Chủ nhật 04/05/2025 21:00

Chuyện lạ thị trường thức ăn nhanh

Đến thời điểm này, trong sân chơi thức ăn nhanh Việt Nam đã hiện diện hầu như đầy đủ các “ông lớn” trên thế giới như: KFC, Lotteria, Burger King, Subway, Jollibee, Pizza Hut, Domino’s Pizza... Trong đó, Lotteria (Hàn Quốc) được coi là “đầu đàn” với hơn 160 cửa hàng, theo sau là KFC (Mỹ) đã mở 140 cửa hàng, đứng thứ 3 là Jollibee (Philippines) với hơn 30 cửa hàng.

 - Burger King dù chỉ mới vào Việt Nam từ cuối năm 2012, nhưng đến nay đã có 20 cửa hàng tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM. Cuối năm 2013, nhiều thương hiệu lớn như Dunkin’ Donuts, Popeyes Chicken... nhảy vào “khuấy động” thị trường. Sau Tết Giáp Ngọ, “người khổng lồ” McDonald’s sẽ khai trương cửa hàng đầu tiên tại TP.HCM.

Các “kỳ phùng địch thủ” thức ăn nhanh ngoại đã “ăn” hoàn toàn chiếc bánh thị trường thức ăn nhanh nội, doanh nghiệp Việt ngậm ngùi đứng ngoài nhìn mà... thèm thuồng! Không đủ tiềm lực tài chính, thương hiệu không tiếng tăm, chuyện nhường sân chơi là tất yếu.

Song, chiếc bánh chính không được ăn, chiếc bánh phụ - thị phần cung cấp nguyên liệu - cũng tuột khỏi tầm tay. Hầu hết doanh nghiệp Việt đều đứng ngoài hàng rào sân chơi thị trường cung ứng nguyên liệu sản xuất thức ăn nhanh vì không vượt qua nổi những tiêu chuẩn của nhà quản lý đặt ra. Tiếc lắm!

Bởi thế, có tới 80% nguyên liệu sản xuất bánh Donuts của cửa hàng Dunkin’Donuts đầu tiên ở Việt Nam phải nhập khẩu. KFC dù có thiện chí, cố hết sức cũng chỉ nâng tỷ lệ sử dụng nguyên liệu nội địa lên khoảng 30%. Tại hệ thống thức ăn nhanh Lotteria, 100% nguyên liệu khoai tây và nước sốt phải “cưỡi” máy bay từ nước ngoài sang Việt Nam...

Chuyện lạ tưởng như không thể xảy ra đã hiện hữu trên thị trường Việt Nam: Ở một nước nông nghiệp mà doanh nghiệp “đại bại”, không đáp ứng được nguyên liệu thực phẩm chế biến cho các nhà kinh doanh quốc tế! Không thể không... đau!

Chuyện doanh nghiệp Việt thua đau trên thị trường thức ăn nhanh chỉ là một “điểm xám” trên tổng thể bức tranh nông nghiệp nhiều màu tối. Nếu cứ để “nguyên trạng” như hiện nay, nhiều ngành hàng nông nghiệp “sống yếu”, doanh nghiệp nội chịu lép vế trước doanh nghiệp ngoại, không nhanh chóng “chuyển mình” tái cơ cấu ngành nông nghiệp triệt để, hiệu quả, khi TPP được ký kết trong tương lai cận kề, rất nhiều sản phẩm nông nghiệp sẽ thua trên sân nhà.

Không phải tự nhiên nhiều nhà quản lý, nhiều chuyên gia lo ngại khi tham gia TPP, lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam sẽ bị tác động trước hết và tổn thương nhiều nhất. Không cẩn thận, vào TPP, không chỉ doanh nghiệp mà cả người nông dân buồn nhiều hơn vui!

Trần Phương

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tổ chức hội nghị đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Tây Ban Nha muốn tham gia vào dự án công nghiệp, năng lượng tại Việt Nam

Hai quyết sách 'nức lòng dân' của Tổng Bí thư Tô Lâm

Thủ tướng Chính phủ tham dự Diễn đàn phát triển ngành bán dẫn và AI

Sáp nhập tỉnh cần chú ý yếu tố văn hóa

Cần truyền thông để doanh nghiệp hiểu đúng về thị trường carbon

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Diễn đàn Khu công nghiệp Việt Nam: Tạo động lực chuyển đổi thông minh, phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Khu thương mại tự do là mô hình hiệu quả thúc đẩy xuất nhập khẩu, phát triển logistics

Khai mạc Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề về khu thương mại tự do

Nhiều doanh nghiệp Bulgaria muốn đầu tư vào các ngành công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh

Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Đại biểu bàn phân cấp, phân quyền

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 400 đại biểu tham gia Diễn đàn Thành phố thông minh và bền vững 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn Khu thương mại tự do- Động lực mới phát triển ngành logistics Đà Nẵng

Diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không: Cơ hội quảng bá và thu hút đầu tư thương mại du lịch

Xây dựng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Báo chí góp phần quan trọng kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: GEFE 2024 - cơ hội hướng đến phát triển xanh và bền vững