Thứ hai 28/04/2025 19:46

Có nên hình sự hóa hành vi đẩy giá đất gây lũng đoạn thị trường?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị cần có quy định chặt chẽ hơn, chế tài mạnh mẽ hơn trong hoạt động đấu giá đất để ngăn chặn tình trạng đấu giá "trên trời" rồi bỏ cọc như ở Thủ Thiêm (TP. Hồ Chí Minh).

Chiều 16/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức phiên chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài nguyên môi trường, đặc biệt là hoạt động đấu giá đất.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trả lời chất vấn chiều ngày 16/3

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng (đoàn Hưng Yên) cho rằng: Cử tri nêu việc đấu giá đất ở nhiều nơi, nhà đầu tư đấu giá trên trời rồi bỏ cọc, như tại khu đô thị Thủ Thiêm. Việc này làm nhiễu loạn thị trường, sốt đất ảo, tạo mặt bằng giá đất mới, gây khó khăn cho xây dựng, phát triển. Bộ Tài nguyên và Môi trường có giải pháp nào cho tình trạng này?

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, thực tế không chỉ có hiện tượng thổi giá còn có hiện tượng móc ngoặc, dìm giá, làm nhiễu loạn thị trường, gây ra nhiều hệ lụy. Nguyên nhân là do pháp luật liên quan đến đấu giá đất còn thiếu cụ thể như: Trình tự chưa chặt chẽ; chưa quy định điều kiện, năng lực của doanh nghiệp tham gia đấu giá; chế tài đối với người cố tình đẩy giá cao rồi bỏ cọc chưa đủ sức răn đe.

Đặc biệt, theo ông Trần Hồng Hà, các công cụ pháp luật để ngăn chặn tình trạng “quân xanh”, “quân đỏ”, “móc ngoặc” hoặc đe dọa người tham gia đấu giá quyền sử dụng đất cũng chưa chặt chẽ, thậm chí có sơ hở.

Đưa ra giải pháp để ngăn chặn tình trạng trên, ông Trần Hồng Hà cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền các quy định chặt chẽ để ngăn chặn tình trạng này. Theo đó dù đã có quy định về điều kiện doanh nghiệp tham gia đấu giá đất, nhưng chưa quy định cụ thể về điều kiện năng lực, trách nhiệm, kinh nghiệm thực tiễn. Do đó, phải có chế tài mạnh mẽ hơn, nếu doanh nghiệp sau khi đấu giá xong rồi bỏ cọc thì phải bị xử lý, để lần sau họ không tham gia đấu giá được nữa, như vậy mới đủ sức răn đe. Bên cạnh đó, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra để xử lý cơ quan công quyền và doanh nghiệp lợi dụng vấn đề đấu giá.

Đại biểu Nguyễn Thị Xuân (đoàn Đắk Lắk) nêu vấn đề, có cần hình sự hóa việc bỏ cọc, thao túng thị trường, thổi giá hay không?

Trước vấn đề này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng thừa nhận cơ chế chính sách đang sơ hở không đồng bộ. Nhất là số tiền bỏ cọc không là gì so với hành vi bỏ cọc. Hành vi khiến lũng đoạn thị trường thì số tiền nhà nước đang bị thiệt hại như thế nào? Chính vì vậy cần phải xử lý nghiêm và hình sự hóa.

Đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Bạc Liêu) nhắc lại vụ đấu giá ở Khu đô thị Thủ Thiêm và đề nghị Bộ trưởng làm rõ hơn quá trình điều tra, giám sát liên quan dự án này. Có hiện tượng thổi giá để nâng giá trị cổ phiếu, đánh võng giá trị tài sản để vay ngân hàng không? Thực trạng sốt đất hiện nay là sốt ảo hay thật, và vi phạm thì có xử lý hình sự không?

Trả lời câu hỏi của đại biểu, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói, vụ đấu giá đất ở Thủ Thiêm, Chính phủ đang giao cơ quan có trách nhiệm điều tra. Phương án mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra là người đấu giá xong phải trả tiền ngay trong 10 ngày, thay vì 90 ngày như trước đây, để cá nhân, tổ chức đấu giá thắng không đủ thời gian để trục lợi. Tiền đặt trước, đặt cọc hiện chỉ 5-10%, Bộ cũng sẽ xem xét tăng lên, đơn vị đấu giá phải chứng minh tài chính thông qua thẩm định của cơ quan có trách nhiệm.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng cho rằng, hình sự hóa là quan hệ dân sự, hoặc hành chính biến thành hình sự. Còn đấu thầu bỏ cọc qua xem xét thấy sai phạm dân sự thì xử theo dân sự, vi phạm hành chính xử theo hành chính, còn thấy trong quá trình xem xét xử lý thấy sai phạm về hình sự thì xử lý theo hình sự.

Trả lời đại biểu Nguyễn Văn Hiển (đoàn Lâm Đồng) về việc, pháp luật đấu giá hiện nay khá phức tạp, nhiều quy định của pháp luật, với nhiều cơ quan tham gia nên khó trong xử lý. Vậy quan điểm của Bộ trưởng như thế nào về vấn đề trên?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà lý giải, trong đấu giá có nhiều công cụ quản lý, từ cách tổ chức đấu giá, sử dụng công nghệ, đấu giá trực tiếp hay gián tiếp. Đấu giá 1 vòng hay 2 vòng là vần đề cần xem xét. Nhất là các chế tài xử phạt mang tính răn đe, đặc biệt là về kinh tế.

Quỳnh Nga- Lan Anh

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch nước Lương Cường: Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Nhật Bản còn nhiều dư địa thúc đẩy

Nhật Bản muốn triển khai 15 dự án chuyển đổi năng lượng

Tạo hành lang pháp lý cho trung tâm tài chính quốc tế

Điện Biên chốt phương án sắp xếp xã, phường, tinh gọn bộ máy

Đề xuất tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Quy định nhập quốc tịch Việt Nam có gì mới?

Việt Nam - Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác chuyển dịch năng lượng

56 khối diễu binh ấn tượng trong đại lễ 30/4

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản

Xử lý vi phạm hành chính: Dự kiến tăng mức phạt tiền tối đa

'Vang mãi khúc khải hoàn' - giai điệu của tự hào, phát triển thịnh vượng

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 7 định hướng lớn tăng cường hợp tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản

Thủ tướng Nhật Bản thăm Việt Nam, thêm cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp

Thủ tướng chủ trì họp bàn xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế

Khai trương Trung tâm báo chí và phát hành bộ tem đặc biệt chào mừng 30/4

Chùm ảnh: Tổng duyệt diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì xây dựng Đề án về phát triển công nghiệp đường sắt

Bộ, ngành gợi mở hướng phát triển để Sơn La bứt phá

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Bổ sung thẩm quyền cấp xã