Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy: Một số nước cấm xuất khẩu gạo - Cơ hội của ta nhiều, thách thức cũng không nhỏ

Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy cho rằng, việc một số nước cấm xuất khẩu gạo là cơ hội cho gạo Việt. Song thách thức cũng không nhỏ.
“Đu” sóng xuất khẩu gạo tăng giá vẫn cần giữ vững chất lượng Xuất khẩu gạo: Chớp cơ hội thị trường

Ấn Độ, Nga, UAE ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo, nhiều ý kiến cho rằng, gạo Việt có nhiều cơ hội trên thị trường, ông bình luận gì về việc này?

Việc một số thị trường ngừng xuất khẩu gạo có 3 nguyên nhân. Thứ nhất, biến đổi khí hậu, thời tiết, tình trạng El nino kéo dài. Nguồn cung gạo bị giảm, cụ thể như Nga, UAE cũng đình lại, riêng tại Ấn Độ đã xuất khẩu 22 triệu tấn và hiện đang thiếu hụt khoảng 25%. Do đó, buộc các nước phải dự trữ. Mặt khác, trong thương mại, vẫn có biểu hiện của việc trả đũa lẫn nhau đằng sau các yếu tố chính trị.

1924-xk-gyo

Việc các quốc gia cấm xuất khẩu gạo mang lại nhiều cơ hội song cũng không ít thách thức

Năm nay, tại Việt Nam, trong bối cảnh thời tiết bình thường, chúng ta có thể đạt con số sản lượng khoảng 43,2 triệu tấn, như vậy, vẫn đảm bảo cho nguồn xuất khẩu khoảng 7,2 triệu tấn. Đây cũng là con số cao so với các năm.

Vẫn còn những thách thức bởi trồng lúa phụ thuộc vào tình hình thời tiết, khí hậu, mưa bão, lũ lụt. Tuy nhiên, với việc tăng thêm 50 ha diện tích trồng lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long (từ 650.000 ha trước đó lên 700.000 ha), chúng ta vẫn có thể đảm bảo nguồn cung cho xuất khẩu gạo.

Mặt khác, chúng ta vẫn còn vụ lúa Đông Xuân. Do đó, với dự báo xuất khẩu gạo đạt từ 7,2 đến 7,5 triệu tấn gạo, đây là con số dự báo tương đối an toàn.

Cơ hội cụ thể từ việc một số quốc gia cấm xuất khẩu gạo là gì, thưa ông?

Chúng ta có 4 cơ hội. Theo đó, thứ nhất, nếu chúng ta tiếp tục giữ được thị trường và làm ăn tốt thì chúng ta giữ được uy tín với khách hàng truyền thống, tạo đà cho xuất khẩu gạo trong những năm tiếp theo.

Thứ hai, đây là cuộc trải nghiệm thực sự của doanh nghiệp, người nông dân khi thị trường biến động nhanh và gấp, việc này đòi hỏi công tác dự báo, tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị. Từ đó, rút ra những bài học cho chính ngành gạo, các tổ chức kinh tế của nông dân và các thành phần khác.

Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy
Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy

Thứ ba, đó là thúc đẩy sản xuất và sẽ tạo ra liên kết ngang, đó là vùng nguyên liệu của nông dân với nông dân để trở thành hợp tác xã và đòi hỏi hợp tác xã phải tự nâng cao nội lực của mình. Bên cạnh đó, tạo lên liên kết dọc từ người nông dân, khâu trung gian, chủ vựa, cơ sở xay sát, cơ sở xuất khẩu.

Đây là bài học quý để chúng ta nhìn lại mình, từ đó sắp xếp lại và tăng cường các mối quan hệ này.

Thứ tư, tạo điều kiện cho chúng ta phát triển thương hiệu gạo ở cả 3 cấp: tập thể, doanh nghiệp, quốc gia.

Việc cấm xuất khẩu không hoàn toàn là cơ hội cho doanh nghiệp và cho ngành lúa gạo Việt Nam. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào, thưa ông?

Đúng vậy. Vấn đề đặt ra hiện nay đó là khi xuất khẩu được giá, thì ngay trong doanh nghiệp có 2 loại doanh nghiệp. Thứ nhất là doanh nghiệp bị thua lỗ. Bởi lẽ, nếu họ ký xuất khẩu sang châu Phi, Indonesia với giá dưới 500 USD/tấn thì bây giờ họ không có gạo, hoặc bây giờ họ phải mua gạo để xuất khẩu với giá cao hơn con số này.

Thứ hai, đó là các doanh nghiệp ký được hợp đồng mới và có sẵn gạo trong kho thì sẽ thắng lớn.

Mặt khác, khi giá gạo tăng, dẫn đến sự tranh chấp về mặt thu mua, chạy theo lợi ích của xuất khẩu, sẽ cuốn người tiêu dùng vào cơn giá này. Đây cũng là những việc đáng lo ngại.

Nếu hạn chế xuất khẩu, liệu có tuột mất cơ hội không thưa ông?

Hiện chúng ta thiếu một hệ thống thông tin cập nhật và đánh giá vì ngành gạo đã bỏ kinh tế lượng đi từ lâu.

Việc nhận định trong bối cảnh một số nước cấm xuất khẩu gạo nó là thời cơ ngắn hạn hay thời cơ dài hạn thì khó có thể đưa được ra câu trả lời chính xác.

Dưới góc nhìn của tôi, hiện Thái Lan còn khoảng 4 – 5 triệu tấn gạo chưa tung ra. Việt Nam còn khoảng 2 – 2,5 triệu tấn gạo. Đây cũng là đối thủ cạnh tranh trong xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam.

Do đó, doanh nghiệp cần xác định được thời điểm nào để có thể tung ra. Công tác dự báo thị trường cần phải tính toán kỹ.

Cũng có những bài học từ các năm trước, đó là khi doanh nghiệp đã ký hợp đồng từ trước nhưng không mua được gạo. Doanh nghiệp thấy hợp đồng mới với giá gạo cao hơn và bỏ đặt cọc, bẻ kèo, bội tín.

Nắm cơ hội thị trường là cần thiết, nhưng doanh nghiệp cần đồng thời phải bảo đảm cho cơ hội của các đơn hàng cuối năm 2023, đầu năm 2024 và cả các năm tiếp theo.

Rõ ràng, cơ hội là có nhưng thách thức cũng là rất lớn. Xuất khẩu gạo là câu chuyện đường dài. Cần giữ tín nhiệm, đặc biệt là tại các thị trường truyền thống lớn như Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Malaysia…

Tất cả các doanh nghiệp bỏ cọc cần phải xử lý nghiêm, nếu không chúng ta sẽ mất thị trường của toàn ngành gạo chứ không chỉ của riêng một doanh nghiệp nào.

Trong bối cảnh này, theo ông, giải pháp nào để chúng ta vừa giữ được chữ tín, vừa nắm được cơ hội thị trường?

Theo tôi, vai trò của nhà nước là hết sức quan trọng. Cần thúc đẩy ngân hàng cho vay vốn trung hạn và dài hạn, để cho các doanh nghiệp thu mua lúa và thanh toán sòng phẳng với người dân. Trên cơ sở đó, đảm bảo được nguồn đầu vào.

Thời điểm tháng 8, tháng 9, tháng 10 tới đây vẫn đang trong mùa mưa bão, tác động của thời tiết. Do đó, khâu thu mua, vận chuyển, kho tàng đóng vai trò quyết định trong việc xuất khẩu gạo.

Do giá gạo tăng lên, các doanh nghiệp rất dễ mua phối trộn các giống thóc khác nhau, không đúng theo tiêu chuẩn của người mua. Một lần nữa tôi nhấn mạnh, việc này sẽ làm mất thị trường. Các doanh nghiệp cần tích chuyện đường dài, tránh vì lợi ích trước mắt mà làm bừa.

Xin cám ơn ông!

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gạo

Tin cùng chuyên mục

Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Hành hung nhân viên y tế là không thể chấp nhận

Hành hung nhân viên y tế là không thể chấp nhận

Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Hào khí dân tộc nâng bước doanh nghiệp Việt Nam phát triển

Hào khí dân tộc nâng bước doanh nghiệp Việt Nam phát triển

Công đoàn – Cầu nối bền vững giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp

Công đoàn – Cầu nối bền vững giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp

Giảm thuế VAT giúp doanh nghiệp duy trì mạch sản xuất

Giảm thuế VAT giúp doanh nghiệp duy trì mạch sản xuất

Nguyên Phó Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam chia sẻ câu chuyện ủng hộ Việt Nam thống nhất đất nước

Nguyên Phó Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam chia sẻ câu chuyện ủng hộ Việt Nam thống nhất đất nước

Tự hào tầm vóc, khí thế mới từ thế hệ trẻ trong hợp luyện duyệt binh đại lễ 30/4

Tự hào tầm vóc, khí thế mới từ thế hệ trẻ trong hợp luyện duyệt binh đại lễ 30/4

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam: Tự hào và xúc động trào dâng

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam: Tự hào và xúc động trào dâng

Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt và ký ức của những năm tháng hào hùng

Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt và ký ức của những năm tháng hào hùng

Bí thư Hầu A Lềnh kỳ vọng Báo Công Thương tiếp tục lan tỏa mô hình đổi mới của Hà Giang

Bí thư Hầu A Lềnh kỳ vọng Báo Công Thương tiếp tục lan tỏa mô hình đổi mới của Hà Giang

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Sắp xếp Đà Nẵng, Quảng Nam: Đổi mới tư duy từ việc lắng nghe dân nói

Sắp xếp Đà Nẵng, Quảng Nam: Đổi mới tư duy từ việc lắng nghe dân nói

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh: Hiện thực hóa Nghị quyết 11 bằng hành động cụ thể

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh: Hiện thực hóa Nghị quyết 11 bằng hành động cụ thể

PGS.TS Nguyễn Danh Tiên: Khát vọng hòa bình soi đường dân tộc

PGS.TS Nguyễn Danh Tiên: Khát vọng hòa bình soi đường dân tộc

Doanh nghiệp tư nhân: Lực lượng chủ công nâng tầm thương hiệu

Doanh nghiệp tư nhân: Lực lượng chủ công nâng tầm thương hiệu

Chuyên gia kinh tế ADB ‘hiến kế’ thúc đẩy tăng trưởng GDP

Chuyên gia kinh tế ADB ‘hiến kế’ thúc đẩy tăng trưởng GDP

Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn: Văn hóa là động lực nội sinh sau 50 năm thống nhất

Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn: Văn hóa là động lực nội sinh sau 50 năm thống nhất

Từ phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm – nhận thức đúng về sáp nhập xã

Từ phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm – nhận thức đúng về sáp nhập xã

Khi đạo đức bị đem bán, viên thuốc trở thành tội ác

Khi đạo đức bị đem bán, viên thuốc trở thành tội ác