Chuyên gia Nga nói gì về chiếc xe tăng T-90M ‘bị mất’ ở Ukraine

Business Insider dẫn nguồn tin từ Ukraine cho biết, Kiev đã thu giữ xe tăng T-90M, phiên bản xe tăng hiện đại nhất của dòng xe tăng chiến đấu thuộc dòng T-90
Khả năng tấn công trực diện kẻ thù của “quái vật” xe tăng T-90M Proryv

Phía Ukraine cho biết, nước này đã thu giữ hàng chục xe tăng Nga, trong đó có xe tăng T-72, xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) T-80, thậm chí xe tăng T-90M.

Theo giới phân tích, Ukraine có thể tân trang lại nhiều phương tiện trong số này và tái sử dụng trên chiến trường. Tuy vậy, riêng xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M “Proryv” nhiều khả năng sẽ không được đưa trở lại chiến đấu, thậm chí bị chuyển ra ngoài lãnh thổ Ukraine để nghiên cứu.

Chuyên gia Nga nói gì về chiếc xe tăng T-90M ‘bị mất’ ở Ukraine

“Việc thu giữ T-90M là một sai lầm nghiêm trọng của Nga và cũng là một thành tích ngoài mong đợi đối với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)”, tác giả Peter Suciu của tờ Business Insider viết.

Trước thông tin trên, chuyên gia quân sự người Nga Alexei Leonkov đã đưa ra bình luận: “Đây không phải là một việc quá nghiêm trọng, mất mát này không ảnh hưởng đến hiệu quả chiến đấu của các đơn vị thiết giáp của lực lượng vũ trang Nga”.

Tuy nhiên, theo Sputnik, phía Nga chưa xác nhận chính thức thông tin này.

“Trên lãnh thổ vùng Kharkov, một chiếc xe tăng T-90M đã được tìm thấy, chiếc xe tăng này thuộc Sư đoàn bộ binh cơ giới Cận vệ số 4 Kantemirovskaya của Lực lượng vũ trang Nga. Chiếc xe tăng bị đứt xích, nhưng vẫn nguyên vẹn. Khi những cỗ máy như vậy rơi vào tay đối phương, câu hỏi được đặt ra: Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?”, ông Leonkov nói.

Theo ông Leonkov, về nguyên tắc, T-90 không phải là một phiên bản xe tăng mà phương Tây quá xa lạ. Chuyên gia Leonkov nhắc nhở về việc các chiến binh ở Syria cũng thu giữ một chiếc xe tăng T-90 của Nga. Sau đó, họ đã chuyển giao nó cho các nhà tài trợ Mỹ. Người Mỹ đã kiểm tra nó, không tìm thấy bất cứ điều gì thú vị và thậm chí không đưa nó về căn cứ quân sự, nơi tập trung các thiết bị quân sự của Liên Xô và Nga.

Tuy nhiên, việc đối phương thu giữ chiếc xe tăng T-90M có thể tác động như thế nào đến hoạt động chiến đấu của lính tăng Nga?

Theo chuyên gia quân sự người Nga, đối phương sẽ nghiên cứu cỗ máy này chủ yếu là để cải tiến vũ khí chống tăng, nâng cao khả năng xuyên giáp.

“Tôi muốn đưa ra một ví dụ khác từ thực tiễn quân sự ở Syria. Các phần tử vũ trang đã cố gắng bắn trúng chiếc T-90A của quân đội Syria bằng hệ thống tên lửa chống tăng TOW-2 do Mỹ sản xuất, nhưng tên lửa này không thể xuyên thủng lớp giáp của chiếc xe tăng. Những chiếc xe tăng hiện đại của Nga được bảo vệ bởi các hệ thống bảo vệ chủ động và năng động. Có lẽ, sau khi nghiên cứu các hệ thống này trên xe tăng T-90M, người Mỹ sẽ cố gắng hiện đại hóa hệ thống tên lửa chống tăng Javelin mà họ đã nhiều lần ca ngợi, sẽ cải tiến các loại đạn có lông vũ xuyên giáp”, ông Leonkov chia sẻ.

Cũng theo ông Leonkov, thành công của việc sử dụng xe tăng như một đơn vị chiến đấu không chỉ phụ thuộc vào phần cứng, mà còn phụ thuộc vào kíp lái. Ví dụ: Mỹ đã cung cấp cho Ả Rập Saudi các phiên bản nâng cấp của xe tăng Abrams là SEP v3 và SEP v4. Tuy nhiên, các xe tăng này đã tham gia các trận chiến chống lực lượng phiến quân Houthis và tỏ ra rất tệ.

“Tôi xin nhắc lại rằng, một trong những mục tiêu của các chuyên gia phương Tây khi nghiên cứu T-90M là khả năng xuyên giáp. Nhưng, thử nghiệm tại sân tập trong môi trường bình thường là một chuyện và trận chiến căng thẳng là một chuyện hoàn toàn khác. Liệu lính tăng của NATO có thể bắn trúng T-90 ngay từ phát đầu tiên, vì có lẽ sẽ không có cơ hội cho phát thứ hai. Nhưng, hay nhỡ rằng quá trình hiện đại hóa T-90 ở Nga vẫn tiếp tục”, ông Leonkov nhấn mạnh.

Trước đó, vào tháng 8, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cho biết, các chuyên gia Nga đang nghiên cứu kỹ lưỡng những thiết bị quân sự nước ngoài thu được ở Ukraine để tìm cách vô hiệu hoá chúng.

Về phần mình, Ukraine cũng phối hợp với các chuyên gia của phương Tây để phân tích công nghệ bí mật trong các vũ khí Nga thu được trên chiến trường.

T-90M Proryv là phiên bản hiện đại hóa mới nhất của dòng xe tăng chiến đấu chủ lực lần đầu được đưa vào trang bị cho quân đội Nga vào năm 1994.

Phiên bản này đã được nâng cấp đáng kể về khả năng bảo vệ khả năng cơ động và hỏa lực. Nó được trang bị pháo nòng trơn 2A46M-4 125mm có khả năng bắn các loại đạn tiêu chuẩn cũng như tên lửa dẫn đường chống tăng (ATGM) Reflek (định danh theo NATO là AT-11 SNIPER-B). Nó được tích hợp một trạm điều khiển vũ khí từ xa, trang bị súng máy hạng nặng NSVT 12,7mm và súng máy đồng trục PTKM 7,62mm, tổ hợp điều khiển bắn tự động số hóa và bộ ngắm ảnh nhiệt ngày/đêm; bộ nạp đạn tự động…

Cấu hình của Proryv tương tự như các mẫu xe tăng T-90 trước đây với khoang lái ở phía trước, tháp pháo ở phần giữa xe, khoang máy và truyền động ở phần cuối xe. Trưởng xe ngồi bên phải và trắc thủ ngồi bên trái trong khoang chiến đấu. Tăng T-90 sử dụng sử dụng động cơ diesel tăng áp V-92S2F công suất 1.000-1.130 mã lực và hộp số tự động, cung cấp cho chiếc chiến xa này khả năng cơ động rất cao, cho phép xe tăng đạt vận tốc 60 km/giờ trên đường trường và 50 km/giờ trên địa hình gập ghềnh.

Bình Nguyên (theo Sputnik)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp quốc phòng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nga giới thiệu xe tăng

Nga giới thiệu xe tăng 'cua mắt đỏ' T-90MS tại Peru

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 29/4: Nga giới thiệu “cua mắt đỏ” T-90MS tại Peru với lời giới thiệu đây là xe tăng chiến thắng khi đã chứng minh thực chiến.
Hàn Quốc nâng cấp máy bay trực thăng UH-60 Black Hawk

Hàn Quốc nâng cấp máy bay trực thăng UH-60 Black Hawk

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 27/4: Máy bay ném bom tương lai của Trung Quốc trang bị 3 động cơ; Hàn Quốc nâng cấp 36 máy bay trực thăng UH-60 Black Hawk.
Đức có thể không cung cấp tên lửa hành trình cho Ukraine

Đức có thể không cung cấp tên lửa hành trình cho Ukraine

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 26/4: Đức không được cung cấp tên lửa hành trình cho Ukraine do sự hạn chế từ các công ty Hoa Kỳ cung cấp linh kiện quan trọng.
Nhật Bản phát triển pháo ray điện từ dành cho hải quân

Nhật Bản phát triển pháo ray điện từ dành cho hải quân

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 25/4: Nhật Bản phát triển pháo ray điện từ hải quân khi nguyên mẫu vũ khí đã được giới chức nước này đánh giá là đủ tin cậy
Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI trong chiến đấu

Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI trong chiến đấu

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 24/4: Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI quân sự, đó là lời nhấn mạnh của Tổng thống Nga trong phát biểu mới đây.

Tin cùng chuyên mục

Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 23/4: Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống Patriot khi tích hợp hệ thống radar mảng định pha chủ động công nghệ ưu thế hơn.
Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 21/4: Hoa Kỳ nghiên cứu chế tạo “vũ khí ngày tận thế” tương tự Nga với mẫu thiết bị lặn Poseidon mang vũ khí hạt nhân hủy diệt.
Nga nhận thêm máy bay

Nga nhận thêm máy bay 'Thú mỏ vịt', Đức lo ngại về tên lửa hành trình Taurus

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 20/4: Tên lửa Taurus không thể xoay chuyển chiến sự tại Ukraine, khi có thông tin về việc Berlin có thể cung cấp vũ khí này.
Nga tạo ra

Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 19/4: Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử của đối phương khi phát triển phần mềm phát hiện và chỉ thị mục tiêu.
Tên lửa Iskander được coi là vũ khí

Tên lửa Iskander được coi là vũ khí 'sát thần' tại Ukraine

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 18/4: Tên lửa Iskander được coi là vũ khí 'sát thần' tại Ukraine qua lời nhận xét của chuyên gia quân sự người Mỹ Will Shriver.
Hoa Kỳ thử nghiệm đội hình robot tác chiến người - máy

Hoa Kỳ thử nghiệm đội hình robot tác chiến người - máy

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 17/4: Hoa Kỳ thử nghiệm đội hình tác chiến người - máy với việc tích hợp người điều khiển robot chiến đấu trong đội hình mới.
Hoa Kỳ hiện đại hóa xe tăng Abrams

Hoa Kỳ hiện đại hóa xe tăng Abrams

Tin công nghiệp quốc phòng (ngày 16/4): Hoa Kỳ hiện đại hóa gấp xe tăng Abrams với thời gian dự kiến từ 24-30 tháng kể từ khi tiến hành công việc.
Vệ tinh Starlink

Vệ tinh Starlink ' bị hủy diệt' bởi tác chiến điện tử của Nga

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 14/4: Starlink đã bị tác chiến điện tử của Nga “bóp nghẹt” ở Ukraine, đó là nhận xét của chỉ huy quân sự Ukraine từ thực tế.
Binh sĩ Ukraine lo ngại vũ khí viện trợ thiếu hiệu quả

Binh sĩ Ukraine lo ngại vũ khí viện trợ thiếu hiệu quả

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 13/4: Binh sĩ Ukraine chê vũ khí viện trợ kém hiệu quả khi có giá thành quá đắt đỏ, dễ tổn thương và khó sửa chữa
Tổng thống Nga hé lộ về vũ khí hải quân mới

Tổng thống Nga hé lộ về vũ khí hải quân mới

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 12/4: Tổng thống Nga hé lộ về vũ khí hải quân mới, khi nhấn mạnh tỷ lệ hiện đại hóa của Hải quân Nga hiện đã đạt ngưỡng 100%.
Pháp phát triển hệ thống pháo phản lực tầm bắn vượt đại dương

Pháp phát triển hệ thống pháo phản lực tầm bắn vượt đại dương

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 11/4: Pháp đang muốn tự phát triển pháo phản lực nội địa với tầm bắn lên tới 150 km dự kiến ra mắt vào năm 2027.
Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Tập đoàn Hoà Phát đã bắt tay với đối tác để thực hiện cam kết với Thủ tướng về sản xuất ray thép đường sắt tốc độ cao.
Hải quân Hoa Kỳ trang bị thêm tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới

Hải quân Hoa Kỳ trang bị thêm tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 10/4: Hải quân Hoa Kỳ đã nhận được tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới với tên gọi Iowa.
Hoa Kỳ công bố thông tin về tên lửa siêu vượt âm Dark Eagle

Hoa Kỳ công bố thông tin về tên lửa siêu vượt âm Dark Eagle

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 8/4: Hoa Kỳ công bố thông tin về tên lửa siêu vượt âm Dark Eagle. Lockheed Martin đang hoàn thiện tên lửa siêu âm LRHW
Hoa Kỳ lần đầu trang bị tàu ngầm không người lái dưới nước

Hoa Kỳ lần đầu trang bị tàu ngầm không người lái dưới nước

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 7/4: Hoa Kỳ đưa vào trang bị tàu ngầm không người lái đầu tiên. Phương tiện này do Công ty quốc phòng Anduril phát triển.
Lộ diện

Lộ diện 'sát thủ diệt tăng' hiệu quả nhất của Nga

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 6/4: Hoa Kỳ nhận diện “sát thủ diệt tăng” hiệu quả nhất của Nga là dòng tên lửa Kornet với hiệu quả thực chiến được chứng minh.
Hoa Kỳ chỉ ra “xe tăng biểu tượng” bất khả chiến bại của Nga

Hoa Kỳ chỉ ra “xe tăng biểu tượng” bất khả chiến bại của Nga

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 5/4: Hoa Kỳ chỉ ra “xe tăng biểu tượng” của Nga là xe tăng T-72. Sau 50 năm ra đời, xe tăng chiến đấu này vẫn đang phục vụ.
Anh khó sở hữu

Anh khó sở hữu 'đối trọng' của siêu tăng T-14 Armata

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 4/4: Anh khó có thể sớm sở hữu 'đối trọng' của xe tăng Armata khi nguồn lực phân bổ cho chương trình phát triển không đầy đủ.
Trung Quốc phát triển tên lửa Kinzhal nội địa

Trung Quốc phát triển tên lửa Kinzhal nội địa

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 3/4: Trung Quốc phát triển tên lửa Kinzhal nội địa; Nga phát triển hệ thống chế áp quang điện tử tích hợp phương tiện chiến đấu.
Hoa Kỳ bắt đầu thử nghiệm máy bay cảm tử UAV in 3D

Hoa Kỳ bắt đầu thử nghiệm máy bay cảm tử UAV in 3D

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 2/4: Hoa Kỳ bắt đầu thử nghiệm UAV in 3D, khi các thử nghiệm loại vũ khí sản xuất hàng loạt mới cho thấy tốc độ và hiệu quả.
Mobile VerionPhiên bản di động