Chuyển đổi năng lượng xanh - Bài 2: Giảm phát thải ở Nhiệt điện Uông Bí

Cũng như các nhà máy nhiệt điện than khác, nhiều năm qua, Nhiệt điện Uông Bí đã chủ động thực hiện các giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính, sản xuất xanh.
Nhiệt điện Uông Bí không ngừng triển khai các giải pháp bảo vệ môi trường Công ty Nhiệt điện Uông Bí: Đẩy mạnh đầu tư bảo vệ môi trường Chuyển đổi năng lượng xanh - Bài 1: Nhiệt điện than tăng cường kinh tế tuần hoàn

Luật Điện lực (sửa đổi) vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV (có hiệu lực từ 01/02/2025) nhấn mạnh việc “Khuyến khích nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch chuyển đổi sang các nguồn nhiên liệu phát thải thấp... ; phát triển nhiệt điện than ở mức hợp lý theo hướng ưu tiên những tổ máy công suất lớn, hiệu suất cao, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại; bảo đảm tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường”.

Bài 2: Giảm phát thải ở Nhiệt điện Uông Bí
Công nhân Công ty Nhiệt điện Uông Bí sửa chữa, tiểu tu máy móc, thiết bị

Cùng với đó, Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch Điện VIII) đã xác định “thực hiện chuyển đổi nhiên liệu sang sinh khối và amoniac với các nhà máy đã vận hành được 20 năm khi giá thành phù hợp. Dừng hoạt động các nhà máy có tuổi thọ trên 40 năm nếu không thể chuyển đổi nhiên liệu”. Điều này cũng nhằm thực hiện lộ trình đạt phát thải ròng bằng không vào năm 2050 mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết tại COP26.

Tuy nhiên, trước khi có những quy định, lộ trình cụ thể nhiều doanh nghiệp đã chủ động những giải pháp nhằm “xanh hóa” sản xuất điện, kiểm soát nguồn thải trong quá trình sản xuất.

Để tìm hiểu rõ hơn quá trình thực hiện các quy định về môi trường và chuẩn bị cho chuyển đổi xanh, phóng viên Báo Công Thương đã có dịp đến tìm hiểu tại một số nhà máy nhiệt điện than tại khu vực phía Bắc mà điểm dừng chân đầu tiên là Quảng Ninh- địa phương được coi là Trung tâm Nhiệt điện than tại khu vực phía Bắc với 7 nhà máy đang hoạt động với tổng công suất 5.640 MW.

Chủ động “xanh hóa” sản xuất

Là một trong những cái nôi của ngành điện Việt Nam được thành lập từ những năm 60 của thế kỷ XX, Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí do Công ty Nhiệt điện Uông Bí, Tổng Công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) quản lý và vận hành với tổng công suất là 630 MW. Đây là nhà máy lớn, có vai trò quan trọng đối với EVNGENCO1 nói riêng và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nói chung.

Bài 2: Giảm phát thải ở Nhiệt điện Uông Bí
Toàn cảnh Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí. Ảnh: Thu Hường

Từ khi đưa vào vận hành, nhà máy hoạt động tương đối ổn định, với tổng sản lượng điện lũy kế đến nay (hết năm 2024) đạt trên 42 tỷ kWh điện, hàng năm đóng góp cho ngân sách tỉnh Quảng Ninh hơn 120 tỷ đồng, luỹ kế đến nay nộp ngân sách tỉnh hơn 1.000 tỷ đồng và quan trọng hơn cả là góp phần vào đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Trong những năm qua, công ty liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất điện được giao, đảm bảo vận hành an toàn, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Theo ông Vũ Quang Chiến – Phó Giám đốc Công ty Nhiệt điện Uông Bí thuộc Tổng Công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1): Những năm gần đây tình hình cung ứng than nội địa trữ lượng suy giảm cấp cho các nhà máy, trong đó có Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí. Theo đó, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã đưa ra loại than phối trộn giữa than nhập khẩu và than nội địa để cấp cho các nhà máy.

Theo thiết kế, chúng tôi đốt than 5a3 – đây là loại than đặc trưng của vùng mỏ Vàng Danh phối trộn với than của Hòn Gai. Hiện chúng tôi đang đốt than 5b10 - than pha trộn giữa than nội địa và than nhập khẩu”- ông Chiến chia sẻ.

Theo nguyên tắc các lò hơi sẽ được thiết kế căn cứ vào chủng loại than, máy phát và tua-bin thiết kế theo lò hơi, giờ chủng loại than thay đổi dẫn đến nhiệt trị thay đổi, độ tro trong nhiên liệu thay đổi,… Điều này là nguyên nhân dẫn đến quá tải nhiệt và bục ống sinh hơi tại các nhà máy nhiệt điện than, đồng thời cũng gây ra nguy cơ mất an toàn trong quá trình sản xuất, ảnh hưởng tới suất tiêu hao nhiệt/kW, ảnh hưởng đến kinh tế, kỹ thuật.

Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi đã phải tổ chức lại quá trình cháy, hiệu chỉnh lại các lò hơi và các vòi đốt sao cho phù hợp với loại than hiện nay”- ông Chiến cho hay.

Trước thực trạng trên cùng với yêu cầu chuyển đổi xanh theo chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1), Nhà máy nhiệt điện Uông Bí sẽ tối ưu hóa những hệ thống, đặc biệt thiết bị xử lý khí, khói thải hiện hữu.

Bài 2: Giảm phát thải ở Nhiệt điện Uông Bí
Ông Vũ Quang Chiến - Phó Giám đốc Công ty Nhiệt điện Uông Bí

Cụ thể, theo ông Vũ Quang Chiến, nhà máy sẽ nâng cao hiệu suất của lò hơi, qua đó sẽ giảm được lượng nhiên liệu cấp vào lò, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế và đốt than giảm, nhờ đó giảm phát thải, giảm được lượng điện tiêu dùng và nước phải bổ sung cho sản xuất hơi, hiệu suất của tổ máy tăng lên.

Các giải pháp này được thực hiện qua các chu kỳ sửa chữa, tiểu tu hàng năm. Mỗi năm có 20 ngày tập trung sửa chữa, tiểu tu và 5 năm thì có 60 ngày đại tu, sửa chữa”- ông Chiến nhấn mạnh.

Cũng theo ông Chiến, để giảm thiểu phát thải khí nhà kính, công ty cũng đã củng cố hệ thống khói thải, hiện nay các tổ máy được lắp 2 hệ thống. Đối với xử lý khói thải, hiện nhà máy được trang bị hệ thống khử lưu huỳnh và tăng cường trồng cây xanh.

Trong tương lai khi Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn quốc gia thay thế QCVN 22:2009/BTNMT khí thải công nghiệp nhiệt điện thì các nhà máy nhiệt điện trong đó có Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí sẽ phải nâng cấp toàn bộ hệ thống khói thải hiện hữu và lắp thêm hệ thống khử lốc để đáp ứng được quy chuẩn quốc gia mới về khí thải công nghiệp.

Chuyển đổi xanh - băn khoăn giá điện

Được biết, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang tiến hành khảo sát các đơn vị để đề xuất một lộ trình đồng đốt phát điện xanh như: Biomac, hydro, amoniac... EVN đã mời các đơn vị tư vấn tham gia (Nhật, Hàn Quốc…), các chuyên gia có định hướng sẽ đồng đốt giữa than với sinh khối với hydro và amoniac.

Theo ông Chiến, mặc dù trên thế giới công nghệ đồng đốt phát điện vẫn đang trong quá trình thí nghiệm, tuy nhiên tại Việt Nam, Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình đã thực hiện đồng đốt 20% sinh khối với lò trung áp và thành công. Qua đốt kết quả hiệu suất của lò hơi có chiều hướng tăng, tuy nhiên thách thức đó là phải có khu vực chuẩn bị nhiên liệu lớn và chế biến từ phụ phẩm trong nông nghiệp. Như vậy, chúng ta phải có vùng nguyên liệu nếu quyết định chuyển sang đốt sinh khối.

Bài 2: Giảm phát thải ở Nhiệt điện Uông Bí
Sửa chữa bảo dưỡng tổ máy tại Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí. Ảnh: HV

Còn nếu muốn đốt hydro hoặc amoniac thì chúng ta phải nhập khẩu. Giá 1kW mặc dù vẫn đang nghiên cứu nhưng dự báo mức thấp nhất cũng gấp 2 lần giá điện đốt than.

Hiện giá điện sản xuất từ nhiên liệu hydro hoặc amoniac là chưa có, nhưng theo các chuyên gia tư vấn có thể sản xuất từ năng lượng tái tạo ngoài khơi đưa vào bình nén khí hoặc lắp đường ống dẫn khí. Theo tính toán, chi phí tương đương đầu tư hệ thống đường dây truyền tải điện.

Đối với Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí, hiện EVNGENCO1 cũng đang thuê đơn vị tư vấn để khảo sát nhằm nâng cao hiệu suất của các thiết bị để giảm phát thải, tiếp theo nâng cao hệ thống xử lý khói thải để đáp ứng tiêu chí môi trường, song song đó tiền hành chuyển đổi nhiên liệu.

Lãnh đạo Công ty Nhiệt điện Uông Bí khẳng định, để chuyển đổi sang chuyển đổi nhiên liệu, thực hiện “phát điện xanh”, công ty luôn tuân thủ chỉ đạo của Chính phủ, tuy nhiên chuyển đổi xanh sẽ phải thực hiện có lộ trình, đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Bởi để nâng cao hiệu suất các thiết bị hiện có phải có đầu tư lớn, phải nâng cấp đồng bộ do đa phần các nhà máy đã vận hành 20 năm.

Tiếp theo, khi dự thảo Quy chuẩn quốc gia mới thay thế QCVN 22:2009/BTNMT được ban hành thì các nhà máy phải căn cứ vào quy chuẩn này mới có thể thiết kế nâng cấp hệ thống xử lý môi trường, từ đó đáp ứng các tiêu chuẩn về bụi, khí thải… và cũng cần nguồn kinh phí rất lớn.

Khi các tiêu chuẩn đáp ứng rồi thì các đơn vị mới tiến hành chuyển đổi xanh nghĩa là chế độ đồng đốt mới sử dụng được”- ông Chiến nhấn mạnh và cho biết thêm: “Tôi tin rằng tất cả các nhà máy đều có thể chuyển đổi sang chế độ đồng đốt, để thực hiện được điều đó các nhà máy phải thay đổi kết cấu cứng của lò hơi, các vòi đốt, chế độ đốt phải thay đổi. Khẳng định về mặt nguyên lý có thể đốt được, còn tỷ lệ được như thế nào thì phải căn cứ vào thực tiễn”.

Bài 2: Giảm phát thải ở Nhiệt điện Uông Bí

Phòng điều khiển trung tâm Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí. Ảnh: Thu Hường

Một vấn đề cũng được các nhà máy quan tâm đó là cơ chế và giá thành. Hiện 1kg than có giá khoảng 8.000 đồng, nếu đốt hết sản xuất được 2kW điện, về lý thuyết 1 lít dầu DO phát được 4kW điện, do vậy việc chuyển đổi xanh cần có cơ chế hỗ trợ.

Hiện các nước như: Hàn Quốc, Pháp , Đức… đều có cơ chế hỗ trợ. Tôi lấy đơn cử, nếu mua nông sản sạch sẽ được nhà nước hỗ trợ về giá, tương tự như vậy điện xanh dứt khoát phải đắt hơn điện truyền thống, có nghĩa phải có chính sách hỗ trợ.

Hiện nay, giá bán điện xấp xỉ 1.500 đồng/kW, nếu đốt sinh khối có thể lên đến 3.000 đồng/kW . “Sau khi chúng ta giải bài toán này thì cuộc cách mạng chuyển đổi sang năng lượng xanh đối với các nhà máy nhiệt điện là thực hiện được”- ông Chiến khẳng định.

Để triển khai thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP 26 cũng như lộ trình chuyển đổi năng lượng được nêu trong Quy hoạch Điện VIII, trước đó vào tháng 6 năm 2023, Bộ Công Thương đã tổ chức họp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, 3 Tổng công ty phát điện 1, 2, 3 cùng các chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện đốt than.

Hiện EVN đã và đang tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm và có kế hoạch chuyển đổi với một số tổ máy của nhà máy như: Uông Bí mở rộng (tổ máy S7), Quảng Ninh (S1,S2) với loại nhiên liệu dự kiến sinh khối/ammoniac... Tuy nhiên, hiện các nhà máy còn nhiều băn khoăn khi chuyển đổi nhiên liệu đó là: Giá thành, công nghệ và nguồn nhiên liệu để thay thế.

Còn tiếp...

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công ty Nhiệt điện Uông Bí

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Những điểm mới của Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Những điểm mới của Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vừa được phê duyệt, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong định hướng phát triển ngành điện lực Việt Nam với nhiều điểm nhấn.
Tiết kiệm điện: Không phải ‘trend’ - là trách nhiệm!

Tiết kiệm điện: Không phải ‘trend’ - là trách nhiệm!

Tiết kiệm điện không phải trào lưu nhất thời, mà là trách nhiệm lâu dài với đất nước, môi trường và thế hệ tương lai. Trách nhiệm ấy thuộc về tất cả chúng ta.
Cơ cấu nguồn điện theo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh đến năm 2030 và 2050

Cơ cấu nguồn điện theo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh đến năm 2030 và 2050

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định 768/QĐ-TTg, phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, trong đó có nêu rõ cơ cấu nguồn điện của Việt Nam đến 2030 và 2050.
Sản lượng điện sạch giảm, châu Âu đối mặt phát thải tăng

Sản lượng điện sạch giảm, châu Âu đối mặt phát thải tăng

Ngành điện lực châu Âu đã thải ra lượng khí CO₂ nhiều hơn trong quý đầu tiên của năm 2025 so với bất kỳ quý nào kể từ đầu năm 2023.
Chính thức phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Chính thức phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Ngày 15/4, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 768/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh.

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Cà Ná (Ninh Thuận) mục tiêu hình thành một nhà máy điện công suất 1.500 MW, kho cảng LNG công suất từ 1 đến 1,2 triệu tấn LNG/năm.
PC Hải Phòng: Diễn tập phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn 2025

PC Hải Phòng: Diễn tập phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn 2025

Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng (PC Hải Phòng) tổ chức diễn tập PCTT và TKCN nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó thiên tai trong bối cảnh ngày càng phức tạp.
Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55 - Bài 2: Chuyển đổi xanh nhờ tiết kiệm năng lượng

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55 - Bài 2: Chuyển đổi xanh nhờ tiết kiệm năng lượng

Từ nền tảng nhận thức cộng đồng, Vĩnh Phúc đang thực hiện đồng bộ nhiều chính sách tiết kiệm năng lượng trong đó tập trung vào chuyển đổi xanh, bền vững.
Mùa khô bất thường: NSMO chủ động ‘chạy trước’ nắng nóng

Mùa khô bất thường: NSMO chủ động ‘chạy trước’ nắng nóng

NSMO đã họp với cơ quan khí tượng, thủy văn để xây dựng phương án vận hành hệ thống điện hiệu quả, ứng phó nắng nóng và thiếu nước trong mùa khô 2025.
EVNCPC gắn biển công trình Trạm biến áp 110kV Cảng Quy Nhơn

EVNCPC gắn biển công trình Trạm biến áp 110kV Cảng Quy Nhơn

Đảng ủy EVNCPC tổ chức Lễ gắn biển công trình Trạm biến áp 110kV Cảng Quy Nhơn và đấu nối chào mừng Đại hội Đảng bộ EVN lần thứ IV.
Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện than năm 2025

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện than năm 2025

Bộ Công Thương ký quyết định số 1009/QĐ-BCT ngày 14/4/2025 phê duyệt khung giá phát điện nhà máy nhiệt điện than năm 2025.
Bộ Công Thương phê duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Lào

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Lào

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1007/QĐ-BCT ngày 14/4 về phê duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam từ ngày 31/12/2025.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nguyên nhân tiền điện tăng vọt thời gian qua

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nguyên nhân tiền điện tăng vọt thời gian qua

Do thời tiết nắng nóng kéo dài trong thời gian qua, người dân tại Bà Rịa - Vũng Tàu đang phải chi trả tiền điện tăng vọt.
Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện sinh khối năm 2025

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện sinh khối năm 2025

Bộ Công Thương vừa ký quyết định số 1008/QĐ-BCT ngày 14/4/2025 phê duyệt khung giá phát điện nhà máy điện sinh khối năm 2025.
Tập trung gỡ vướng các dự án điện năng lượng tái tạo

Tập trung gỡ vướng các dự án điện năng lượng tái tạo

Tập trung gỡ vướng dự án điện năng lượng tái tạo trong tháng 5/2025; khó khăn, vướng mắc của đơn vị nào thì đơn vị phải có trách nhiệm xem xét, xử lý, tháo gỡ.
Công nghệ BESS giúp quản lý, sử dụng năng lượng hiệu quả

Công nghệ BESS giúp quản lý, sử dụng năng lượng hiệu quả

Một trong những nội dung trọng tâm của Chương trình VNEEP 3 đó là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Vĩnh Phúc đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết 55 bằng nhiều hình thức sáng tạo, giúp nâng cao nhận thức cộng đồng và hình thành thói quen tiết kiệm năng lượng.
Việt Nam tái khởi động điện hạt nhân: Quyết định đúng đắn, kịp thời

Việt Nam tái khởi động điện hạt nhân: Quyết định đúng đắn, kịp thời

Theo Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc, việc Việt Nam lựa chọn tái khởi động kế hoạch phát triển điện hạt nhân là một quyết định đúng đắn và kịp thời.
Phụ tải điện tăng, ngành điện miền Nam chủ động ứng phó

Phụ tải điện tăng, ngành điện miền Nam chủ động ứng phó

Miền Nam vào cao điểm nắng nóng, phụ tải điện tăng mạnh, EVNSPC chủ động phương án đảm bảo điện an toàn, tin cậy và ưu tiên cấp điện chống hạn mặn mùa khô 2025.
Điểm sáng hợp tác năng lượng giữa Việt Nam – Trung Quốc

Điểm sáng hợp tác năng lượng giữa Việt Nam – Trung Quốc

Nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, cùng điểm lại những kết quả hợp tác nổi bật về năng lượng giữa 2 quốc gia.
Bộ Công Thương tổ chức cuộc thi tuyên truyền viên tiết kiệm điện: Mạng xã hội sẽ

Bộ Công Thương tổ chức cuộc thi tuyên truyền viên tiết kiệm điện: Mạng xã hội sẽ 'dậy sóng' xanh

Sáng 14/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Cuộc thi “Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025” với quy mô toàn quốc.
Thể lệ cuộc thi

Thể lệ cuộc thi 'Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025'

Sáng 14/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Cuộc thi "Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025" trên toàn quốc.
Bộ Công Thương phát động Cuộc thi

Bộ Công Thương phát động Cuộc thi 'Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025'

Sáng 14/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Cuộc thi "Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025" trên toàn quốc.
Ai Cập tăng giá nhiên liệu lần đầu năm 2025

Ai Cập tăng giá nhiên liệu lần đầu năm 2025

Ngày 11/4, Chính phủ Ai Cập đã chính thức điều chỉnh tăng giá các loại nhiên liệu thêm tới gần 15%.
Tương lai điện hạt nhân phụ thuộc vào nước?

Tương lai điện hạt nhân phụ thuộc vào nước?

Năng lượng hạt nhân đang trở lại mạnh mẽ trên toàn cầu. Tuy nhiên, tham vọng này đang đối mặt với thách thức lớn là nguồn nước khan hiếm.
Mobile VerionPhiên bản di động