Chuyện về ‘biệt đội’ phá bẫy ở đại ngàn Kẻ Gỗ

Giữa chốn thâm u ở đại ngàn Kẻ Gỗ tỉnh Hà Tĩnh, các cán bộ bảo vệ rừng ngày đêm “ăn gió, nằm sương” bảo vệ động vật khỏi “ma trận” bẫy.
Hà Tĩnh: Khánh thành đền thờ anh hùng liệt sỹ tại hồ Kẻ Gỗ Doanh nghiệp “hiến kế” gỡ khó cho phát triển nhà ở xã hội Ngân hàng ''thiết kế'' gói vay chuyên biệt, hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực ưu tiên

Khu bảo tồn thiên nhiên Quốc gia vùng rừng hồ Kẻ Gỗ nằm trên địa bàn 3 huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh) được biết đến là ngôi nhà chung của nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm, đa dạng được che chở, bao bọc bởi rừng mẹ đại ngàn.

Cán bộ Trạm quản lý bảo vệ rừng Kẻ Gỗ tuần tra phá bẫy tại các lối mòn trong rừng. (Ảnh: Thành Đô)
Cán bộ Trạm quản lý bảo vệ rừng Kẻ Gỗ tuần tra phá bẫy tại các lối mòn trong rừng. (Ảnh: Thành Đô)

Thế nhưng, mùa mưa đến, món hời béo bở từ thịt thú rừng khiến lâm tặc không ngại ngần giăng bẫy tràn lan, săn bắt thú rừng trái phép. Để cứu nguy cho thú rừng, hàng thập kỷ qua, Tổ bảo vệ rừng cơ động đã kiên trì thực hiện những chuyến tuần tra xuyên ngày đêm để tìm kiếm tháo gỡ bẫy, bảo vệ sự sống của những loài sinh vật dưới cánh rừng bạt ngàn.

“Cứu tinh” của muông thú giữa đại ngàn Kẻ Gỗ

Sau gần 1 giờ đi thuyền từ Trạm quản lý bảo vệ rừng Kẻ Gỗ, các thành viên “biệt đội phá bẫy” đặt chân đến Khe đội 8, nơi có những lối mòn thẳng tắp, cây cối âm u rậm rạp. Theo lời ông Lê Quang Đài (thành viên Tổ bảo vệ rừng cơ động, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ), đây là điểm đen của nạn săn bẫy thú rừng vào mùa mưa, bởi có nhiều lối mòn dẫn xuống khe suối. Khu vực này cũng là nơi tập trung của nhiều loại động vật như heo rừng, mang, sóc, khỉ, gà lôi… tìm tới ăn quả dại.

Tổ bảo vệ rừng cơ động tại hồ Kẻ Gỗ được thành lập cách đây hơn 20 năm, gồm 5 thành viên. Cứ bình quân mỗi tháng, các thành viên của đội thực hiện 3 chuyến tuần tra xuyên đêm trong rừng và tuần tra theo tin tình báo của người dân. Số bẫy bắt động vật hoang dã sau khi phát hiện được thu gom, tiêu hủy và báo cáo theo quy định.

Lán trại, đồ dùng của những kẻ săn bẫy bị lực lượng chức năng phát hiện. (Ảnh: Thành Đô)
Lán trại, đồ dùng của những kẻ săn bẫy bị lực lượng chức năng phát hiện. (Ảnh: Thành Đô)

Mùa mưa, những lối mòn dẫn vào rừng trở nên trơn trượt. Càng đi sâu vào bên trong, ánh mặt trời càng nhạt dần, hơi lạnh thấm vào da thịt lạnh buốt. Để luồn lách qua các lối mòn, các thành viên cứ luân phiên nhau dùng rựa chặt dây leo, bụi rậm, rồi nối tiếp nhau di chuyển.

Tới một khúc cua có nhiều cây dây leo lớn, ông Đài nhắc nhở chúng tôi thận trọng bước chân bởi xung quanh chắc chắn có bẫy. Vừa dứt câu, ông chỉ về gốc cây cách đó khoảng 3m - “Lại gặp bẫy đạp rồi. Dấu vết còn mới, chắc vừa đặt sáng nay”, ông nói và nhắc nhở thêm, “dân trong ngành” như chúng tôi chỉ nhìn là đã phát hiện ra những chiếc bẫy tinh vi này.

Thực như vậy, loại dây lâm tặc sử dụng là thép phanh xe đạp hoặc dây cáp. Vòng bẫy được đặt trên miệng hố sâu khoảng 20cm, đường kính 40cm. Bẫy được kéo căng bởi cành cây lớn, phía dưới là thòng lọng được lâm tặc rải một lớp lá cây khô để ngụy trang rất khó phát hiện.

Để phá được bẫy này, ông Đài cho đầu của chiếc rựa vào hố bẫy. Khi rựa vừa chạm xuống, đè phải cơ quan bên dưới thì lập tức thòng lọng được co rút, cành cây kéo bật về một phía.

“Thú rừng có tập quán di chuyển qua các lối mòn để tìm thức ăn, nước uống và khi gặp mỏm đất cao hơn bình thường thì dừng lại quan sát, lợi dụng thói quen đó, lâm tặc đã giăng bẫy ngay những nơi yếu hiểm.

Loại dây cáp dùng để làm bẫy rất chắc chắn, một khi đã dính bẫy thì rất khó thoát, trừ khi bỏ lại chân bị dính bẫy. Do tính hiệu quả và dễ đặt nên bẫy này được dùng nhiều nhất vào thời điểm mùa mưa”, ông Đài cho biết.

Càng đi sâu vào rừng, lượng bẫy do lâm tặc giăng ra càng nhiều, cứ cách khoảng 15m, đội phá bẫy lại phải dừng lại để gỡ “ma trận”. Trong lúc phá bẫy, anh Bùi Bình để lộ nhiều vết sẹo ở chân, anh nói đây là những “chiến tích” còn lại sau lần chạm trán phường săn bẫy cách đây vài năm.

Theo anh Bình, mỗi lần đi đặt bẫy, lâm tặc thường đi theo nhóm 2-3 người để cắt cử làm nhiệm vụ quan sát lực lượng chức năng. Vì đặc thù trong rừng sâu không có sóng điện thoại nên đôi lúc phát hiện kẻ xấu, tổ bảo vệ rừng không thể liên lạc xin cứu viện, đành “tùy cơ ứng biến”.

Bẫy được giăng như “ma trận”, thú rừng bị sát hại khi mùa mưa về. (Ảnh: Thành Đô)
Bẫy được giăng như “ma trận”, thú rừng bị sát hại khi mùa mưa về. (Ảnh: Thành Đô)

Khi yếu thế, các thành viên tổ bảo vệ phải đánh đòn “phủ đầu”, hò hét, ra tín hiệu giả để những kẻ đặt bẫy thấy sợ mà rút quân. “Chỉ cần những kẻ đặt bẫy biết lực lượng mình mỏng, chúng sẽ phản kháng ngay, nhiều lần anh em chúng tôi bị họ đuổi đánh. Thậm chí có người còn bị đánh nhập viện. Để trả thù, thậm chí lâm tặc còn đốt lán trại, phá thuyền của lực lượng chức năng”, anh Bình nhớ lại.

Đối với anh Bình, mỗi chiếc bẫy được phá là những con thú bé nhỏ có thêm cơ hội trở về với bầy đàn. Đó không chỉ là công việc của anh và đồng đội mà còn là niềm đam mê, tình yêu với công việc “ăn gió nằm sương” giữa chốn thâm sơn cùng cốc.

Trăn trở con đường bảo vệ thú rừng

Hơn 2 thập kỷ nặng duyên với nghề, ông Nguyễn Phi Danh (SN 1967, thành viên Tổ bảo vệ rừng cơ động) không nhớ nổi mình đã phá và cứu thoát bao nhiêu thú rừng bị dính bẫy của lâm tặc. Ông cho biết, trong các loại bẫy thì bẫy đạp là cơn “ác mộng” của muông thú và kể cả cán bộ bảo vệ rừng.

Bẫy đạp, chế tạo từ hai miếng thép hình bán nguyệt có lởm chởm răng cưa nhọn hoắt, cài khép vào nhau. Khi thú rừng giẫm vào bàn bẫy, chốt bẫy bung ra, hai miếng thép hình bán nguyệt lởm chởm răng cưa sẽ kẹp mạnh giữ chặt con mồi.

Loại bẫy này ám ảnh các cán bộ bảo vệ rừng vì không chỉ muông thú mà chính họ cũng có thể trở thành nạn nhân nếu một giây lơ là.

Cận cảnh một chiếc bẫy đạp được ngụy trang bởi lá khô rất khó phát hiện. (Ảnh: Thành Đô)
Cận cảnh một chiếc bẫy đạp được ngụy trang bởi lá khô rất khó phát hiện. (Ảnh: Thành Đô)

“Thú rừng mắc bẫy dây thì có thể giãy dụa chờ giải cứu chứ còn khi đã dính bẫy đạp thì máu me tua tủa, kêu la rất thảm thiết. Nếu mắc phải bẫy đạp thì tỷ lệ sống rất thấp, đa số đều không qua khỏi”, ông Danh nói và trăn trở thêm, anh em cán bộ bảo vệ rừng tiếc nuối lớn là đơn vị chưa có trạm cứu hộ động vật khẩn cấp nên dù phát hiện thú rừng bị thương, mọi người cũng chỉ biết nhìn chúng ra trong hụt hẫng.

Ông Nguyễn Tiến Dũng - Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ - cho biết, nhiều năm trở lại đây, từ khi có các Tổ bảo vệ rừng cơ động, số lượng bẫy thú do lâm tặc đặt tại rừng do đơn vị quản lý đã giảm rõ rệt.

Trong năm 2024, chúng tôi đã tháo gỡ, phối hợp cơ quan chức năng tiêu hủy hơn 300 bẫy thú các loại, giảm nhiều so với những năm trước. Đây là con số cho thấy thói quen vào rừng săn bẫy của một số bộ phận người dân đã thay đổi.

“Nhờ tin báo của người dân, đơn vị đã liên tục tổ chức các đợt tuần tra, nhất là vào mùa mưa, kịp thời phá bẫy, ngăn chặn các hành vi tàn sát thú rừng. Tuy nhiên, lợi nhuận mang lại từ thú rừng rất lớn đã khiến một số người bất chấp lực lượng chức năng để vào rừng săn bẫy”, Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ chia sẻ thêm.

Các cán bộ Trạm quản lý bảo vệ rừng Kẻ Gỗ vẫn đau đáu con đường bảo vệ thú rừng khỏi nạn săn bẫy. (Ảnh: Thành Đô)
Các cán bộ Trạm quản lý bảo vệ rừng Kẻ Gỗ vẫn đau đáu con đường bảo vệ thú rừng khỏi nạn săn bẫy. (Ảnh: Thành Đô)

Khu bảo tồn thiên nhiên Quốc gia vùng rừng hồ Kẻ Gỗ được thành lập năm 1997, thuộc địa phận hành chính của ba huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Hương Khê và phía nam giáp tỉnh Quảng Bình với tổng diện tích tự nhiên là 44.271,81ha.

Khu bảo tồn hiện có 567 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 367 chi và 117 họ, phổ biến tại tầng cây bụi có các loại cây trong họ cau dừa. Đến thời điểm này đã phát hiện 392 loài động vật có xương sống thuộc 99 họ, 47 loài thú, 298 loài chim, 100 loài bò sát và lưỡng cư…

Thành Đô
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hà Tĩnh

Tin mới nhất

Thông tin mới về Lễ giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Thông tin mới về Lễ giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần văn hóa, du lịch đất Tổ năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 29/3 -7/4 (tức ngày 1 - 10/3 âm lịch).
Giữ nguyên lịch thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025

Giữ nguyên lịch thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản trả lời Sở Giáo dục và Đào tạo một số địa phương về đề xuất đẩy sớm kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025.
Cơn sốt AI: Công việc nào sắp bị thay thế?

Cơn sốt AI: Công việc nào sắp bị thay thế?

AI phát triển mạnh mẽ, đẩy nhiều ngành nghề vào nguy cơ biến mất. Những công việc mang tính lặp lại, dựa vào dữ liệu đang dần bị thay thế bởi tự động hóa.
Lịch thi dự kiến vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2025

Lịch thi dự kiến vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2025

Lịch thi dự kiến vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2025 có thể điều chỉnh. Kỳ thi dự kiến diễn ra vào tháng 6/2025, học sinh cần cập nhật thông tin và ôn tập sớm.
Tiêu chuẩn quốc gia về kinh tế tuần hoàn sẽ có điểm gì mới?

Tiêu chuẩn quốc gia về kinh tế tuần hoàn sẽ có điểm gì mới?

Bộ Khoa học và Công nghệ đang tiến hành lấy ý kiến rộng rãi về các Dự thảo Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia (TCVN) về kinh tế tuần hoàn.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục Mỹ sắp bị đóng cửa?

Bộ Giáo dục Mỹ sắp bị đóng cửa?

Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ ký một sắc lệnh hành pháp vào ngày hôm nay (20/3), với mục tiêu đóng cửa Bộ Giáo dục.
Thời tiết hôm nay 20/3: Hà Nội duy trì không khí lạnh

Thời tiết hôm nay 20/3: Hà Nội duy trì không khí lạnh

Thời tiết hôm nay 20/3, Khu vực Hà Nội, Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ tiếp tục duy trì không khí lạnh, nhiệt độ thấp nhất 12 độ.
Thời tiết biển hôm nay 20/3: Biển động, gió giật cấp 8

Thời tiết biển hôm nay 20/3: Biển động, gió giật cấp 8

Dự báo thời tiết biển hôm nay 20/3/2025, trường gió Đông Bắc hoạt động mạnh khắp các vùng biển. Khu vực quần đảo Trường Sa có khả năng xảy ra lốc xoáy.
Nho Đồng Du: Tìm lời giải cho bài toán tiêu thụ

Nho Đồng Du: Tìm lời giải cho bài toán tiêu thụ

Trồng nho công nghệ cao tại Đồng Du đã mang lại hiệu quả kinh tế, nhưng hướng đi lâu dài để phát triển sản phẩm vẫn chưa tốt, đặc biệt trong khâu tiêu thụ.
Kinh tế đêm Hà Nội:

Kinh tế đêm Hà Nội: 'Mỏ vàng' chưa được khai thác hiệu quả

Kinh tế đêm Hà Nội có nhiều tiềm năng bứt phá, nhưng thiếu chiến lược và cú hích đủ mạnh biến thành “mỏ vàng” thực sự.
Bao giờ hoàn thành sáp nhập các tỉnh?

Bao giờ hoàn thành sáp nhập các tỉnh?

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã thông tin về thời gian hoàn thành sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã và sáp nhập các tỉnh.
Thứ trưởng Nguyễn Hải Trung phụ trách chuyển đổi số của Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Thứ trưởng Nguyễn Hải Trung phụ trách chuyển đổi số của Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Ngày 19/3, Thứ trưởng Nguyễn Hải Trung đã tiếp nhận nhiệm vụ phụ trách theo dõi, chỉ đạo lĩnh vực chuyển đổi số của Bộ Dân tộc và Tôn giáo.
Đổ xô check-in nhà Hàm cá mập trước khi bị hạ giải

Đổ xô check-in nhà Hàm cá mập trước khi bị hạ giải

Tòa nhà Hàm cá mập những ngày này thu hút một lượng lớn người dân đổ xô đến chụp hình lưu niệm trước khi tòa nhà bị hạ giải theo quyết định của UBND TP. Hà Nội.
Sáp nhập tỉnh: Người dân đồng tình ủng hộ

Sáp nhập tỉnh: Người dân đồng tình ủng hộ

Người dân đồng tình với chủ trương sáp nhập tỉnh. Nhiều người tin rằng, sáp nhập tỉnh sẽ tạo thêm động lực để kinh tế, xã hội phát triển hơn.
Không tái chế, doanh nghiệp nộp tiền trước 20/4 hàng năm

Không tái chế, doanh nghiệp nộp tiền trước 20/4 hàng năm

Theo quy định, nếu không tự tái chế doanh nghiệp phải nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam trước ngày 20/4 hàng năm, thực hiện kê khai trước 31/3.
Sáp nhập tỉnh, xã, bỏ cấp huyện: Cán bộ cấp xã phải vừa

Sáp nhập tỉnh, xã, bỏ cấp huyện: Cán bộ cấp xã phải vừa 'hồng' vừa 'chuyên'

Với chủ trương sáp nhập tỉnh, xã, bỏ cấp huyện đang được triển khai như hiện nay, đòi hỏi cán bộ cấp xã phải vừa 'hồng' vừa 'chuyên' để xứng với 'tầm vóc' mới.
‘Cánh cửa vàng’ đưa doanh nghiệp mỹ phẩm Việt ra thế giới

‘Cánh cửa vàng’ đưa doanh nghiệp mỹ phẩm Việt ra thế giới

Trong ngành dược mỹ phẩm, Tập đoàn Thái Hương không chỉ dẫn đầu về quy mô sản xuất mà còn thiết lập những chuẩn mực mới trong việc gia công mỹ phẩm.
Nam Định: 3 huyện không còn nhà tạm, dột nát

Nam Định: 3 huyện không còn nhà tạm, dột nát

Tính đến nay, 3/9 huyện thuộc Nam Định không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo cũng như nhà tạm, nhà dột nát.
“Lách luật” dạy thêm: Chất lượng có còn khi không ràng buộc?

“Lách luật” dạy thêm: Chất lượng có còn khi không ràng buộc?

Dạy thuê cho trung tâm là cách nhiều giáo viên lựa chọn để tiếp tục dạy thêm nhưng chất lượng ra sao là vấn đề cần bàn khi không có ràng buộc về trách nhiệm.
Cần Thơ: Năm nay đối tượng nào được tuyển thẳng vào lớp 10 công lập?

Cần Thơ: Năm nay đối tượng nào được tuyển thẳng vào lớp 10 công lập?

UBND TP. Cần Thơ vừa công bố kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025-2026 với nhiều đối tượng được xét tuyển thẳng theo quy định.
Đặc xá 2025: Giảm thời gian chấp hành án xuống còn 1/3

Đặc xá 2025: Giảm thời gian chấp hành án xuống còn 1/3

Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị triển khai thực hiện quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2025 diễn ra sáng 19/3.
Đại học Công nghiệp Quảng Ninh mở ngành công nghệ kỹ thuật ô tô

Đại học Công nghiệp Quảng Ninh mở ngành công nghệ kỹ thuật ô tô

Từ năm 2025, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh chính thức mở ngành công nghệ kỹ thuật ô tô nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao trên thị trường.
Sinh trắc học tại sân bay: Xu hướng tất yếu năm 2025

Sinh trắc học tại sân bay: Xu hướng tất yếu năm 2025

Công nghệ sinh trắc học trở thành tiêu chuẩn bắt buộc tại các sân bay trên toàn cầu, mở ra kỷ nguyên mới của ngành hàng không với sự nhanh chóng và an toàn.
Thời tiết hôm nay 19/3: Nhiều nơi xuống dưới 10 độ

Thời tiết hôm nay 19/3: Nhiều nơi xuống dưới 10 độ

Thời tiết hôm nay 19/3, Phía Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại, một số nơi xuống dưới 10 độ. Nam Bộ có mưa dông, khả năng xảy ra lốc, sét.
Thời tiết biển hôm nay 19/3: Vịnh Thái Lan mưa rải rác

Thời tiết biển hôm nay 19/3: Vịnh Thái Lan mưa rải rác

Dự báo thời tiết biển hôm nay 19/3/2025, trường gió Đông Bắc hoạt động mạnh trên hầu khắp các vùng biển. Riêng vịnh Thái Lan gió hoạt động yếu, có mưa rải rác.
Mobile VerionPhiên bản di động