Chuyên gia đề xuất cơ chế ưu đãi cao nhất cho đầu tư năng lượng tái tạo
Năng lượng 19/09/2023 15:44 Theo dõi Congthuong.vn trên
Cụm ngành nào cần xác định thúc đẩy kinh tế tuần hoàn?
Tiếp tục chương trình Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023, chiều ngày 19/9/2023, Phiên toàn thể được tổ chức với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững”.
![]() |
Ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Trường chính sách công và quản lý Fulbright Việt Nam |
Trình bày tham luận “Chuyển đổi xanh và thách thức tăng trưởng kinh tế trung hạn”, ông Nguyễn Xuân Thành, Trường Chính sách công và quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, nền kinh tế Việt Nam hiện đang đứng trước những thánh thức rất lớn trong ngắn hạn và trung hạn về mặt tốc độ tăng trưởng.
Ngay cả khi không có nhiều thay đổi về cơ cấu kinh tế và phát huy được tác động tích cực của một số động lực tăng trưởng mới thì việc đạt mục tiêu GDP tăng trưởng bình quân 6,5% trong giai đoạn 2021-2025 là vô cùng khó khăn.
Theo ông Thành, cả ba động lực tăng trưởng hiện nay của nền kinh tế Việt Nam là tiêu dùng nội địa, đầu tư và xuất khẩu đều không theo hướng chuyển đổi xanh và kinh tế tuần hoàn. Nếu tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng với ba động lực truyền thông này mà không có chính sách mang tính khuyến khích để thay đổi hành vi trong tiêu dùng, đầu tư và sản xuất kinh doanh thì chắc chắn các mục tiêu về chuyển đổi xanh sẽ không đạt được.
“Ngược lại, việc ban hành và thực thi các chính sách mang tính hành chính, phản ứng thụ động, bắt buộc chuyển đổi mô hình tăng trưởng không có lộ trình sẽ làm suy giảng tăng trưởng kinh tế một cách đáng kể” - ông Nguyễn Xuân Thành cho hay.
Về chuyển đổi động lực tăng trưởng về tiêu dùng và sản xuất trong nước theo hướng kinh tế tuần hoàn, ông Nguyễn Xuân Thành nhận định, các chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nếu hoạch định theo hướng phân mảnh về thế chế sẽ khó tạo động khuyến khích thực thi tự nguyên và nếu áp đặt một cách cứng nhắc sẽ làm giảm đang kể năng lượng cạnh tranh của các nền kinh tế.
Hướng tiếp cận tốt hơn là hoạch định chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn theo hệ sinh thái dẫn dắt bởi các cụm ngành. Chính sách cần hướng tới việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ trong hệ sinh thái để chính các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ thu được lợi ích từ việc tham gia một cách chủ động vào các hoạt động kinh tế tuần hoàn.
Trên phương diện hoạch định chính sách ở cấp độ Quốc hội, các cụm ngành cần được xác định thúc đẩy kinh tế tuần hoàn bao gồm: Các ngành sản xuất hàng tiêu dùng nhanh và bao bì (với trọng tâm chính sách là tái chế); Dịch vụ vận tải và logistics (với trọng tâm chính sách là công nghệ thông minh); Xử lý chất thải (với trọng tâm chính sách là chuyển đổi từ xử lý rác thải sang tạo năng lượng từ rác); Kinh tế nước (với trọng tâm chính sách à định giá đúng đối với nước từ các nguồn khác nhau và việc khai thác sử dụng nước phải tuân thủ đúng mức giá đã tính đầy đủ các chi phí kinh tế - xã hội chứ không chỉ chi phí tài chính.)
Cần cơ chế ưu đãi cao nhất cho năng lượng tái tạo
Về đầu tư năng lượng tái tạo, ông Thành cho rằng, trong kế hoạch đầu tư công, dự án đầu tư thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo cần được đặt lên ưu tiên hàng đầu và những cơ chế ưu đãi cao nhất cần được áp dụng cho việc thu hút đầu tư tư nhân cả trong và ngoài nước vào lĩnh vực này.
![]() |
Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 |
Ưu tiên chính sách thứ nhất là củng cố lưới điện để truyền tải điện tái tạo từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Lưới điện cũng cần được đầu tư theo hướng “thông minh” để có thể phản ứng linh hoạt với những biến động của cung và cầu. Chi phí cân bằng và ổn định lưới điện sử dụng pin lưu trữ đang giảm đi.
Khác với quá trình lưu chuyển năng lượng tái tạo vốn mất nhiều thời gian, giải pháp cân bằng lưới điện dùng pin lưu trữ là xu hướng tất yếu đang được các công ty điện lực toàn cầu sử dụng ngày một phổ biến. Hệ thống lưới điện mạnh hơn và thông minh hơn sẽ giảm thiểu các sự cố mất điện và có giá cả phải chăng.
Ưu tiên chính sách tiếp theo là cần xây dựng một hệ thống đấu thầu giá điện cho các nhà sản xuất năng lượng tái tạo. Vì điện mặt trời và gió (cũng như hydro) có chi phí vận hành thấp hoặc gần bằng không, còn lại chủ yếu là chi phí cố định, nên các nguồn phát này có lợi thế tự nhiên khi tham gia đấu thầu giá điện so với nguồn điện than hay khí đốt (vốn không thể trả giá thấp hơn chi phí nhiên liệu nếu không muốn bù lỗ).
Dù các nhà sản xuất điện tái tạo luôn muốn có hợp đồng bao tiêu, nhưng họ cũng sẽ hài lòng với cơ chế đấu thầu giá điện công khai, minh bạch do trung tâm điều độ độc lập quản lý. Giải pháp thay thế cho cơ chế đấu thầu là hợp đồng bao tiêu dài hạn ở một mức giá xác định với các điều khoản giống các dự án năng lượng hóa thạch.
Giải pháp này sẽ giúp các dự án năng lượng tái tạo dễ tiếp cận vốn vay ngân hàng cũng như các khoản vay quốc tế có chi phí thấp và dài hạn hơn. Tuy nhiên, loại hợp đồng này sẽ tăng gánh nặng cho Nhà nước bởi khi đó rủi ro sa thải công suất điện sẽ được chuyển từ các dự án năng lượng gió và mặt trời sang đơn vị mua điện.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Dấu ấn sự kiện Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023 tại Quảng Ninh

EVN phát động thi công đường dây 500kV Monsoon – Thạnh Mỹ

EVNSPC: Ký kết hợp đồng mua sắm máy biến áp phân phối cho các công trình đầu tư xây dựng năm 2023

Bộ Công Thương ban hành công điện về đảm bảo cung ứng điện cuối năm 2023 và các năm tiếp theo

Gắn biển công trình Trạm biến áp 500kV Lào Cai và các đường dây 220kV đấu nối
Tin cùng chuyên mục

62 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm

EVNHANOI khuyến cáo an toàn sử dụng điện dịp Tết Trung thu

Cửu Long JOC kỷ niệm 25 năm thành lập và cột mốc 400 triệu thùng dầu

Quảng Ninh: Khai mạc Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng năm 2023

Thay đổi ngày ghi chỉ số điện cuối tháng: Ngành điện không tính cộng dồn vào các bậc thang cao

Hội thảo “Góp ý đổi mới Nghị định về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh khí”

Chia sẻ về tình hình nhiệt điện khí tại Việt Nam

Nâng cao kỹ năng quản lý và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho doanh nghiệp

Ninh Thuận: Hướng tới trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của đất nước

Dịch chuyển phát triển năng lượng xanh- Xu hướng không thể đảo ngược

Diễn đàn “Thúc đẩy tiến trình phát triển năng lượng xanh, sạch và bền vững tại Việt Nam”

8 tháng đầu năm, nhập khẩu than tăng mạnh về lượng và giảm về trị giá

Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo về bảo đảm cung ứng điện cuối năm 2023 và năm 2024

Thông tin thêm về giá thành đầu tư và giá bán lẻ điện bình quân vùng sâu vùng xa

Khánh Hòa: Đến năm 2030, 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà

Kiểm soát phát thải thủy ngân ngành nhiệt điện than và kinh nghiệm từ Nhật Bản

Đề xuất vốn điều lệ cho Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia khi trở thành công ty

Growatt hỗ trợ công tác bảo trì hệ thống điện mặt trời cho khách hàng

Công ty Than Quang Hanh sẵn sàng cho Hội thao kỹ thuật cấp cứu mỏ bán chuyên TKV năm 2023
