễn dịch của vắc xin phòng Covid-19.
Dù chưa có các kết quả nghiên cứu chính thức về miễn dịch bảo vệ sau tiêm vắc xin, nhưng Bộ Y tế cho hay có thể dựa trên kết quả nghiên cứu của thế giới. Hiệu quả của vắc xin sau tiêm mũi 3 ngăn ngừa biến chứng nặng, nhập viện và tử vong đạt 86% (ở tháng thứ nhất sau tiêm). Sau tiêm mũi 4 giúp tăng khả năng ngăn ngừa biến chứng nặng, nhập viện, tử vong từ 9-28%. Do đó người dân cần tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, bao gồm các mũi bổ sung, mũi nhắc lại theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Trước sự quan tâm của nhiều người sau khi tiêm đủ 4 mũi vắc xin Covid-19 có cần tiêm mũi tiếp theo hay không? giới chuyên gia cho rằng, việc tiêm vắc xin mũi 5 phụ thuộc vào biến chủng nguy cơ xảy ra dịch nhiều hay ít thì chúng ta mới quyết định được chiến lược chủng ngừa ra sao, vắc xin phòng Covid-19 luôn thay đổi.
Mặc dù vậy, Trung Quốc cũng như một số nước trên thế giới số người mắc Covid-19 có xu hướng tăng cao thì đây cũng có thể là nguồn lây gần Việt Nam, do giao lưu đi lại giữa các nước, vì vậy phải chú ý các biện pháp phòng dịch. Tuy nhiên, tỉ lệ bao phủ vắc xin tại Việt Nam cao, các vắc xin Covid-19 được sử dụng là vắc xin thế hệ mới, khả năng đáp ứng miễn dịch cao.
Với các trường hợp đã tiêm 4 mũi vắc xin Covid-19 có thể tiêm những mũi tiếp theo sau 4 - 12 tháng, nhưng cần dựa trên dịch tễ trong nước, do đó chúng ta cũng phải theo dõi sát sao diễn biến dịch để có khuyến cáo tiêm chủng phù hợp.
Theo PGS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm điều phối, đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế), có thể tiêm mũi nhắc lại để củng cố miễn dịch với những người có nguy cơ cao như: Người cao tuổi, người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch...
CDC Mỹ mới đây cũng đã khuyến cáo về việc vắc xin Covid-19 có thể tiêm hàng năm như với vắc xin cúm.