Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh “hiến kế” gỡ khó cho thị trường xăng dầu

Để ổn định thị trường xăng dầu, cần thay đổi cách điều chỉnh giá xăng, dầu trong nước so với giá thế giới với tần suất liên tục hơn thay vì 3 lần mỗi tháng.
Petrolimex kiến nghị gì để bình ổn thị trường xăng dầu? Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 8.9: Ma trận kiếm tiền trong thị trường xăng dầu

Nguồn cung xăng dầu không thiếu

Thời gian qua, rất nhiều cửa hàng xăng dầu treo biển nghỉ bán với lý do hết xăng, làm dấy lên lo ngại về nguồn cung xăng dầu trong nước liệu có đáp ứng được nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang có sự phục hồi sau hơn 2 năm chịu tác động từ dịch bệnh, cộng đồng doanh nghiệp đang bắt đầu quay trở lại sản xuất kinh doanh sau một thời gian đình trệ bởi dịch bệnh và các biện pháp giãn cách xã hội.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh “hiến kế” gỡ khó cho thị trường xăng dầu
Chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh

Tuy nhiên trên thực tế lại không phải là như vậy. Bởi theo một số nguồn thông tin cho biết, việc xăng dầu thiếu trước hụt sau ở cây xăng trong thời gian gần đây là “có vấn đề”, gây khó cho doanh nghiệp và người dân.

Theo đại diện một doanh nghiệp vận tải, vấn đề không phải là cây xăng “khát” xăng dầu mà do các đầu nậu ghim hàng mỗi khi giá xăng dầu có biến động.

Chẳng hạn, ngày 5/9, giá dầu có thể tăng lên 1.500 đồng/lít, thông tin này, nếu biết giá tuần sau tăng, y như rằng trong tuần đó sẽ xuất hiện tình trạng thiếu xăng dầu, nhưng trên thực tế, xăng dầu không thiếu mà do các đầu nậu ghim hàng để chờ điều chỉnh bán chênh lệch, hưởng lợi.

Trước thông tin về đầu nậu “găm hàng” chờ tăng giá gây nhiễu loạn thị trường xăng dầu, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân, chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh cho rằng, giá xăng dầu trong nước về cơ bản biến động theo hướng xu hướng giá dầu thế giới. Nhưng theo quy định trong nước, giá xăng hàng tháng sẽ điều chỉnh 3 lần vào các ngày 1, 11 và 21 hàng tháng. Đối với các kỳ điều chỉnh trùng vào các ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ theo quy định của nhà nước, thời gian điều hành sẽ được lùi sang ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ.

Việc điều chỉnh 3 lần trên 1 tháng theo ông Lê Đăng Doanh là ít, nhất là trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới biến động theo ngày. Việc thời gian điều chỉnh xa ít như vậy cũng sẽ khiến giá xăng dầu trong nước không phản ánh đúng biến động giá thế giới, nên dẫn đến tình trạng, nếu giá xăng dầu tăng, nhưng chưa đến kỳ điều chỉnh để áp dụng giá bán mới, thương nhân kinh doanh xăng dầu sẽ “găm hàng” đề chờ giá cao tăng mới bán.

Theo đó, để kiểm soát linh hoạt hơn thị trường xăng dầu, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh kiến nghị, thay vì điều chỉnh 3 lần một tháng, Việt Nam nên áp dụng thời gian điều chỉnh ngắn hơn để đảm bảo giá xăng dầu trong nước sát hơn với giá thế giới.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh “hiến kế” gỡ khó cho thị trường xăng dầu
Về lâu dài, cần dịch chuyển năng lượng để ổn định thị trường xăng dầu

Giảm phí, thuế và bài toán “dịch chuyển năng lượng”

Đánh giá cao việc Bộ Công Thương đã liên tục tiến hành các cuộc kiểm tra, giám sát, có động thái mạnh đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không đủ điều kiện. Tuy nhiên chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng cho rằng, rút giấy phép các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu sẽ dẫn đến ảnh hưởng đến các cửa hàng xăng dầu bán lẻ, điều này sẽ dẫn đến ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Vì vậy, Bộ Công Thương cũng nên cân nhắc kỹ vấn đề này, đồng thời tìm ra những phương án phù hợp hơn để vừa có biện pháp dăn đe những doanh nghiệp vi phạm, nhằm ổn định thị trường xăng dầu, hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nhịp sinh hoạt của người dân.

Liên quan đến vấn đề giảm phí, thuế đối với mặt hàng xăng dầu, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, trước mắt nên có sự điều chỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phục hồi sau Covid-19, mặc dù mức điều chỉnh phí, thuế sẽ khiến thu ngân sách nhà nước bị ảnh hưởng. Vì thu thuế nhập khẩu từ xăng dầu là đơn giản nhất, chỉ cần nhập về là có nguồn thu ngay, trong khi các thuế khác thì cần một thời gian. Nhưng trong bối cảnh doanh nghiệp và người lao động đang khó khăn, việc giảm thuế, phí cũng cần được tính đến.

Tuy nhiên, về lâu dài để ổn định thị trường xăng dầu trong nước, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, chúng ta vẫn cần chuyển đổi một nguồn năng lượng phù hợp để thay thế cho nguồn nhiên liệu này. Nhiên liệu thay thế có thể là năng lượng mặt trời, năng lượng sức gió, bởi Việt Nam là một quốc gia có rất nhiều tiềm năng phát triển nguồn năng lượng này trong tương lai.

Ngày 25/7/2022, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 4648/VPCP-KTXH về việc nghiên cứu đề xuất giảm các loại thuế, phí. Theo đó, yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, dề xuất giảm các loại thuế, phí liên quan đến xăng dầu, tiêu dùng, nhất là các loại thuế làm tăng chi phí đầu vào cho sản xuất, kinh doanh để giảm giá thành sản phẩm phục vụ cạnh tranh xuất khẩu và kinh doanh, góp phần kiềm chế lạm phát, hỗ trợ chính sách tiền tệ cho cả trước mắt và dài hạn.

Trước đó, Bộ Tài chính đã có đề xuất giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì từ 20% xuống 10% thay cho phương án gửi ý kiến là từ 20% xuống 12% trước đó.

Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thị trường xăng dầu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bước tiến lớn của Ai Cập trong ngành dầu khí

Bước tiến lớn của Ai Cập trong ngành dầu khí

Ai Cập đang có những kế hoạch lớn cho tương lai phát triển nhiên liệu hóa thạch của mình với một số cuộc đấu giá và khoản đầu tư lớn vào ngành dầu khí.
Giá dầu giảm khi nhà đầu tư vẫn lo ngại về thuế

Giá dầu giảm khi nhà đầu tư vẫn lo ngại về thuế

Giá dầu giảm ngày 10/3 do lo ngại về thuế nhập khẩu của Mỹ đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu nhiên liệu, cùng với sản lượng tăng từ OPEC+.
Sau sắp xếp, Petrovietnam sẽ thành lập một đơn vị mới để thực hiện dự án đặc biệt

Sau sắp xếp, Petrovietnam sẽ thành lập một đơn vị mới để thực hiện dự án đặc biệt

Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng quốc gia (Petrovietnam) dự kiến sẽ thành lập một đơn vị mới để thực hiện dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.
Dự báo giá dầu năm 2025/2026 có nguy cơ giảm

Dự báo giá dầu năm 2025/2026 có nguy cơ giảm

Nguồn cung dầu thô cao hơn dự kiến và nhu cầu có khả năng suy giảm đang tạo ra rủi ro giảm đối với dự báo giá dầu cho năm 2025/2026.
Giá dầu tăng khi Mỹ hủy giấy phép của Chevron tại Venezuela

Giá dầu tăng khi Mỹ hủy giấy phép của Chevron tại Venezuela

Giá dầu tăng vào 27/2 khi mối lo ngại về nguồn cung quay trở lại sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố hủy giấy phép hoạt động của Chevron tại Venezuela.

Tin cùng chuyên mục

Petrovietnam nộp ngân sách

Petrovietnam nộp ngân sách 'khủng' ngay tháng đầu năm 2025

Ngay đầu năm 2025, Petrovietnam đã bứt tốc, hoàn thành và vượt hàng loạt chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh, đóng góp hơn 10,3 nghìn tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước.
Thuế quan Trung Quốc sẽ cản trở xuất khẩu LNG của Mỹ?

Thuế quan Trung Quốc sẽ cản trở xuất khẩu LNG của Mỹ?

Cuộc chiến thương mại giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Bắc Kinh đang đặt ra mối đe dọa mới đối với các dự án xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ.
Petrovietnam bứt phá trong kỷ nguyên năng lượng mới

Petrovietnam bứt phá trong kỷ nguyên năng lượng mới

Petrovietnam đã có những bước chuyển mình quan trọng, chuyển đổi số, đa dạng hóa hoạt động, trở thành tập đoàn năng lượng hiện đại và bền vững.
Bộ Công Thương kiểm tra nguồn cung xăng dầu Tết Ất Tỵ

Bộ Công Thương kiểm tra nguồn cung xăng dầu Tết Ất Tỵ

Sáng 25/1, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Công Thương kiểm tra, làm việc về tình hình cung ứng xăng dầu Tết Ất Tỵ 2025 tại Hà Nội.
Petrovietnam muốn

Petrovietnam muốn 'bắt tay' các đối tác Czech phát triển năng lượng

Petrovietnam và đơn vị thành viên PV Power muốn đối tác Czech trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và cơ hội hợp tác phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng xanh...
Kiến nghị chỉnh sửa quy định ứng phó sự cố tràn dầu

Kiến nghị chỉnh sửa quy định ứng phó sự cố tràn dầu

Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị chỉnh sửa quy định về thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo quy mô lưu trữ.
Petrovietnam ra quân quyết tâm hoàn thành dự án nhiệt điện lớn tốp đầu Đồng bằng sông Cửu Long

Petrovietnam ra quân quyết tâm hoàn thành dự án nhiệt điện lớn tốp đầu Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 6/1/2025, Petrovietnam tổ chức ra quân đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoàn thành Dự án Nhiệt điện Long Phú 1 có công suất lớn hàng đầu ĐBSCL.
Chủ tịch Petrovietnam nêu thông điệp để đổi mới giá trị cốt lõi

Chủ tịch Petrovietnam nêu thông điệp để đổi mới giá trị cốt lõi

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) thống nhất mục tiêu, hành động, định hướng chiến lược phát triển đạt tốc độ tăng trưởng 2 con số, vì sự trường tồn...
Vượt khủng hoảng lớn nhất lịch sử, Petrovietnam tăng trưởng ngoạn mục

Vượt khủng hoảng lớn nhất lịch sử, Petrovietnam tăng trưởng ngoạn mục

Đứng trước khủng hoảng lớn nhất lịch sử của tập đoàn, song từ 2020 đến nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã có bước phục hồi và tăng trưởng vượt bậc
Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Mô hình kho LNG trung tâm được coi là giải pháp tối ưu hóa hạ tầng kho chứa, cảng biển; tăng hiệu quả, chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia.
Phản ứng của thị trường dầu sau quyết định hoãn tăng sản lượng của OPEC+

Phản ứng của thị trường dầu sau quyết định hoãn tăng sản lượng của OPEC+

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) hôm 5/12 đã quyết định hoãn việc tăng sản lượng dầu mỏ thêm 3 tháng.
Quan chức OPEC+ hé lộ kế hoạch giảm sản lượng dầu trong năm 2025

Quan chức OPEC+ hé lộ kế hoạch giảm sản lượng dầu trong năm 2025

Theo Bloomberg, một số quan chức trong khối OPEC+ đang cân nhắc duy trì cắt giảm sản lượng trong năm 2025, do lo ngại về dư thừa nguồn cung dầu.
Những quyết sách

Những quyết sách 'mở đường' cho Petrovietnam vươn mình

Dưới ánh sáng soi đường của Đảng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã có những bước tiến thần tốc, góp phần bảo đảm an ninh kinh tế, năng lượng...
Điều gì đã làm giá dầu thế giới hôm nay

Điều gì đã làm giá dầu thế giới hôm nay 'hạ nhiệt' sau một tuần biến động?

Theo Bloomberg, giá dầu thế giới hôm nay đã 'hạ nhiệt', do tiến trình đàm phán hòa bình tại Lebanon và tuyên bố từ ứng cử viên Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ.
Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Chiều 21/11, tại Bộ Công Thương, Vụ Thị trường trong nước có buổi làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ (USGC) về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp dầu mỏ doanh thu lớn nhất thế giới

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp dầu mỏ doanh thu lớn nhất thế giới

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) vừa ký thỏa thuận khung hợp tác trong lĩnh vực thương mại dầu khí với Tập đoàn dầu khí Saudi Arabia (Saudi Aramco).
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thiết lập loạt kỷ lục mới, đóng góp 9,2% GDP cả nước

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thiết lập loạt kỷ lục mới, đóng góp 9,2% GDP cả nước

Từ năm 2020 trở lại đây, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã liên tục thiết lập nhiều kỷ lục về sản xuất kinh doanh, trong đó có nộp ngân sách 9,2% GDP.
Cuộc chiến năng lượng của Nga sau 3 năm chiến sự

Cuộc chiến năng lượng của Nga sau 3 năm chiến sự

Năng lượng là nguồn thu quan trọng của Nga giúp nước này vượt qua các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Petrovietnam về đích nộp ngân sách cả năm 2024 trước 3 tháng

Petrovietnam về đích nộp ngân sách cả năm 2024 trước 3 tháng

9 tháng đầu năm 2024, Petrovietnam đã đạt 736,5 nghìn tỷ đồng tổng doanh thu và hoàn thành nộp 115,2 nghìn tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước.
Arab Saudi ‘tung đòn chí mạng’ vào thị trường dầu Nga

Arab Saudi ‘tung đòn chí mạng’ vào thị trường dầu Nga

Arab Saudi được cho chuẩn bị từ bỏ mục tiêu giá dầu thô 100 USD/thùng khi nước này chuyển sang tăng sản lượng, cho thấy họ chấp nhận mức giá thấp hơn.
Mobile VerionPhiên bản di động