Chuyện về anh cựu chiến binh và những chuyến xe cút kít “Made in Viet Nam” xuất ngoại

Vào ngày 11/2/2023 tới đây, vị khách hàng lớn từ Mỹ sẽ sang tham quan nhà máy sản xuất xe rùa hay còn gọi là xe cút kít của một cựu chiến binh tại Bắc Giang.
Bắc Giang: Phạt gần 30 triệu đồng cơ sở giả mạo nhãn hiệu Oledpro

Đây là khách hàng lớn của công ty từ năm 2021 đến nay, chuyển dịch từ thị trường Trung Quốc sang Việt Nam.

Sáng tạo từ gian khó

Cựu chiến binh đưa những chiếc xe cút kít “Made in Viet Nam” sang thị trường châu Âu mà chúng tôi nhắc đến trong bài viết là anh Trần Văn Hùng - Giám đốc Công ty TNHH cơ khí Hùng Thảo. Anh sinh năm 1970, người dân xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

Chuyện về anh cựu chiến binh và những chuyến xe cút kít “Made in Viet Nam” xuất ngoại
Anh Trần Văn Hùng giới thiệu dây chuyền sản xuất xe cút kít

Ngoài tưởng tượng của chúng tôi, vị giám đốc của 1 doanh nghiệp hàng sản xuất ra không đủ bán; xuất khẩu sang Mỹ, Australia với giá trị đạt gần 2 triệu USD/năm... lại rất giản dị, hay cười và lắng nghe người khác nói hơn là chia sẻ về mình.

Anh Hùng cho biết, trước đây đóng quân ở biên giới cực bắc của tỉnh Hà Giang. Đến năm 1992, anh xuất ngũ trở về quê hương. Thời điểm này, kinh tế vùng nông thôn nói chung, ở vùng miền núi như Tân Yên quê anh nói riêng còn nhiều khó khăn.

Đối diện với nghèo khó, cộng với ý chí của người lính được tôi luyện trong quân ngũ, anh quyết tâm đi học một nghề để hy vọng xin được việc làm nhà nước. Vậy là ngay trong năm 1992, anh vào học Trường Công nhân kỹ thuật 1, chuyên ngành hàn.

Sau 3 năm ra trường, với năng khiếu cùng sự đào tạo bài bản trong trường học, anh có tay nghề vững. Thế nhưng khi đó, tình hình chung ở nhiều nhà máy công xưởng lại lâm vào khó khăn, khiến anh không thể xin được việc làm, đành trở về quê hương.

Vậy là anh trở lại với nghề cấy lúa, trồng màu; đồng thời mua thêm chiếc máy hàn để làm nghề hàn các nông cụ như cuốc, xẻng... bị hỏng.

Nhưng có lẽ, ý chí được tôi rèn trong môi trường quân đội và chính trong quá trình lao động thực tế, anh thấy việc đào hố trồng cây, san lấp đất xây dựng... phải gánh bằng quang gánh những vôi, vữa, gạch đá vô cùng vất vả, cần phải chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ người nông dân giảm được sức lao động.

Sẵn có vốn kiến thức được đào tạo bài bản, anh Hùng tìm hiểu, nghiên cứu chế tạo ra chiếc xe đẩy tay vận chuyển hàng hóa, sau này người dân quen gọi với cái tên vui vui xe rùa (vì có hình dáng giống mai rùa), có nơi gọi là xe cút kít.

Ban đầu anh thiết kế để sử dụng trong gia đình nên vừa làm vừa sửa. Trong quá trình sử dụng, anh luôn cải tiến chiếc xe, đặc biệt phần bánh xe và tay đẩy để có thể di chuyển dễ dàng trên mọi địa hình mà không bị rơi đồ.

Chuyện về anh cựu chiến binh và những chuyến xe cút kít “Made in Viet Nam” xuất ngoại
Công ty đang nỗ lực đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng các đơn hàng

Quả nhiên, những chiếc xe đầu tiên do anh sáng tạo ra đã giúp ích rất nhiều trong công việc nhà nông. Nhận thấy hiệu quả lao động, anh làm thêm 3, 4 chiếc để bà con trong thôn ai có việc cần mượn làm cho đỡ mệt.

Lúc đầu có người mượn chỉ là tò mò, nhưng sử dụng rồi lại hết sức ngạc nhiên về sự tiện dụng của nó. Từ đó, người trong làng bắt đầu đặt hàng anh làm.

Thấy được nhu cầu lớn của bà con, năm 1998, anh Hùng nâng công suất từ 5 - 10 chiếc/ngày. Thật ngạc nhiên, những chiếc xe rùa anh làm ra đến đâu bán hết đến đó, không chỉ trong xã, huyện, tỉnh mà sang các địa bàn lân cận. Vậy là từ đó, anh chuyên tâm sản xuất những chiếc xe đa năng. Thị trường cũng được mở rộng dần sang Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương...

Tôi nhớ như in vào năm 1998, khi đó tôi mới cưới vợ. Để giới thiệu sản phẩm, chúng tôi đã chở những chiếc xe đa năng đó bằng xe máy sang các tỉnh thành lân cận chào hàng. Lúc đầu các cửa hàng cơ khí nông nghiệp chưa tin về sự tiện dụng của nó nên không nhận bán. Chúng tôi chấp nhận không bán mà ký gửi lại để chủ cửa hàng có thể dùng đẩy vật dụng ra ngoài cửa trưng bày mỗi buổi sáng và đẩy vào nhà mỗi buổi tối. Sau khi tin dùng, chính chủ các cửa hàng đã rất nhiệt tình giới thiệu với khách hàng về công dụng của những chiếc xe...”, anh Hùng cho biết.

Những mối cơ duyên

Khi đã tin dùng thì một đồn mười, mười đồn trăm, xe rùa ngày càng được nhiều người biết đến không chỉ dùng để chuyên chở vật liệu xây dựng mà còn để chở lúa, phân bón, thức ăn chăn nuôi, phục vụ sản xuất nông nghiệp.... Đơn hàng khắp nơi dồn về, vì thế gia đình anh quyết định mở rộng xưởng sản xuất tại nhà để sản xuất hàng loạt.

Trong quá trình sản xuất, anh tiếp tục nghiên cứu cải tiến mẫu mã chất lượng của sản phẩm. Đặc biệt, nhận thấy một lượng lớn lốp xe cũ bỏ đi thải ra môi trường anh nghĩ ngay tới việc tận dụng để làm bánh xe rùa; thu mua tôn vụn của các nhà máy gang thép.

Giới thiệu về đống lốp xe cũ, anh Hùng hồ hởi chia sẻ: “Đây mới là điều tôi tâm đắc nhất. Việc tái sử dụng lại lốp xe máy thải loại không chỉ giúp giá thành sản phẩm giảm tới 25% mà điều quan trọng đã góp phần tái tạo rác thải, giảm ô nhiễm môi trường hiệu quả. Tuy nhiên, việc tái sử dụng đó chỉ được áp dụng với sản phẩm quốc nội và được sự chấp nhận, ủng hộ của khách hàng”.

Chuyện về anh cựu chiến binh và những chuyến xe cút kít “Made in Viet Nam” xuất ngoại
Tận dụng lốp xe cũ không chỉ giảm giá thành mà còn góp phần bảo vệ môi trường

Vào những năm 2014-2015, xe rùa có mặt hầu hết các tỉnh thành miền Bắc, miền Trung. Xưởng của anh mỗi ngày sản xuất hàng trăm chiếc nhưng không đủ bán ra thị trường. Điều này cũng khiến anh trăn trở có nên mở rộng đầu tư sản xuất nữa hay không? mở rộng thì vốn ở đâu?

Như một cơ duyên, năm 2016, lãnh đạo tỉnh Bắc Giang và huyện Tân Yên đến thăm mô hình xưởng sản xuất xe rùa của anh. Sau khi nghe anh báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh, các lãnh đạo đã động viên mở rộng quy mô, xây dựng hồ sơ dự án nhà máy sản xuất với quy trình ứng dụng khoa học kỹ thuật mới để đạt hiệu suất cao.

Được sự động viên, hỗ trợ của chính quyền các cấp, anh thành lập Công ty TNHH cơ khí Hùng Thảo và xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang bị máy móc để phát triển sản xuất.

Từ đó, nhà máy của anh sản xuất hàng nghìn chiếc xe rùa bán ra thị trường mỗi tháng và trở thành doanh nghiệp chuyên sản xuất xe rùa lớn nhất cả nước. Nhiều đơn vị phân phối hàng hóa đã tìm đến anh đặt hàng, trong đó có cả khách nước ngoài. Các khách hàng sau khi thăm nhà máy cũng đã đặt nhiều hơn mặt hàng gia dụng khác, chủ yếu là giá đỡ và kệ kê trong siêu thị.

Với chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, được người tiêu dùng tin dùng, công ty đã vinh dự được nhận Bằng khen của Chủ tịch tỉnh Bắc Giang; Chứng nhận Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2019, cấp khu vực năm 2020, cấp Quốc gia năm 2021...

Hành trình xe rùa “Made in Viet Nam” xuất ngoại

Khi được hỏi về hành trình xuất khẩu những chiếc xe rùa “Made in Viet Nam” ra nước ngoài mà lại là những thị trường kỹ tính như Mỹ, Úc, Ba Lan, tới đây là Đức, Mexico, anh Hùng nói, “Mọi thứ như có một cơ duyên mà tôi không giải thích được, nhưng cái chính vẫn là chất lượng tạo nên lòng tin cho khách hàng”.

Chuyện về anh cựu chiến binh và những chuyến xe cút kít “Made in Viet Nam” xuất ngoại
Xe rùa "Made in Viet Nam" xuất sang mỗi nước có một mẫu mã khác nhau

Được biết, ngay từ năm 2018, đã có 10 nghìn sản phẩm xe rùa của công ty được xuất khẩu sang Ba Lan. Năm 2019 được xuất sang Úc. Năm 2021 đánh dấu bước ngoặt lớn khi một doanh nghiệp từ Mỹ đã ký hợp đồng mua gần 1 triệu USD xe rùa, phụ kiện xe rùa và một số giá kệ kê trong siêu thị. Từ năm 2021 đến nay, doanh nghiệp này vẫn là khách hàng lựa chọn sản phẩm của cơ khí Hùng Thảo.

Theo tiết lộ của anh Hùng, vào ngày 11/2/2023 tới, vị khách hàng lớn này từ Mỹ sẽ sang tham quan nhà máy sản xuất và nghiên cứu hợp tác với công ty.

Không giấu niềm vui thành công, anh cho biết thêm, công ty vừa mới ký được hợp đồng trị giá hơn 550.000 USD cung cấp xe rùa và phụ kiện vào thị trường Mexico trong năm 2023.

Hiện tại, 80 công nhân trong nhà máy đang phấn đấu từ nay đến Tết âm lịch hoàn thành sản xuất 5 container xe và thiết bị đi kèm, trong đó có 4 container sang Mỹ, 1 container sang Úc.

Công ty cũng đang xây dựng hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2018, đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực trình độ để thực hiện và duy trì hệ thống. Điều này sẽ góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm của công ty sản xuất ra có chất lượng ổn định, giảm hàng lỗi hỏng, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn, kỹ thuật khắt khe của đối tác, khách hàng quốc tế.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Viết Toàn - Chủ tịch UBND huyện Tân Yên - cho biết, năm 2022, giá trị sản xuất công nghiệp của toàn huyện ước đạt 5.665 tỷ đồng tăng 21,4% so với năm 2021. Có được kết quả trên một phần đóng góp không nhỏ của các đơn vị sản xuất công nghiệp như Công ty TNHH Cơ khí Hùng Thảo.

Chuyện về anh cựu chiến binh và những chuyến xe cút kít “Made in Viet Nam” xuất ngoại
Công ty cũng đang xây dựng hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2018

Đây là một trong những tấm gương điển hình của người cựu chiến binh dám nghĩ, dám làm với mô hình phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao; là một trong những tấm gương cựu chiến binh tiêu biểu vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng; đồng thời tạo thêm được nhiều công ăn việc làm cho người lao động là người dân tại địa phương”, ông Nguyễn Viết Toàn nhấn mạnh.

***

Chiều cuối năm, vùng sơn cước càng thêm lạnh, thế nhưng nhìn theo những chuyến xe tiếp tục chuyển hàng đi đến các tỉnh trong cả nước; những công nhân hối hả làm việc để đảm bảo xuất khẩu sang nước ngoài; câu chuyện về dự án nhà máy cơ khí chuyên sản xuất xe rùa và các mặt hàng gia dụng Hùng Thảo với quy mô sử dụng đất khoảng 5ha để đáp ứng như cầu sản xuất ngày càng tăng... khiến chúng tôi vui lây. Điều này không chỉ mở ra hướng phát triển mới đối với các sản phẩm cơ khí trong nước, mà còn nhiều sản phẩm khác nếu mỗi người không ngừng nỗ lực sáng tạo.

Thanh Tâm - Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bắc Giang

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 2 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 2 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.

Tin cùng chuyên mục

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 8% GRDP, cùng với đó tỉnh sẽ rất chú trọng thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, bước sang năm 2025 tỉnh sẽ tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phấn đấu tăng 10% so với năm 2024.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng (Bà Rịa - Vũng Tàu) được định hướng là khu công nghiệp kiểu mẫu, khu công nghiệp thông minh, sinh thái.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhờ đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong năm 2024, lĩnh vực xúc tiến đầu tư của Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.
Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhận thức vai trò của sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong phát triển nông nghiệp, Tuyên Quang đã tập trung đẩy mạnh phát triển liên kết sản xuất bền vững.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Trong năm 2024, 15/16 chỉ tiêu kinh tế của TP. Vũng Tàu hoàn thành vượt kế hoạch, còn giải ngân vốn đầu tư công dự kiến hoàn thành vào cuối 2024.
Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Ngày 11/12, Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thương mại biên giới.
Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Kết thúc 10 tháng năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cảng biển Quảng Ninh đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sản lượng hàng hóa vượt bậc.
Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, ước tăng 10,2% (vượt mục tiêu tăng trên 9%).
Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Ước cả năm 2024, tỉnh Hải Dương đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp, tăng 6,2% so với thực hiện năm 2023.
Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của Hiệp định UKVFTA, mở ra cơ hội lớn xuất khẩu vào thị trường Anh.
Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Từ đầu năm 2024 đến nay, bức tranh kinh tế Đồng Tháp phát đi nhiều chuyển biến tích cực, khởi sắc trên hầu hết lĩnh vực, trong đó, ngành hàng sen là điểm nhấn.
Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thời gian qua, ngành du lịch Sơn La đã triển khai thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch.
Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thời gian qua, thành phố Sơn La đã triển khai những giải pháp bài bản từ sản xuất đến xúc tiến tiêu thụ nông sản, mang lại hiệu quả cao.
Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

UBND TP. Hà Nội vừa quyết định công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực và top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố năm 2024.
Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

TP. Hạ Long đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho bầu cử trưởng thôn, khu phố nhiệm kỳ 2025-2027, đảm bảo cơ sở vật chất, tuyên truyền và đồng thuận trong nhân dân.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động