Chuyển đổi số ở chợ truyền thống miền Trung - Tây Nguyên

Thích ứng với chuyển đổi số trong CMCN 4.0, các tạp hóa, chợ truyền thống tại miền Trung - Tây Nguyên đã hình thành thói quen thanh toán không tiền mặt.

Thanh toán không tiền mặt "lên ngôi"

Chợ 4.0 đang nổi lên là một cụm từ được nhắc đến nhiều khi đến các chợ truyền thống miền Trung - Tây Nguyên như chợ Hàn, chợ Cồn (TP. Đà Nẵng), chợ Đông Ba (Huế), chợ Tam Kỳ (Quảng Nam), chợ Quảng Ngãi (Quảng Ngãi)….

Chuyển đổi số ở chợ truyền thống miền Trung - Tây Nguyên
Thanh toán không tiền mặt đang dần trở thành thói quen của người tiêu dùng khi đến mua sắm tại các chợ truyền thống miền Trung - Tây Nguyên

Sở Công Thương các tỉnh thành miền Trung đang liên kết với các đơn vị viễn thông lớn để thực hiện những mô hình chợ 4.0 thúc đẩy thanh toán không tiền mặt, thu hút sự quan tâm tham gia của hàng nghìn tiểu thương các chợ truyền thống.

Thống kê của Agribank Đắk Lắk đến cuối năm 2021, doanh số thanh toán không tiền mặt tại ngân hàng này đạt gần 491 nghìn tỷ đồng, gấp đôi so với năm 2020 , gần 100.000 khách hàng sử dụng các phần mềm thanh toán trực tuyến của ngân hàng.

Tại tỉnh Quảng Nam, bà Vũ Thị Thanh Nga - Trưởng BQL chợ Tam Kỳ (TP. Tam Kỳ) cho biết, hiện nay chợ đang triển khai hình thức thanh toán không tiền mặt tại các quầy cố định một số ngành hàng… Người lớn tuổi thì sẽ có các đội ngũ hỗ trợ, hướng dẫn để người dân chuyển dần sang thanh toán thông qua quét mã QR Code hoặc số điện thoại.

“Việc thanh toán không tiền mặt vừa giúp người tiêu dùng thanh toán thuận lợi, an toàn hơn; hơn nữa đây là cách giúp các tiểu thương và khách hàng tiếp cận nhiều hơn về công nghệ số”, bà Nga thông tin.

Tương tự, tại Quảng Ngãi, mô hình chợ 4.0 cũng đã được triển khai và có những kết quả ban đầu. Theo bà Đặng Thanh Hương, Ban quản lý chợ Quảng Ngãi, việc thanh toán không tiền mặt và áp dụng công nghệ vào thanh toán là cách xây dựng chợ hiện đại, văn minh. “Chợ 4.0 hỗ trợ chính quyền và người dân thực hiện “xã hội số” thông qua việc phổ cập phương thức thanh toán trực tuyến, giảm việc thanh toán bằng tiền mặt tại các chợ truyền thống. Giúp tiểu thương và người dân ở các chợ truyền thống tiếp cận với công nghệ thanh toán tiện lợi, dễ dàng quản lí tiền bạc bằng công nghệ”, bà Hương nói.

Tại TP. Đà Nẵng, đến thời điểm hiện tại, đã có khoảng 1.300 tiểu thương tại 3 chợ loại 1 là chợ Hàn, chợ Cồn, chợ Đống Đa tham gia chương trình chợ 4.0.

Chuyển khoản đã trở thành hình thức phổ biến, quen thuộc tại chợ Hàn và chợ Cồn - 2 chợ lớn phục vụ du lịch tại TP. Đà Nẵng. Đặc biệt là tại các quầy bán hàng đặc sản, quà lưu niệm, hàng quần áo… “Khách du lịch chuộng thanh toán không tiền mặt. Chủ yếu là chuyển khoản. Tất cả tiểu thương chúng tôi đều có số tài khoản dán ở vị trí dễ thấy ở quầy sạp để khách thuận lợi thanh toán”, bà Lại Nam Định - tiểu thương chợ Hàn nói và cho biết thêm, ngoài hình thức thanh toán này các tiểu thương còn có nhiều hình thức thanh toán không tiền mặt khách như quẹt thẻ, quét mã QR Code, thanh toán qua các ví điện tử….

Chuyển đổi số ở chợ truyền thống miền Trung - Tây Nguyên
Thanh toán không tiền mặt giúp tăng sức cạnh tranh của chợ truyền thống với các kênh bán lẻ hiện đại

Xu hướng thanh toán không tiền mặt cũng đang có những tín hiệu tích cực tại khu vực Tây Nguyên. Trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), TP. Gia Nghĩa (tỉnh Đăk Nông), nhiều cửa hàng tạp hóa đã bắt đầu dán Mã QR để thanh toán không tiền mặt, hay “xịn” hơn thì trang bị thiết bị POS; mPOS (máy quẹt thẻ ngân hàng) để phục vụ nhu cầu của người dân.

Tỉnh Đắk Nông đặt mục tiêu đến năm 2025, tăng trưởng bình quân về số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt 15-20%/năm; tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện thanh toán không tiền mặt qua các kênh điện tử đạt 30%.

Theo ông Nguyễn Như Thành (Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính - Tổng hợp, Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk), từ đầu năm 2022, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai đề án sử dụng thanh toán không tiền mặt với sự kết hợp của các ngân hàng tại địa phương. Kết quả từ đề án mang lại khá khả quan, khi số lượng người dân bắt đầu chuyển qua sử dụng thanh toán không tiền mặt như chuyển khoản, quẹt thẻ ngân hàng hay quét Mã QR.

“Đa số chủ cửa hàng tạp hóa, chợ truyền thống hay người dân đã quen với phương thức thanh toán không tiền mặt bằng điện thoại để phòng chống dịch bệnh. Đây là tín hiệu tốt từ người dân trong công cuộc triển khai đề án này”, ông Thành chia sẻ.

Chủ động ứng dụng công nghệ để “số hóa”

Không chỉ chủ động thanh toán không tiền mặt, nhiều tiểu thương, cửa hàng bán lẻ đã tận dụng các mạng xã hội, ứng dụng công nghệ phục vụ thương mại điện tử. Dịch Covid-19 trong 2 năm 2020, 2021 đã thúc đẩy nhiều tiểu thương mạnh dạn chuyển sang song song kênh bán hàng trực tiếp và bán hàng trực tuyến qua mạng xã hội như facebook, zalo…

Đặc biệt nổi bật, tại chợ Đông Ba (TP. Huế, Thừa Thiên Huế), Ban quản lý chợ đã xây dựng riêng 1 app phục vụ “đi chợ hộ” cho người tiêu dùng.

Chuyển đổi số ở chợ truyền thống miền Trung - Tây Nguyên
Các thành viên Ban quản lý chợ Đông Ba chuẩn bị giao hàng cho người dân đặt mua hàng qua app Chợ Đông Ba

Bà Hoàng Thị Như Thanh - Trưởng Ban quản lý Đông Ba cho biết, app chợ Đông Ba được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2022, là mô hình “đi chợ hộ” trên nền tảng thương mại điện tử. Mục đích vừa hỗ trợ tiểu thương trong việc kinh doanh buôn bán, mặc khác phục vụ việc mua sắm của người tiêu dùng thông qua dịch vụ “đi chợ hộ” và giao hàng tận nơi.

“Dịch Covid-19 đã thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân thay vì đến chợ thì mua sắm trực tuyến. Sau dịch, Ban quan lý chợ đã xây dựng app chợ Đông Ba như một sàn thương mại điện tử thu nhỏ để duy trì và phát huy tốt hiệu quả của thói quen mua sắm này. Vừa tiện ích cho khách hàng, vừa tạo tính cạnh tranh với các đơn vị bán lẻ hiện đại”, bà Thanh chia sẻ.

TP. Đà Nẵng đặt mục tiêu đến năm 2025, 90% doanh nghiệp có tài khoản thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử; 50% người dân tham gia các hoạt động mua sắm trực tuyến; 10% doanh số bán lẻ hành hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đến từ thương mại điện tử. Các con số này lần lượt tăng lên 100% - 80% - 30% vào năm 2030.

Sau khi đưa vào sử dụng, từ các mặt hàng thiết yếu như gạo, cá, thịt, rau củ quả, bánh kẹo cho đến đồ thủ công mỹ nghệ, thiết bị gia dụng, quần áo, giày dép, mỹ phẩm… đều được đưa lên app và niêm yết giá rõ ràng để người dân dễ dàng chọn lựa. Bên cạnh đó, Ban quản lý chợ ký hợp đồng với các tiểu thương về các mặt hàng đưa lên app, cam kết chất lượng, giá cả nên người dân yên tâm khi mua sắm.

“Tương lai, Ban quản lý chợ sẽ xây dựng app chợ Đông Ba trở thành một app thương mại buôn bán các mặt hàng đặc sản, chất lượng của Huế không chỉ phục vụ khách trong tỉnh mà còn cả nước, tránh tình trạng du khách mua phải hàng đắt nhưng kém chất lượng”, bà Hoàng Thị Như Thanh cho biết thêm.

Đại diện lãnh đạo thành phố Huế cho biết, việc Ban quản lý chợ Đông Ba đưa app ứng dụng mua sắm riêng của chợ đã đánh dấu bước ngoặt mới. Thời gian tới thành phố sẽ hỗ trợ Ban quản lý chợ Đông Ba phát triển về công nghệ, quảng bá ứng dụng chợ Đông Ba đến rộng rãi với mọi người dân. Thành phố cũng đang xem xét để đưa app chợ Đông Ba vào trong phần mềm Hue-S để mọi người dân ở Huế có thể thuận lợi trong việc đi chợ trực tuyến hơn.

Nhóm phóng viên miền Trung
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Khu vực Miền Trung - Tây Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Ngày 25/11, tại Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm "Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt" do Tạp chí Công Thương tổ chức.
Doanh nghiệp

Doanh nghiệp 'bắt tay' với trường đại học đào tạo phát triển nhân tài số

Khoảng 700 sinh viên xuất sắc đã được lựa chọn tham gia chương trình tìm kiếm, nuôi dưỡng, phát triển nguồn nhân tài số Viettel Digital Talent.
ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ

ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ

Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024-2025. Đây là cuộc thi thường niên dành cho sinh viên chuyên ngành công nghệ toàn thế giới.
Nguy cơ an ninh mạng vẫn là

Nguy cơ an ninh mạng vẫn là 'thảm hoạ' với sự tồn tại của doanh nghiệp

Việc cảnh báo giúp các doanh nghiệp nâng cao nhận thức và chủ động ứng phó trước các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi hiện là nhiệm vụ cấp bách.
Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp

Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp

Công ty cổ phần An ninh mạng SCS vừa công bố bộ nhận diện thương hiệu mới và ra mắt bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho tổ chức, doanh nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Sẽ đẩy mạnh số hoá, dùng AI phục vụ công tác pháp điển

Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Sẽ đẩy mạnh số hoá, dùng AI phục vụ công tác pháp điển

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho biết, sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt đẩy mạnh số hoá, dùng AI phục vụ công tác pháp điển.
Câu chuyện từ những doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số

Câu chuyện từ những doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số

Chuyển đổi số là giải pháp 'sống còn' cho doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng thành công trong chuyển đổi số.
Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động

Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động

Diễn đàn toàn cầu về Băng thông rộng Di động 2024 (MBBF 2024) do Huawei tổ chức với chủ đề “5.5G dẫn đầu kỷ nguyên AI di động”, đang diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhiều nhân viên của các tổ chức thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng

Nhiều nhân viên của các tổ chức thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng

Báo cáo của Fortinet công bố cho thấy, gần 70% tổ chức cho rằng nhân viên của họ thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng, tăng so với con số 56% vào năm 2023.
Tập đoàn Viettel nói về giá và chất lượng mạng 5G sau 9 ngày thử nghiệm

Tập đoàn Viettel nói về giá và chất lượng mạng 5G sau 9 ngày thử nghiệm

Tốc độ nhanh gấp 10 lần so với 4G, sau 9 ngày trải nghiệm mạng 5G do Tập đoàn Viettel cung cấp, nhiều khách hàng quan tâm giá các gói dịch vụ 5G ra sao?
Câu chuyện chuyển đổi số ở tỉnh nghèo Hà Giang

Câu chuyện chuyển đổi số ở tỉnh nghèo Hà Giang

Với xếp hạng 17/63 tỉnh, thành phố về chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp, Hà Giang đã khẳng định hướng đi của chuyển đổi số khi lấy người dân làm trung tâm.
Để mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% vào GDP không còn là thách thức

Để mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% vào GDP không còn là thách thức

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 và 2030, kinh tế số đóng góp tương ứng 20% và 30% vào GDP. Để hỗ trợ cho mục tiêu này, công nghệ 5G đóng vai trò quan trọng.
Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số Việt Nam

Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số Việt Nam

Chương trình đạo tào quốc tế “Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số tại Việt Nam” diễn ra rừ ngày 24-27/9.
Thị trường IT Việt Nam cần 500.000 lao động công nghệ từ nay đến năm 2025

Thị trường IT Việt Nam cần 500.000 lao động công nghệ từ nay đến năm 2025

Thị trường IT Việt Nam cần bổ sung ít nhất 500.000 lao động công nghệ từ nay đến năm 2025 để đáp ứng nhu cầu​.
Quảng Nam: Các tổ công nghệ số cộng đồng thi tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số

Quảng Nam: Các tổ công nghệ số cộng đồng thi tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số

17 tổ công nghệ số cộng đồng trên toàn tỉnh Quảng Nam tranh tài qua 3 vòng thi tìm hiểu về cải cách hành chính và chuyển đổi số tỉnh để tìm ra quán quân 2024.
Cảnh báo: Các cú pháp nhận ưu đãi từ Viettel là thông tin thất thiệt

Cảnh báo: Các cú pháp nhận ưu đãi từ Viettel là thông tin thất thiệt

Trang chủ của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel cho biết những cú pháp để nhận data sử dụng Internet miễn phí sau bão lũ là tin thất thiệt.
Thế giới thiếu hụt khoảng 4 triệu chuyên gia an ninh mạng

Thế giới thiếu hụt khoảng 4 triệu chuyên gia an ninh mạng

Ước tính, cần khoảng 4 triệu chuyên gia để lấp đầy khoảng trống thiếu hụt đội ngũ nhân lực an ninh mạng đang ngày càng gia tăng trên toàn cầu.
3 mục đích xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số

3 mục đích xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số

Phát triển công nghệ số trở thành ngành đóng góp lớn vào kinh tế đất nước; tạo môi trường thuận lợi để nuôi dưỡng và phát triển doanh nghiệp công nghệ số.
Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông: Hiệu quả cao nhờ chuyển đổi số

Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông: Hiệu quả cao nhờ chuyển đổi số

Công nghệ số giúp doanh nghiệp sản xuất tiết kiệm năng lượng hơn, tạo ra sản phẩm cho tiêu dùng xanh, giảm phát thải ra môi trường, phát triển bền vững.
Ngành sản xuất là lĩnh vực bị mã độc tấn công nhiều nhất tại Việt Nam

Ngành sản xuất là lĩnh vực bị mã độc tấn công nhiều nhất tại Việt Nam

Trong thời gian gần đây, Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung đứng trước các thách thức về an ninh mạng chủ yếu đến từ những mối đe dọa tấn công bằng mã độc.
AI tạo sinh mang lại cơ hội và thách thức gì cho doanh nghiệp?

AI tạo sinh mang lại cơ hội và thách thức gì cho doanh nghiệp?

Cùng với cơ hội mà AI tạo sinh mang lại cho doanh nghiệp, công nghệ này cũng đem đến những thách thức khi chưa có cơ chế kiểm soát hoạt động của nó.
Ứng dụng Rakuten Viber ra mắt tính năng mới, thêm trải nghiệm cho người dùng

Ứng dụng Rakuten Viber ra mắt tính năng mới, thêm trải nghiệm cho người dùng

Ứng dụng Rakuten Viber vừa chính thức ra mắt hai tính năng mới AI Chat Summarizer và Folders nhằm tăng trải nghiệm giao tiếp dành cho người dùng.
Analog Devices và Flagship Pioneering “bắt tay” đẩy nhanh tốc độ phát triển thế giới sinh học

Analog Devices và Flagship Pioneering “bắt tay” đẩy nhanh tốc độ phát triển thế giới sinh học

Analog Devices và Flagship Pioneering vừa công bố liên minh chiến lược nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển của thế giới sinh học được số hoá hoàn toàn.
Sắp diễn ra hội nghị trí tuệ nhân tạo GenAI Summit 2024

Sắp diễn ra hội nghị trí tuệ nhân tạo GenAI Summit 2024

Với chủ đề “Chân trời mới”, Hội nghị trí tuệ nhân tạo GenAI Summit 2024 sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày 18/8 tới đây.
Người dùng thích ứng ra sao sau 1 tháng thực hiện xác thực sinh trắc học?

Người dùng thích ứng ra sao sau 1 tháng thực hiện xác thực sinh trắc học?

Sau 1 tháng thực hiện xác thực sinh trắc học trong giao dịch chuyển tiền trực tuyến cho thấy, trải nghiệm này ngày càng dễ dàng hơn với phần lớn người dùng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động