Là chuyên gia trong ngành công nghệ, ông đánh giá thế nào về hoạt động chuyển đổi số của các DN tại Việt Nam hiện nay?
Chúng ta thấy các DN trên thế giới, nhất là các nước phát triển họ đã thực hiện việc này rất tốt cách đây vài chục năm. Nhưng tại Việt Nam, theo tôi các DN phần lớn hiện nay đã nhận thức được lợi ích của việc chuyển đổi số. Tuy nhiên, công việc chuyển đổi số để thành công theo tôi là tốn nhiều tiền và cũng rất khó. Hơn 20 năm thực tế với công việc chuyển đổi số cho các DN trong và ngoài nước, thật sự mà nói số lượng DN Việt Nam hiện đã chuyển đổi số thành công là rất khiêm tốn.
Ông Nguyễn Ái Hữu - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn công nghệ Worldsoft |
Tại Việt Nam, đa số là các DN SME và khả năng để tiếp cận với nền tảng công nghệ để thực hiện chuyển đổi số là không dễ dàng, theo ông đâu là rào cản đối với họ?
Theo tôi rào cản lớn nhất của các DN SME có 2 vấn đề. Thứ nhất cũng là việc quan trọng nhất chính là tài chính. Đa phần các DN SME tại Việt Nam họ rất muốn làm chuyển đổi số nhưng không có nhiều tiền, trong khi các giải pháp chuyển đổi số chuyên nghiệp và hiệu quả thường thuộc về các tập đoàn nước ngoài sở hữu. Do đó, các DN SME tại Việt Nam không có đủ tài chính để theo đuổi các giải pháp của họ.
Thứ hai yếu tố nhân sự, ở đây là nhân sự cấp lãnh đạo và nhân sự cấp trung. Cấp lãnh đạo các DN SME phần lớn là các ông chủ tại các DN đó. Họ chỉ thật sự hiểu nghiệp vụ tại DN của mình nhưng lại thiếu nhà tư vấn chuyển nghiệp để vừa hiểu quản trị vừa hiểu công nghệ nhằm tư vấn và đưa ra các giải pháp triển khai hiệu quả cho DN. Như vậy, khi họ không có nhiều tiền thì khó có thể thuê chuyên gia tư vấn tốt được. Vì đa phần các DN SME phải tập trung kinh doanh với mục đích tồn tại, họ có rất ít thời gian để tập trung đến việc chuyển đổi số cho DN. Dẫn đến khi công ty tồn tại được rồi thì lúc đó các cấp nhân sự đã trở thành thói quen trong quản trị các công việc, đã là thói quen sẽ khó thay đổi. Như vậy người đứng đầu và sự quyết tâm của họ trong các DN sẽ là yếu tố quyết định việc chuyển đổi số nhanh hay chậm tại chính DN của mình.
Để các DN SME tiếp cận và chuyển đổi số dễ dàng thì cần bắt đầu từ đâu, thưa ông?
Theo tôi nếu chúng ta nghĩ nó khó để chúng ta quyết tâm thực hiện nhưng khi chúng ta thực hiện được rồi chúng ta lại nói dễ. Tôi cho rằng, cái khó ở đây chính là sự quyết tâm từ các cấp lãnh đạo. Trong nhiều lần được mời tham dự các buổi diễn đàn chuyển đổi số, tôi nhận ra nhiều DN đã nhận thức được chuyển đổi số là rất khó, đồng thời xem đó là một khoản đầu tư và doanh nghiệp nào không chuyển đổi số ngay trong thời đại hiện nay có thể nói rất khó cạnh tranh để tồn tại.
Tập đoàn công nghệ Worldsoft hợp tác với Trường ĐH Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh đào tạo các chuyên gia về phần mền để chuyển giao cho các DN thực hiện chuyển đổi số. Ảnh: Thế Vĩnh |
Được biết, Worldsoft là DN Việt Nam đi đầu trong việc nghiên cứu, sản xuất và chuyển giao các thành tựu về công nghệ thông tin cho các DN trong và ngoài nước. Xin ông chia sẻ một số kết quả đã đạt được?
Worldsoft kiên trì về tầm nhìn của mình với mong muốn xây dựng các giải pháp lõi và tạo ra giá trị bằng chính năng lực của con người Việt Nam ở trong và ngoài nước về việc ứng dụng công nghệ thông tin. Trong đó, sự kết hợp giữa lý thuyết quản trị, kinh nghiệm thực tiễn mà chúng tôi đã triển khai thành công cho rất nhiều DN lớn trong và ngoài nước như Phú Mỹ Hưng, Coteccons, Thuận Việt, UPG Mỹ, Cơ khí Sài Gòn… Đồng thời chúng tôi đang mang đến cho các DN SME tại Việt Nam giải pháp chuyển đổi số để phục vụ trong quản trị một cách hoàn hảo. Đồng hành với Chính phủ Việt Nam, chúng tôi cũng muốn có một phần trách nhiệm với mong muốn chia sẻ với các DN SME để họ sở hữu được những giải pháp quản trị chuyên nghiệp với giá rẻ, dễ thực thi và DN nào cũng tiếp cận được.
Cụ thể, chúng tôi sẽ chuyển giao cho các DN MSE một gói dịch vụ phần mềm (Worldsoft ERP – ELITE) tích hợp những tính năng giúp họ quản lý dự án, sản xuất, kinh doanh, cung ứng vật tư, quản lý hợp đồng, kế toán tài chính, tài sản thiết bị, quản lý kho… dễ dàng và hiệu quả. Gói dịch vụ này dễ sử dụng, giá không đắt và DN có thể trả chậm hàng tháng, quý như tính tiền điện nước vậy.
Xin cảm ơn ông!