Chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng sau tin sáp nhập tỉnh

Giá đất nhiều nơi tăng vọt sau thông tin sáp nhập tỉnh, nhưng các chuyên gia cho rằng đây có thể là “sốt ảo”, tiềm ẩn nhiều rủi ro đầu tư.
Giá đất có tăng sau sắp xếp đơn vị hành chính? Bất động sản nghỉ dưỡng có ‘nóng’ sau sáp nhập tỉnh? Danh sách các tỉnh sáp nhập và trung tâm hành chính

Giá rao bán đất tăng sau tin sáp nhập tỉnh

Chỉ trong vài tuần sau khi thông tin sáp nhập tỉnh được công bố, thị trường bất động sản trên cả nước đã chứng kiến "làn sóng" tăng giá đất nền mạnh mẽ, đặc biệt là tại khu vực phía Bắc và miền Trung. Sự biến động này khiến giới chuyên gia không khỏi lo ngại về nguy cơ hình thành các cơn “sốt ảo”, gây rối loạn thị trường và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư cá nhân.

Tại sự kiện công bố báo cáo thị trường bất động sản quý I/2025 do Batdongsan.com.vn, ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc khu vực miền Nam cho biết, trong tháng 3, ngay sau thời điểm xuất hiện thông tin sáp nhập tỉnh, cả lượng tin rao bán và nhu cầu tìm kiếm đất nền trên toàn quốc đều ghi nhận mức tăng ấn tượng, từ 20 - 67% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, ở miền Bắc, giá rao bán đất nền tại Hà Nội tăng 42%, Bắc Giang tăng 80%, Hải Dương tăng 100%, Hưng Yên tăng 75%, Bắc Ninh tăng 52%, Hà Nam tăng 50%, trong khi Nam Định và Thái Bình cùng ghi nhận mức tăng 44%. Miền Trung cũng không kém phần sôi động: tại Hội An (Quảng Nam), giá tăng tới 100%; các quận như Cẩm Lệ, Liên Chiểu (Đà Nẵng) lần lượt tăng 80% và 75%; Điện Bàn tăng 52%; các khu vực khác của Đà Nẵng như Hòa Vang, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn cũng dao động từ 44 - 50%.

thị trường bất động sản một số địa phương trở nên sôi động do tin đồn về việc sáp nhập tỉnh
Thị trường bất động sản nhiều địa phương trở nên sôi động do tin đồn về việc sáp nhập tỉnh. Ảnh minh họa

Khu vực miền Nam ghi nhận mức tăng giá thấp hơn, nhưng vẫn đáng chú ý. Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu có mức tăng trung bình khoảng 30%, Bình Dương tăng 25%, Cần Thơ tăng 11% và TP. Hồ Chí Minh tăng nhẹ 7%. Ngoài giá, lượt tìm kiếm thông tin đất nền trong tháng 3 cũng tăng trung bình 50% so với tháng 2. Riêng Hà Nội ghi nhận lượt tìm kiếm tăng 52%, TP. Hồ Chí Minh tăng 31%, các tỉnh thành khác tăng từ 54 - 140%.

Theo đánh giá từ các sàn môi giới, đất nền đang là phân khúc có sức hút mạnh mẽ nhất trong quý I. Báo cáo từ Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (Vars) cũng xác nhận hiện tượng giá đất bị đẩy lên cao tại nhiều địa phương, ngay sau thông tin đề xuất sáp nhập tỉnh. Tuy nhiên, số lượng giao dịch thực tế chỉ tăng rõ nét tại những khu vực được dự đoán sẽ trở thành trung tâm hành chính mới sau sáp nhập - nơi có mặt bằng giá bất động sản chưa quá cao.

DKRA Group cũng ghi nhận hiện tượng tăng giá cục bộ tại một số khu vực phía Nam như Nhơn Trạch (Đồng Nai) tăng từ 30 - 50%, Phú Mỹ và Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) tăng từ 20 - 30%. Trong khi đó, mặt bằng chung tại các tỉnh phía Nam chỉ dao động trong khoảng 6 - 8%.

Điểm đáng lưu ý là hầu hết mức tăng giá đều thể hiện ở lượng tin rao, tức là kỳ vọng từ phía người bán chứ chưa phản ánh đúng với giá trị giao dịch thực tế. Sự tăng trưởng vẫn mang tính khu trú và phụ thuộc nhiều vào kỳ vọng tâm lý, đặc biệt là từ phía nhà đầu tư tại miền Bắc - khu vực có lượng tìm kiếm từ khóa “sáp nhập tỉnh” cao nhất trong tháng 2 (theo thống kê từ Google), nổi bật là tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thái Bình, Bắc Ninh và Bình Dương.

Chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng

Mặc dù giá đất tăng mạnh trong thời gian ngắn nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, xu hướng này không thực sự bền vững. Tiến sĩ Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam - nhận định, hiện tượng giá đất “tăng nóng” mỗi khi có thông tin quy hoạch, sáp nhập hay nâng cấp đô thị không phải là điều mới trong thị trường bất động sản Việt Nam. Trong đó, tâm lý FOMO (sợ bỏ lỡ cơ hội) đóng vai trò rất lớn trong việc hình thành các "cơn sốt" giá.

Theo ông Đính, về lâu dài, việc sáp nhập tỉnh có thể đem lại nhiều lợi ích cho thị trường bất động sản, như cải thiện thủ tục pháp lý, tăng nguồn cung, mở rộng cơ hội sở hữu nhà ở giá hợp lý cho người dân. Tuy nhiên, để giá trị bất động sản tăng bền vững, cần có nền tảng vững chắc như sự phát triển đồng bộ về hạ tầng giao thông, kinh tế, việc làm và dịch vụ xã hội.

Nếu giá đất chỉ tăng dựa trên kỳ vọng về một quyết định hành chính hay thông tin chưa rõ ràng, rất dễ dẫn đến tình trạng “chôn vốn”, thậm chí thua lỗ, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư mới tham gia thị trường hoặc sử dụng vốn vay.

Đồng quan điểm, ông Đinh Minh Tuấn cũng nhấn mạnh rằng ba yếu tố then chốt quyết định giá trị bất động sản lâu dài tại một địa phương gồm: Đầu tư công, nền tảng kinh tế và tỷ lệ xuất, nhập cư. Nếu những yếu tố này không được đảm bảo, mà giá vẫn tăng chỉ vì tin đồn hay thông tin chưa xác thực, rất có thể đang tồn tại tình trạng “tăng ảo”.

Chuyên gia bất động sản Lê Quốc Kiên thì cảnh báo, việc sáp nhập tỉnh có thể dẫn tới làn sóng đầu cơ đất đai, thổi giá theo “trò chơi tâm lý”, không dựa trên nhu cầu thực tế. Trong trường hợp quy hoạch bị chậm trễ hoặc thông tin chính thức không rõ ràng, thị trường có thể nhanh chóng “vỡ bong bóng”.

Ông Kiên lưu ý rằng, giá trị thực của bất động sản phụ thuộc vào yếu tố kỳ vọng dài hạn như khả năng khai thác, cơ sở hạ tầng, việc làm, mật độ dân cư và tốc độ đô thị hóa. Một khu vực có tiềm năng thực sự sẽ vẫn phát triển ngay cả khi không có biến động địa giới hành chính - ngược lại, một nơi thiếu nền tảng dù có sáp nhập cũng khó có thể bền vững.

Trước thực trạng “sốt đất ảo” hiện nay, các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư cần tỉnh táo, tránh chạy theo đám đông và cân nhắc kỹ lưỡng nếu không phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp hoặc không có nguồn vốn đủ mạnh. Việc đầu tư bất động sản nên được nhìn nhận theo hướng dài hạn, đặt trên nền tảng giá trị thật thay vì kỳ vọng ngắn hạn từ tin tức chưa được kiểm chứng.

Cơn sốt giá đất sau tin sáp nhập tỉnh đang tạo nên cơn lốc mới trong giới đầu tư, nhưng tiềm ẩn không ít rủi ro. Đầu tư khôn ngoan không chỉ là bắt đúng thời điểm, mà còn là nhìn xa và hiểu sâu bản chất thị trường.
Nguyễn Vy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thị trường bất động sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lý do đất nền vùng ven thanh khoản kém?

Lý do đất nền vùng ven thanh khoản kém?

Đất nền vùng ven từng là “gà đẻ trứng vàng”, nay chật vật tìm đầu ra. Điều gì khiến thanh khoản kém và nhà đầu tư tháo chạy khỏi phân khúc này?

Tin cùng chuyên mục

Bình Dương: Giá bất động sản tăng 700% sau 10 năm

Bình Dương: Giá bất động sản tăng 700% sau 10 năm

Theo dữ liệu mới nhất của thành viên Tập đoàn PropetyGuru, trong quý I/2025, giá rao bán bất động sản tại Bình Dương đã tăng tới 700% so với quý I/2015.
Bất động sản quý 2/2025: Tín hiệu tích cực

Bất động sản quý 2/2025: Tín hiệu tích cực

Thị trường bất động sản quý 2/2025 dự báo khởi sắc nhờ loạt chính sách tháo gỡ pháp lý và tín hiệu kinh tế tích cực, song vẫn đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Giải mã phân khúc bất động sản đáng đầu tư ở Nam Định

Giải mã phân khúc bất động sản đáng đầu tư ở Nam Định

Sở hữu nhiều lợi thế cạnh tranh cùng quy hoạch phát triển bài bản, Nam Định đang nổi lên như một điểm sáng mới trên bản đồ bất động sản công nghiệp miền Bắc.
Đất Phú Thọ có ‘sốt’ khi sắp xếp đơn vị hành chính?

Đất Phú Thọ có ‘sốt’ khi sắp xếp đơn vị hành chính?

Sáp nhập xã, nâng cấp đô thị, đất Phú Thọ rục rịch biến động. Giá tăng vì nhu cầu thực hay vì chiêu trò “thổi giá” của môi giới?
Bất động sản nghỉ dưỡng có ‘nóng’ sau sáp nhập tỉnh?

Bất động sản nghỉ dưỡng có ‘nóng’ sau sáp nhập tỉnh?

Sáp nhập tỉnh mở ra kỳ vọng mới cho thị trường địa ốc. Bất động sản nghỉ dưỡng có “nóng” lên như kỳ vọng hay chỉ là cơn sóng ngắn hạn?
Quý 1/2025: Phân khúc bất động sản nào giữ

Quý 1/2025: Phân khúc bất động sản nào giữ 'ngôi vương' tăng giá?

Phân khúc đất nền tiếp tục giữ 'ngôi vương' tăng giá trên thị trường bất động sản, đặc biệt tại miền Bắc với mức tăng vượt trội cả về giá bán lẫn lượng tìm kiếm
Làn sóng dịch chuyển khi giá bất động sản nội đô ‘tăng nóng’

Làn sóng dịch chuyển khi giá bất động sản nội đô ‘tăng nóng’

Khi giá bất động sản nội đô tiếp tục neo cao, điều đó kéo theo xu hướng nhà đầu tư dịch chuyển ra vùng ven.
Yếu tố nào khiến bất động sản Hà Nam hấp dẫn?

Yếu tố nào khiến bất động sản Hà Nam hấp dẫn?

Bất động sản Hà Nam đang nổi lên như điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn nhờ hạ tầng kết nối mạnh mẽ, công nghiệp phát triển và quỹ đất rộng mở.
Bất động sản vùng nào tăng vọt sau tin sáp nhập tỉnh?

Bất động sản vùng nào tăng vọt sau tin sáp nhập tỉnh?

Theo ghi nhận, lượng tìm kiếm bất động sản tại một số địa phương liên quan tăng đột biến sau thông tin về sáp nhập tỉnh.
Bất động sản cao cấp:

Bất động sản cao cấp: 'Thỏi nam châm' hút nhà đầu tư

Giữa bối cảnh thị trường đầy biến động, bất động sản cao cấp đang trở thành bến đỗ vững chắc, an toàn cho dòng tiền đầu tư.
Đánh thuế bất động sản thứ hai: Tránh tác dụng ngược!

Đánh thuế bất động sản thứ hai: Tránh tác dụng ngược!

Bộ Tài chính đang nghiên cứu, đề xuất thi hành các chính sách thuế liên quan đến bất động sản, trong đó có việc đánh thuế bất động sản thứ 2.
Đón đầu hạ tầng, Masterise Homes cùng các dự án phát triển theo định hướng TOD

Đón đầu hạ tầng, Masterise Homes cùng các dự án phát triển theo định hướng TOD

Khi TOD trở thành chuẩn mới tại đô thị lớn, Masterise Homes cho thấy năng lực đón đầu hạ tầng, phát triển dự án theo xu hướng, mở ra dư địa tăng trưởng bền vững
Bất động sản ven Hà Nội:

Bất động sản ven Hà Nội: 'Nở rộ' dự án lớn

Thị trường bất động sản ven Hà Nội ghi nhận sự khởi sắc rõ nét ngay từ những tháng đầu năm 2025, với hàng loạt dự án quy mô lớn được ra mắt.
Loạt căn hộ chung cư cao cấp đáng sở hữu tại Việt Nam

Loạt căn hộ chung cư cao cấp đáng sở hữu tại Việt Nam

Trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ, nhu cầu sở hữu căn hộ chung cư cao cấp tại Việt Nam ngày càng gia tăng.
Khan hiếm bất động sản liền thổ khu vực TP. Hồ Chí Minh

Khan hiếm bất động sản liền thổ khu vực TP. Hồ Chí Minh

Phân khúc bất động sản liền thổ tại TP. Hồ Chí Minh đang đối mặt với tình trạng khan hiếm nghiêm trọng và giá cả không ngừng tăng cao.
Bất động sản

Bất động sản 'tăng nóng': Trào lưu thuê nhà dài hạn nở rộ

Giá bất động sản 'leo thang', nhiều người lựa chọn hình thức thuê nhà dài hạn trong điều kiện thu nhập tài chính còn hạn chế.
Định giá đất gặp khó khi bất động sản

Định giá đất gặp khó khi bất động sản 'dậy sóng'

Việc định giá đất gặp nhiều khó khăn do thu thập thông tin còn rào cản, chưa minh bạch về số liệu giao dịch trong khi thị trường bất động sản đang "tăng nóng".
Giá đất có tăng sau sắp xếp đơn vị hành chính?

Giá đất có tăng sau sắp xếp đơn vị hành chính?

Giá đất có tăng sau sắp xếp đơn vị hành chính? Câu trả lời không đơn giản, hãy hiểu đúng xu hướng để tránh rơi vào bẫy sốt đất, đầu cơ, bong bóng.
Chung cư Hà Nội 2025:

Chung cư Hà Nội 2025: 'Lặng sóng' nhưng khó giảm giá

Giá chung cư Hà Nội đang chững lại nhưng chưa có dấu hiệu giảm. Áp lực chi phí và nguồn cung thấp giữ giá đứng cao, trong khi sức mua yếu cản đà tăng.
Bất động sản xanh hấp dẫn nhà đầu tư có tầm nhìn

Bất động sản xanh hấp dẫn nhà đầu tư có tầm nhìn

Bất động sản xanh đang trở thành một trong những xu hướng đầu tư được giới chuyên gia và nhà đầu tư có tầm nhìn đặc biệt quan tâm.
Mobile VerionPhiên bản di động