Chuyên gia nói gì về sự nguy hiểm của lỗ thủng ozone?
Môi trường Thứ sáu, 08/07/2022 - 18:43 Theo dõi Congthuong.vn trên
Phát hiện một lỗ thủng ozone mới, ảnh hưởng đến Việt Nam |
Bài nghiên cứu về sự thay đổi tầng ozone ở khu vực nhiệt đới vừa được xuất bản trên tạp chí khoa học AIP Advances của ông Qing – Bin Lu đến từ Đại học Waterloo ở Ontario, Canada.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng lỗ thủng ozone ở khu vực nhiệt đới lớn gấp 7 lần so với lỗ thủng ở Nam cực, ảnh hưởng tới các nước ở khu vực nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Theo PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà- Phó Viện trưởng Viện Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu thì sự thay đổi này là chưa rõ ràng.
Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề trên, Báo Công Thương chia sẻ ý kiến của PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà- Phó Viện trưởng Viện Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu.
Ozone là một phân tử khí phản ứng mạnh được tạo thành từ ba nguyên tử oxy. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), ozone được hình thành trong tầng bình lưu hoặc các tầng cao hơn của khí quyển Trái đất khi ánh sáng mặt trời phản ứng với oxy phân tử. Có tính phản ứng cao, ozone liên tục được tạo ra và phá hủy trong tầng bình lưu, và tổng lượng của nó vẫn tương đối ổn định qua các mùa và vĩ độ trong nhiều thập kỷ. Ozone đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ phần lớn tia UV, thành phần có bức xạ bước sóng cực ngắn trong dải bức xạ mặt trời, để ngăn các tia UV này đến được bề mặt trái đất và gây ra những tác động đến sức khỏe con người.
Từ những năm 1970, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng mức độ ôzôn đã bị suy giảm ở một số vùng nhất định. Khi mức ôzôn giảm tới 80% giá trị bình thường, vùng suy giảm được gọi là lỗ ôzôn. Lỗ thủng tầng ozone trên Nam cực thường xuyên được nhìn thấy trong suốt mùa xuân kể từ những năm 1980 và tiếp tục được các tổ chức giám sát. Việc mất ôzôn được cho là do sử dụng các hóa chất như chlorofluorocarbons (CFCs), hydrochlorofluorocarbons (HCFCs), carbon tetrachloride và methyl chloroform, dẫn đến lệnh cấm sử dụng chúng.
Nghiên cứu của Lu trên tạp chí AIP Advance (doi: 10.1063/5.0094629 ) tuyên bố rằng phát hiện ra “lỗ thủng ôzôn nhiệt đới’ khổng lồ này tồn tại quanh năm (trong khi tại Nam Cực chỉ vào mùa Xuân) và đã ở đó từ những năm 1980 - khoảng 40 năm. Nghiên cứu được xây dựng dựa trên công trình trước đây của Lu và các đồng nghiệp về lý thuyết suy giảm tầng ozone.
Nhóm đã nghiên cứu cơ chế phá hủy tầng ozone do phản ứng điện tử điều khiển bằng tia vũ trụ (CRE) trong khoảng hai thập kỷ. Tác giả xác định được "lỗ thủng ôzôn nhiệt đới" bằng cách xem xét phần trăm thay đổi trong ozone, chứ không phải là những thay đổi tuyệt đối. Nghiên cứu của Lu cũng không rút ra từ các rất nhiều tài liệu nghiên cứu và ghi nhận lại các xu hướng ozone trong tất cả các vùng của khí quyển.
Vì vậy, Nghiên cứu này về sự thay đổi tầng ozone lớn như vậy ở vùng nhiệt đới là không rõ ràng và chắc chắn như trong các nghiên cứu khác.
Do vậy, trong cộng đồng các nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề này hiện nay trên thế giới đang có nhiều ý kiến khác nhau, cho thấy cần phải có nhiều hơn các nghiên cứu khác để có thể có những kết luận chắc chắn.
Hiện nay, theo số liệu chính thống từ NASA, sự sụt giảm nồng độ ozone ở tầng bình lưu có được phản ánh diện tích lỗ thủng tầng ozone lớn nhất và trung bình trên Nam Cực, được tính bằng km vuông (km 2). Giống như nồng độ khí, khu vực lỗ thủng tầng ozone được NASA theo dõi hàng ngày thông qua các thiết bị vệ tinh.
![]() |
Dữ liệu về lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực |
Kể từ năm 1979, có thấy sự gia tăng rõ rệt của khu vực lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực, đạt mức tối đa 30 triệu km 2 vào đầu những năm 2000. Tuy nhiên, kể từ cuối những năm 1990, khu vực lỗ thủng tầng ozone đã ổn định khoảng 20 đến 25 triệu km 2. Vào năm 2018, Chương trình Aura của NASA đã công bố kết quả đầu tiên cho thấy những dấu hiệu ban đầu rõ ràng về sự phục hồi lỗ thủng tầng ozone
![]() |
Hình ảnh vệ tinh về lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực |
Tuy nhiên, sự phục hồi hoàn toàn dự kiến sẽ mất cho đến (ít nhất) nửa sau của thế kỷ này.
Hình ảnh vệ tinh và dữ liệu về lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực từ năm 1979 đến năm 2018 được công bố tại Trung tâm Truyền thông Goddard của NASA; điều này cung cấp một sự hiểu biết trực quan về sự phát triển của lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực trong giai đoạn này.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Thời tiết hôm nay ngày 17/8: Dự báo nắng nóng, oi bức ở khu vực Bắc và Trung bộ

Thời tiết hôm nay ngày 16/8: Ảnh hưởng của vùng áp thấp, nhiều nơi có mưa giông

Thời tiết hôm nay ngày 15/8: Xuất hiện vùng áp thấp mới

Thời tiết ngày 12/8: Cảnh báo mưa giông khu vực nội thành Hà Nội; lũ quét tại nhiều nơi trên cả nước

Thời tiết ngày 11/8: Mưa hầu hết trên cả nước, nguy cơ ngập lụt nhiều nơi
Tin cùng chuyên mục

Bão số 2 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương chủ động cấm biển

Bão số 2 đang di chuyển nhanh về đất liền nước ta

Thanh Hóa: Xuất hiện hàng tấn vỏ ngao chết trôi dạt vào bờ biển

Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành cơn bão số 2

Thời tiết ngày 9/8: Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão; di chuyển phức tạp

Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm nay

Tỉnh Hà Tĩnh: Xử phạt 4 doanh nghiệp vi phạm khai thác khoáng sản

Việt Nam đưa ra 6 quan điểm để thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050

Tiếp cận mô hình kinh tế tuần hoàn: Vì sao doanh nghiệp chưa mặn mà?

Quy định xử phạt với hành vi chôn lấp chất thải nguy hại trái quy định

Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ 5 đã thống nhất được 3 nội dung lớn

Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế

Xử lý rác thải vải: Hình thành nguồn nguyên liệu thứ cấp

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành dự Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ Năm

Hà Nội giải bài toán rác thải - nỗi ám ảnh xuyên thập kỷ: Bài 3: Nỗi lo và lời giải căn cơ

Hà Nội giải bài toán rác thải - nỗi ám ảnh xuyên thập kỷ: Bài 2: Nhà máy điện rác, đừng để cứu cánh khả thi thành… bất khả thi

Đến năm 2025, phấn đấu 100% chất thải rắn của làng nghề được thu gom, xử lý

Hà Nội giải bài toán rác thải - nỗi ám ảnh xuyên thập kỷ: Bài 1 - Vì sao “xanh” nhưng chưa sạch đẹp?
