Thứ hai 21/04/2025 04:13

Chuyên gia cảnh báo tính năng đáng gờm của tên lửa Oreshnik

Nhà phân tích quân sự người Anh Alexander Merkouris mới đây đã đưa ra nhận định về tên lửa Oreshnik của Nga.

RIA Novosti dẫn lời nhà phân tích quân sự người Anh Alexander Merkouris cho hay, tên lửa đạn đạo tầm trung mới nhất của Nga Oreshnik sẽ là vũ khí đáng gờm khi kết hợp với các hệ thống tên lửa thông thường khác.

Theo ông, đây là những hệ thống tên lửa thay thế với các loại đầu đạn khác có thể được sử dụng cùng với Oreshnik và sẽ là sự bổ sung tuyệt vời để tấn công các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ đối phương.

Cuộc tấn công Oreshnik trước tiên sẽ phá hủy tất cả các công trình và công sự phòng thủ. Sau đó, các hệ thống tên lửa thông thường khác được thiết lập để tập kích nhân lực của đối phương”, chuyên gia người Anh nhấn mạnh.

Hình ảnh một vụ phóng tên lửa của Nga. Ảnh: RIA

Trước đó, ông Merkouris cho biết, việc Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS đã buộc Nga phải chứng minh khả năng của hệ thống tên lửa Oreshnik mới nhất.

Ngày 21/11/2024, Nga lần đầu tiên đã triển khai tên lửa Oreshnik để tấn công một nhà máy vũ khí của Ukraine tại Dnepr (hay Dnipro theo cách gọi của Ukraine).

Hành động này được Điện Kremlin tuyên bố là để đáp trả các cuộc tấn công của Ukraine vào sâu bên trong lãnh thổ Nga bằng vũ khí tầm xa do nước ngoài sản xuất.

Theo các quan chức Nga, tên lửa Oreshnik được thiết kế bay ở vận tốc Mach 10 (khoảng 12.200km/h), tức gấp 10 lần vận tốc âm thanh.

Tổng thống Putin nói rằng, Oreshnik là tên lửa tầm trung. Thông thường, tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) có tầm bắn từ 1.000 đến 5.500 km, thấp hơn một cấp so với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).

Chuyên gia quân sự Ilya Kramnik nhận định, tầm bắn của Oreshnik có thể ở mức cao nhất của loại tên lửa tầm trung, khoảng 3.000 đến 5.000 km.

Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, Oreshnik là tên lửa "thử nghiệm", được phát triển dựa trên tên lửa đạn đạo RS-26 Rubezh của Nga. Nhưng có rất ít thông tin về tên lửa này.

Rubezh là tên lửa đạn đạo tầm trung, được sản xuất vào năm 2011 và thử nghiệm thành công vào năm 2012. Nó có khả năng mang đầu hạt nhân, nặng 36.000 kg với tầm bắn 5.800 km. Nhưng Nga đã dừng việc phát triển và triển khai tên lửa này vào năm 2018 để chuyển sang chế tạo phương tiện lướt siêu vượt âm Avangard.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Nga

Tin cùng chuyên mục

Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử

Pháp luật các nước qui định thế nào với y, bác sĩ 'bán hàng’ - Việt Nam có buông lỏng?

Tin thuế quan 19/4: Hoa Kỳ và Italy lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận trước hạn

Báo chí giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA nhiều nhất

Chiến sự Nga-Ukraine tối 18/4: Ukraine thất thủ ở Kursk

Kinh tế Malaysia tăng trưởng 4,4%, xuất khẩu vượt kỳ vọng

Thế giới đang ươm mầm tương lai năng lượng như thế nào?

Tên lửa Iskander được coi là vũ khí 'sát thần' tại Ukraine

Tin thuế quan 18/4: Châu Âu cải cách mạnh mẽ theo tinh thần 'đôi bên cùng thắng'

Chiến sự Nga-Ukraine tối 17/4: Lính Ukraine rút lui ở Oleshnya

Các 'ông lớn' thế giới quản lý rác thải ra sao?

Hoa Kỳ thử nghiệm đội hình robot tác chiến người - máy

Thiếu tội danh hình sự- 'lực cản' trong xử lý tội phạm đa cấp biến tướng

Tin thuế quan 17/4: Thị trường Hoa Kỳ vẫn 'hút' nhà đầu tư Nhật Bản

Chiến sự Nga - Ukraine tối 16/4: Nga cắt đứt tuyến phòng thủ Liman

Chặn bê bối sữa giả: Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế?

Hoa Kỳ hiện đại hóa xe tăng Abrams

Chủ tịch nước gửi thư chúc mừng người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào không gian

GDP quý I của Trung Quốc tăng 5,4%, vượt kỳ vọng

Tự động hóa ngành dệt may: Việt Nam đang ở đâu?