Thứ ba 05/11/2024 09:24

Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Bộ Tài chính cần thay thế các chi phí kinh doanh xăng dầu không còn phù hợp

Chuyên gia Vũ Vinh Phú cho biết, Bộ Tài chính cần khảo sát thực tế tại cơ sở, đề xuất thay thế các định mức chi phí kinh doanh xăng dầu không còn phù hợp.

Liên quan đến vấn đề chi phí xăng dầu, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú nêu quan điểm, thời gian qua, sự thay đổi về chính sách đã không theo kịp tình hình thị trường xăng dầu phức tạp của năm 2022.

“Một số doanh nghiệp đã nêu, thời gian qua, một số chi phí, phụ phí nhập khẩu xăng dầu đã tăng lên đến 2-3 lần, song cách tính chi phí xăng dầu không thay đổi, buộc họ phải giảm chiết khấu cho các đại lý, tổng đại lý, hoặc bán nhỏ giọt cho các cây xăng bán lẻ, tác động dây chuyền dẫn đến thị trường bất ổn thời gian vừa qua” – chuyên gia Vũ Vinh Phú nhận định.

Một số doanh nghiệp đã nêu, thời gian qua, một số chi phí, phụ phí nhập khẩu xăng dầu đã tăng lên đến 2-3 lần, song cách tính chi phí xăng dầu không thay đổi từ năm 2014 đến nay

Không nên áp chi phí một cách cứng nhắc

Như vậy, chuyên gia Vũ Vinh Phú cho rằng, một trong những giải pháp để giải quyết tình hình khó khăn cho doanh nghiệp xăng dầu hiện nay là Bộ Tài chính cần phải nghiên cứu lại chính sách về chi phí định mức kinh doanh xăng dầu sao cho phù hợp với sự thay đổi thời cuộc . Những điều bất hợp lý phải chỉnh lại cho phù hợp với thực tế. Đồng thời quy định lại chi phí cho doanh nghiệp làm sao phù hợp với tình hình thị trường đang biến động mạnh hiện nay theo hướng phải có lãi cho doanh nghiệp.

“Bộ Tài chính cần nghiên cứu lại chi phí sao cho hợp lý và quy định sao cho không cứng nhắc, theo thời gian cụ thể. Ví dụ, mức quy định Chi phí kinh doanh xăng dầu định mức này chỉ áp dụng từ 2-3 năm, trừ khi có biến động lớn sẽ thay đổi. Chính sách phải hướng về doanh nghiệp, hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp có lợi nhuận hợp lý. Khi đó, các khó khăn trong tình hình kinh doanh xăng dầu sẽ được giải quyết” – ông Phú nói.

Bên cạnh đó, ông Phú cũng cho rằng, liên Bộ Công Thương – Tài chínhcũng cần nghiên cứu, sắp xếp lại chuỗi cung ứng xăng dầu từ đầu nguồn đến người tiêu dùng sao cho phù hợp, giảm bớt trung gian để người tiêu dùng được hưởng lợi. Đồng thời, tiếp tục áp dụng công nghệ thông tin để kiểm soát nguồn cung xăng dầu hợp lý, chính xác, tránh tình trạng thiếu hụt nguồn cung.

Ngoài ra, xem xét để thay Quỹ bình ổn xăng dầu từ tiền thành dự trữ xăng dầu để đảm bảo giá bán không bị biến động. “Việc xây dựng các kho lưu trữ xăng dầu phải được đầu tư và làm nhanh nhất có thể. Theo tôi, Nhà nước phải bỏ tiền ra xây các kho lưu trữ để có thể phục vụ nhu cầu thị trường trong vòng 3 - 6 tháng. Nguồn dự trữ này sẽ tăng khả năng đối phó với những diễn biến khó lường của giá thế giới”, ông nói.

Ngoài ra, theo ông Phú, chu kỳ điều hành giá nên rút xuống từ 10 ngày còn 5 ngày để theo kịp diễn biến giá xăng dầu thế giới, giảm chi phí cho doanh nghiệp, tránh thua thiệt cho người tiêu dùng.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Chuyên gia Vũ Vinh Phú

Tin cùng chuyên mục

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Kỳ vọng Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 8

Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Thành tích xuất nhập khẩu có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Ngành da giày cần đẩy mạnh mở rộng thị trường mới nhờ lợi thế từ các FTA

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm về hàng hoá dịp cuối năm

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Cần xử phạt nghiêm minh trường hợp trục lợi từ tăng giá điện

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Xuất khẩu xanh - 'Cuộc chơi' buộc doanh nghiệp phải thay đổi mình

Bà Nguyễn Thuý Hiền- Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước: Nhà nước không điều hành chiết khấu xăng dầu

Xây dựng hệ sinh thái ngành thủy sản - ‘chìa khóa’ giải ‘bài toán’ tăng cơ hội tận dụng FTA

Điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá phải hướng đến tăng thu ngân sách bền vững

Đâu là giải pháp để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm 2024?

Ông Nguyễn Khắc Quyền: Bộ Công Thương cầu thị và trách nhiệm trong xây dựng chính sách kinh doanh xăng dầu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu tiến dần hơn đến cơ chế thị trường

TS Lê Quốc Phương: Mục tiêu cao nhất của Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu là đảm bảo nguồn cung

Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước Nguyễn Thuý Hiền nói về sửa đổi nghị định xăng dầu

Ông Trần Ngọc Năm: Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu đã thể hiện tinh thần theo cơ chế thị trường

Báo Công Thương luôn sâu sát, phản ánh đa chiều về 'sức khoẻ' của doanh nghiệp

Báo Công Thương: Giữ vững sứ mệnh, ghi dấu ấn một hành trình đổi mới đầy cảm hứng

Năng lực ứng phó điều tra phòng vệ thương mại của doanh nghiệp đã có bước tiến