Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính đạt nhiều kết quả quan trọng

Tối 28/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính rời Bắc Kinh, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc và dự Hội nghị WEF Thiên Tân.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự WEF: Đối đầu với "cơn gió ngược" cản trở tăng trưởng kinh tế Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các nhân sỹ hữu nghị Trung Quốc Nhiều dư địa thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam và Trung Quốc

Những kết quả quan trọng

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của đồng chí Phạm Minh Chính trên cương vị Thủ tướng Chính phủ, diễn ra vào thời điểm Việt Nam và Trung Quốc kỷ niệm 15 năm thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện (6/2008-6/2023), trong bối cảnh quan hệ hai Đảng, hai nước duy trì cục diện phát triển và đạt nhiều thành quả tích cực mới, kể từ sau chuyến thăm chính thức Trung Quốc mang ý nghĩa lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cuối năm 2022.

Chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lần này có ý nghĩa quan trọng trong việc cụ thể hóa các nhận thức chung của hai đồng chí Tổng Bí thư, nhất là Tuyên bố chung tháng 11/2022 về việc tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, chuyến thăm đã thành công tốt đẹp và đạt nhiều kết quả quan trọng, thể hiện trên 4 khía cạnh: Một là, tin cậy chính trị giữa hai nước được tăng cường mạnh mẽ, tạo cơ sở quan trọng để đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung trong tình hình mới, mang lại lợi ích cho Nhân dân hai nước: các bạn Trung Quốc dành cho Thủ tướng sự đón tiếp rất trọng thị, chu đáo, thân tình, thắm tình “đồng chí anh em;” thu xếp để Thủ tướng ta hội đàm, hội kiến với tất cả 4 đồng chí lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Cường, Ủy viên trưởng Nhân đại Triệu Lạc Tế, Chủ tịch Chính hiệp Vương Hộ Ninh.

Trong không khí hữu nghị, chân thành, cởi mở lãnh đạo cấp cao hai bên đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường tin cậy chính trị, xử lý thỏa đáng và kiểm soát tốt bất đồng, đưa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển ổn định, lành mạnh, hiệu quả lâu dài.

Trong các cuộc gặp, các đồng chí lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đều khẳng định hết sức coi trọng quan hệ hữu nghị hai Đảng, hai nước, thể hiện thành ý, thiện chí trong việc làm sâu sắc hơn nữa các mặt hợp tác giữa hai bên, nhất là trên kênh Đảng, trong các lĩnh vực trọng yếu như an ninh, quốc phòng. Đặc biệt, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định việc phát triển quan hệ với Việt Nam là lựa chọn chiến lược của Trung Quốc, Trung Quốc coi trọng phát triển quan hệ lâu dài với Việt Nam.

Hai là, hai bên đạt nhiều nhận thức chung quan trọng, nhất trí trong nhiều biện pháp cụ thể về thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực giữa hai nước, góp phần tạo cơ sở vật chất quan trọng cho thúc đẩy quan hệ hai nước Việt Nam-Trung Quốc trong thời gian tới. Hai bên nhất trí nâng cao chất lượng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, đẩy mạnh kết nối giao thông, nhất là trong lĩnh vực đường sắt, đường bộ, hạ tầng cửa khẩu, nâng cao hiệu suất thông quan, duy trì giao thương thông suốt, bảo đảm chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng.

Phía Trung Quốc khẳng định sẽ tăng cường nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, nhất là hàng nông sản, tăng thêm hạn ngạch cho hàng hóa Việt Nam quá cảnh bằng đường sắt Trung Quốc đi nước thứ ba, mở rộng đầu tư chất lượng cao của Trung Quốc vào những lĩnh vực phù hợp với nhu cầu của Việt Nam.

Ba là, tăng thêm sự hiểu biết hữu nghị, củng cố nền tảng xã hội cho việc phát triển quan hệ hai nước. Hai bên đạt nhiều nhất trí quan trọng về duy trì giao lưu, tiếp xúc thường xuyên qua kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, giữa các bộ, ngành, địa phương và nhất là giữa Nhân dân hai nước. Nhất trí khôi phục các hoạt động giao lưu Nhân dân như Diễn đàn Nhân dân Việt-Trung, Liên hoan thanh niên Việt-Trung, Gặp gỡ hữu nghị Việt-Trung, qua đó giúp tuyên truyền cho các tầng lớp Nhân dân hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ về truyền thống hữu nghị của hai Đảng, hai nước.

Bốn là, chuyến thăm có nhiều hoạt động phong phú, kết quả đạt được rất thực chất. Bên cạnh cách hoạt động chính thức, Thủ tướng Chính phủ tham dự và phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc, với sự tham gia rất đông đảo của các doanh nghiệp Trung Quốc, gặp gỡ nhân sỹ hữu nghị, tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp lớn của Trung Quốc, đi khảo sát Khu mới Hùng An - đô thị kiểu mẫu mới nhất về cải cách mở cửa và đổi mới sáng tạo của Trung Quốc tại tỉnh Hà Bắc... Các doanh nghiệp đều đánh giá cao môi trường và triển vọng đầu tư của Việt Nam, đồng thời bày tỏ mong muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam thời gian tới.

Ngoài ra, các đồng chí đoàn viên chính thức đã có nhiều cuộc làm việc, trao đổi, tiếp xúc song phương với lãnh đạo các cơ quan tương ứng của Trung Quốc, góp phần tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, tạo cơ sở quan trọng để làm sâu sắc hơn nữa giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực giữa hai nước thời gian tới.

Các cuộc trao đổi thực chất, hiệu quả

Với chủ đề “Doanh nghiệp: Động lực của nền kinh tế toàn cầu,” Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Thiên Tân (Davos mùa Hè) năm 2023 do WEF phối hợp với Chính phủ Trung Quốc tổ chức có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Giám đốc điều hành WEF Borge Brende ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác Việt Nam – WEF giai đoạn 2023-2026 dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Giáo sư Klaus Schwab - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Giám đốc điều hành WEF Borge Brende ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác Việt Nam – WEF giai đoạn 2023-2026 với sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Giáo sư Klaus Schwab - Ảnh: VGP

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá, đây là một trong những sự kiện kinh tế có quy mô hàng đầu thế giới, quy tụ nhiều nhà lãnh đạo chính phủ các nước và khoảng 1.400 tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên toàn cầu, với sự tham gia của các nhà lãnh đạo chính phủ, lãnh đạo nhiều tổ chức quốc tế và các chuyên gia kinh tế uy tín. Diễn ra trong bối cảnh bối cảnh kinh tế thế giới đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, hội nghị đã tập trung đánh giá, trao đổi, tìm ra các định hướng, giải pháp, đặc biệt phối hợp giữa Nhà nước với doanh nghiệp, nhằm duy trì đà tăng trưởng, ứng phó với các các “cơn gió ngược” tác động nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng với Thủ tướng Chính phủ các nước New Zealand, Mông Cổ, Barbaros là những khách mời chính tại hội nghị năm nay.

Theo đánh giá của WEF, đây là đại diện những nền kinh tế mới nổi, có đóng góp ngày càng quan trọng cho kinh tế khu vực và toàn cầu, đang tiên phong trong một số lĩnh vực then chốt tạo ra các động lực mới cho phát triển.

Thủ tướng Chính phủ đã có lịch trình làm việc dày đặc trong gần 24 tiếng tại Thiên Tân, gồm tham dự và phát biểu nhiều phiên họp quan trọng, có các cuộc trao đổi thực chất, hiệu quả, cởi mở với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế và tập đoàn hàng đầu thế giới. Nổi bật là các cuộc gặp với Chủ tịch WEF Klaus Schwab, Thủ tướng Chính phủ các nước New Zealand, Barbaros, Mông Cổ, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và đông đảo lãnh đạo doanh nghiệp, nhất là tại Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam-WEF về chủ đề “Thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới để kiến tạo tương lai đất nước.”

Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn thông tin, sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị WEF Thiên Tân mang nhiều ý nghĩa và đạt nhiều kết quả quan trọng, thể hiện rõ nét.

Một là, Thủ tướng Chính phủ đã chia sẻ nhiều quan điểm, cách tiếp cận, những định hướng, giải pháp hữu hiệu, thiết thực, kịp thời, xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm của Việt Nam, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Sáu “cơn gió ngược,” cũng là sáu nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm kinh tế toàn cầu và sáu định hướng giải pháp mà Thủ tướng Chính phủ đưa ra đã được lãnh đạo các nước và cộng đồng doanh nghiệp hết sức chia sẻ.

Thông điệp của Thủ tướng về ba yếu tố nền tảng cho phát triển kinh tế là bảo đảm hòa bình, ổn định, đoàn kết, hợp tác quốc tế, cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, toàn diện, đặc biệt là khơi thông nguồn lực, thúc đẩy các động lực tăng trưởng và phát huy tiềm năng của doanh nghiệp nhỏ và vừa được đánh giá cao và trở thành định hướng thống nhất cao tại Hội nghị WEF năm nay.

Hai là, sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ đã tiếp tục góp phần thúc đẩy thực chất quan hệ giữa Việt Nam và WEF. Việc hai bên ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) giai đoạn 2023-2026, tập trung vào những lĩnh vực khả thi như đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, tài chính xanh, chuyển đổi số... đã tạo nền tảng để tăng cường quan hệ hai bên trong giai đoạn mới.

Với kết quả quan trọng này, WEF sẽ đẩy mạnh hơn nữa hợp tác, hỗ trợ Việt Nam về tư vấn chính sách và nâng cao năng lực thích ứng trước các xu thế phát triển mới, hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương trong những vấn đề có lợi ích thiết thực như nông nghiệp thông minh, phát triển các cụm công nghiệp hướng tới phát thải ròng bằng không, thành lập Trung tâm cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam...

Các cuộc gặp gỡ của Thủ tướng Chính phủ với lãnh đạo các nước tại Hội nghị cũng góp phần tiếp tục làm sâu sắc quan hệ giữa Việt Nam với Mông Cổ, New Zealand, Babados, đặc biệt trong lĩnh vực còn rất nhiều tiềm năng như kinh tế, thương mại, du lịch...

Ba là, sự tham gia của Việt Nam tại Hội nghị với nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi cởi mở, thân tình của Thủ tướng Chính phủ với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu đã góp phần tiếp tục truyền tải đến cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu về những thành tựu, tiềm năng, thế mạnh, những mục tiêu và định hướng phát triển của Việt Nam. Đây là cơ hội giá trị để các doanh nghiệp nước ngoài hiểu sâu sắc hơn về chủ trương, chính sách, môi trường đầu tư, qua đó tăng cường niềm tin và đẩy mạnh đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Điều đáng mừng là tại tất cả các cuộc trao đổi, Việt Nam luôn được giới thiệu là một trong những nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, một nền kinh tế năng động, đổi mới với quy mô và tiềm năng ngày càng lớn mạnh.

Bộ trưởng Ngoại giao khẳng định, sự tham gia lần đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị thường niên mùa Hè của WEF đã tạo dấu ấn tốt với cộng đồng doanh nghiệp quốc tế về vai trò, vị thế của Việt Nam, tiềm năng và triển vọng tươi sáng của nền kinh tế Việt Nam. "Những đóng góp thiết thực của Việt Nam tại Hội nghị WEF Thiên Tân đã góp phần quan trọng vào thành công của Hội nghị, đóng góp thúc đẩy quan hệ Việt Nam-WEF, tăng cường hơn nữa việc thu hút các nguồn lực bên ngoài phục vụ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đất nước"- Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.

Hà Hương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thủ tướng Phạm Minh Chính

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khai mạc Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII

Sáng 16/5, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII khai mạc trọng thể tại Hà Nội.
Chậm nhất ngày 17/5 công bố quyết định thanh tra thị trường vàng

Chậm nhất ngày 17/5 công bố quyết định thanh tra thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu chậm nhất ngày 17/5 công bố quyết định thanh tra thị trường vàng; xử lý nghiêm theo quy định các hành vi vi phạm...
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung cứu chữa người bị ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Vĩnh Phúc

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung cứu chữa người bị ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Vĩnh Phúc

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 50/CĐ-TTg ngày 15/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý vụ ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Huawei mong muốn tham gia phát triển mạng 5G, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam

Huawei mong muốn tham gia phát triển mạng 5G, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam

Tại buổi gặp với Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Phó Chủ tịch Zhengjun Zhang mong muốn Huawei tham gia phát triển mạng 5G, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo.
Đề xuất Quốc hội phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh tại Kỳ họp thứ 7

Đề xuất Quốc hội phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh tại Kỳ họp thứ 7

Thường trực Ủy ban Đối ngoại nhất trí với đề xuất Quốc hội phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tin cùng chuyên mục

Điều tra, xử lý nghiêm minh các trường hợp tàu cá vi phạm quy định về VMS

Điều tra, xử lý nghiêm minh các trường hợp tàu cá vi phạm quy định về VMS

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an xử kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm minh, triệt để các tàu cá vi phạm về VMS.
Đề nghị giải quyết dứt điểm tình trạng lãng phí tài nguyên đất đai

Đề nghị giải quyết dứt điểm tình trạng lãng phí tài nguyên đất đai

Đề nghị giải quyết dứt điểm tình trạng lãng phí tài nguyên đất đai của các dự án chậm đưa vào sử dụng, để hoang hóa, hay bị dừng thực hiện sau thanh kiểm tra...
Chỉnh huấn cán bộ theo ngôn ngữ dân gian của Tổng Bí thư

Chỉnh huấn cán bộ theo ngôn ngữ dân gian của Tổng Bí thư

Sử dụng thành ngữ, tục ngữ, hò vè để chấn chỉnh thói hư, tật xấu một số cán bộ, đảng viên là phong cách huấn thị vừa dễ nhớ,thâm thúy mà sâu sắc của Tổng Bí thư
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp các Đại sứ trình Quốc thư

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp các Đại sứ trình Quốc thư

Sáng 15/5, tại Phủ Chủ tịch, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tiếp các Đại sứ Armenia, New Zealand, Thổ Nhĩ Kỳ và Peru đến trình Quốc thư.
Thủ tướng Chính phủ: Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là nguồn tài nguyên vô tận

Thủ tướng Chính phủ: Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là nguồn tài nguyên vô tận

Theo Thủ tướng, nếu các nguồn tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn, ngày càng khan hiếm, thì khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là nguồn tài nguyên vô tận.
Thông tin mới về nội dung Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thông tin mới về nội dung Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Sáng 15/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV và tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt 99,5%

Giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt 99,5%

Sáng 15/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV
Cử tri, nhân dân lo lắng về giá vàng liên tục biến động và tăng cao

Cử tri, nhân dân lo lắng về giá vàng liên tục biến động và tăng cao

Cử tri và nhân dân cũng lo lắng giá vàng liên tục biến động và tăng cao sẽ tác động xấu đến nền kinh tế và đời sống người dân.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Ngày 15/5/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5 và Kỷ niệm 65 năm thành lập (1959- 2024).
Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng làm việc với Tỉnh ủy Kiên Giang

Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng làm việc với Tỉnh ủy Kiên Giang

Đoàn công tác Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng vừa có buổi khảo sát và làm việc tại tỉnh Kiên Giang.
Kỷ luật Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội

Kỷ luật Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký các Quyết định thi hành kỷ luật Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
Vì sao phải lùi thời gian hoàn thành Cầu Đại Ngãi nối Trà Vinh và Sóc Trăng?

Vì sao phải lùi thời gian hoàn thành Cầu Đại Ngãi nối Trà Vinh và Sóc Trăng?

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tiến độ thực hiện dự án cầu Đại Ngãi trên quốc lộ 60, nối tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh.
4 chính sách đề xuất mới phù hợp thực tiễn của tỉnh Nghệ An

4 chính sách đề xuất mới phù hợp thực tiễn của tỉnh Nghệ An

Chiều 14/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.
Đề xuất chính sách phát triển lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo tại Đà Nẵng

Đề xuất chính sách phát triển lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo tại Đà Nẵng

Trong các chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng đề xuất thực hiện thí điểm, có chính sách phát triển lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo.
Thủ tướng: Kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là đột phá trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng: Kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là đột phá trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Sáng 14/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì tọa đàm với Đoàn 19 Tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc về phát triển kinh tế xanh, kinh tế số.
Việt Nam kêu gọi lệnh ngừng bắn ở Gaza, ủng hộ Nhà nước Palestine sớm được gia nhập Liên Hợp Quốc

Việt Nam kêu gọi lệnh ngừng bắn ở Gaza, ủng hộ Nhà nước Palestine sớm được gia nhập Liên Hợp Quốc

Tại phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông và vấn đề Palestine, Việt Nam ủng hộ nghị quyết Đại hội đồng về vấn đề thành viên Liên Hợp Quốc của Palestine.
Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trong phát triển văn hóa

Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trong phát triển văn hóa

Sáng 14/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn trương khắc phục sự cố hầm lò tại Quảng Ninh

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn trương khắc phục sự cố hầm lò tại Quảng Ninh

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn trương khắc phục sự cố hầm lò xảy ra tại TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh làm chết 03 công nhân và bị thương 01 công nhân.
Đầu tư, sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy

Đầu tư, sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy

Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ sẽ bổ sung quy định cụ thể hơn về trách nhiệm, yêu cầu trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh
Vẫn vững vàng 2 trụ cột công nghiệp và thương mại

Vẫn vững vàng 2 trụ cột công nghiệp và thương mại

Ngày này cách đây 73 năm, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ký Sắc lệnh số 21/SL đổi tên Bộ Kinh tế thành Bộ Công Thương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động