Chuyển đổi năng lượng sạch tại Mỹ
Quốc tế 22/08/2023 10:01 Theo dõi Congthuong.vn trên
Đạo luật IRA trị giá 430 tỷ USD đầu tư vào các chính sách chi tiêu và giảm thuế, với một trong những mục tiêu nhắm đến là thúc đẩy sự phát triển của năng lượng sạch. Mỹ đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong lĩnh vực năng lượng tái tạo sau một năm triển khai IRA. Đạo luật này đã cung cấp các khoản tín dụng thuế cho các nguồn năng lượng ít carbon và không có carbon như gió, mặt trời, hạt nhân, công nghệ thu hồi carbon, nhiên liệu sinh học và xe điện.
![]() |
Một dự án năng lượng mặt trời gần Nippon, bang California, Mỹ. (Ảnh: Reuters) |
IRA cũng tài trợ cho các chương trình khác nhằm giảm phát thải khí methane gây hiệu ứng nhà kính từ ngành dầu khí cũng như hỗ trợ tài chính cho các dự án thân thiện với môi trường tại các khu vực trên khắp nước Mỹ. Một số kết quả phân tích từ các cơ quan chính quyền Mỹ và tổ chức nghiên cứu tư nhân đều cho thấy, IRA đang thúc đẩy triển khai năng lượng tái tạo. Bộ Năng lượng Mỹ cũng công bố báo cáo cho thấy, IRA, cùng với Luật Cơ sở hạ tầng lưỡng đảng, sẽ cho phép triển khai mới khoảng 250 gigawatt năng lượng gió và 475 gigawatt năng lượng mặt trời.
Kể từ khi IRA được thông qua đã chứng kiến nhiều khoản đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo hơn cả tám năm trước cộng lại. Có 210 dự án lớn về năng lượng sạch hoặc phương tiện thân thiện với môi trường đã được công bố trong năm qua, với khoảng 74.181 việc làm mới được tạo ra bởi các dự án này. Một báo cáo mới từ tổ chức nghiên cứu BloombergNEF dự báo rằng, năng lượng gió và mặt trời sẽ chiếm gần 50% tổng sản lượng điện của Mỹ vào năm 2035 và 64% vào năm 2050, một bước tiến đáng kể so với mức 12% của năm 2021. Báo cáo cũng kỳ vọng năng lượng từ các nguồn phát thải bằng 0 hoặc thấp, như gió, mặt trời, hạt nhân và khí đốt có thu hồi carbon, sẽ chiếm 87% tổng sản lượng điện của Mỹ vào năm 2035.
Đạo luật IRA giúp khôi phục một số hoạt động sản xuất quan trọng đối với nền kinh tế năng lượng sạch của Mỹ. Đạo luật này giúp tái thiết nền tảng sản xuất của Mỹ, giảm tình trạng gián đoạn nguồn cung và bảo đảm an ninh kinh tế của nước Mỹ. Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Joe Biden còn nhiều việc phải làm để đạt các mục tiêu khí hậu của mình. Theo báo cáo của Bộ Năng lượng Mỹ, vào năm 2030, lượng khí thải nhà kính của Mỹ dự kiến sẽ giảm từ 35%-41% so với năm 2005, vẫn thấp hơn so với mục tiêu cắt giảm 50% lượng khí thải do Tổng thống Biden đặt ra.
Tương tự, báo cáo của BloombergNEF ước tính rằng, lượng khí thải của Mỹ sẽ cao hơn 22% so với mục tiêu được chính quyền của Tổng thống Biden đặt ra vào năm 2030. Báo cáo cũng dự báo vào năm 2050, lượng khí thải của Mỹ sẽ giảm 54% so với năm 2021, một mức giảm đáng kể, nhưng vẫn chưa đạt mức phát thải 0% đặt ra. Ước tính về lượng điện đến từ các nguồn không phát thải hoặc phát thải carbon thấp cũng sẽ không đạt được mục tiêu là một hệ thống điện hoàn toàn không phát thải carbon vào năm 2035.
Để thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu đã đưa ra trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, Trưởng bộ phận phân tích Bắc Mỹ của BloombergNEF Tom Rowlands-Rees khuyến nghị rằng, bên cạnh các biện pháp khuyến khích do IRA cung cấp, chính quyền Mỹ nên có thêm các chế tài để thúc đẩy các hành động thân thiện với môi trường.
Với nội dung nhấn mạnh đầu tư vào năng lượng sạch, đạo luật của Mỹ về chống lạm phát có thể được coi là văn kiện quan trọng nhất về khí hậu kể từ khi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được ký kết cuối năm 2015. Trong bối cảnh vấn đề an ninh năng lượng là động lực lớn nhất cho đầu tư khí hậu, đạo luật IRA góp phần thúc đẩy Mỹ đầu tư nhiều hơn cho năng lượng sạch, tiến gần hơn các mục tiêu về chống biến đổi khí hậu.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Giới chuyên gia nói gì về giá vàng thế giới trong trung và dài hạn?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/12/2023: Tổng thư ký NATO thừa nhận tình hình Ukraine đang rất nghiêm trọng

Nguồn cung gạo toàn cầu thắt chặt sẽ kéo dài sang năm 2024

Chiến sự Israel – Hamas ngày 3/12/2023: Số nạn nhân thiệt mạng tại Dải Gaza đã tăng lên hơn 15.000 người

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/12/2023: EU dự định đào tạo 40.000 quân nhân Ukraine
Tin cùng chuyên mục

Làm rõ nguyên nhân khiến giá vàng thế giới tăng mạnh, vượt mức kỷ lục

Chiến sự Israel-Hamas ngày 2/12/2023: Israel dự kiến kéo dài xung đột tại Dải Gaza trong hơn 1 năm

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 2/12/2023: Chiến sự đang bước vào giai đoạn mới

EVFTA giúp hàng Việt Nam có chỗ đứng vững chắc tại Hungary

5 yếu tố giúp Việt Nam thu hút các nhà đầu tư từ Hoa Kỳ

Rộ tin FED có thể đã hoàn tất chu kỳ tăng lãi suất

OPEC+ đồng ý tăng cường cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện 2,2 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2024

Sản lượng gạo trái vụ đầu năm 2024 của châu Á bị hạn chế gây áp lực nguồn cung

Chiến sự Israel – Hamas ngày 1/12/2023: Hamas sẵn sàng gia hạn thỏa thuận ngừng bắn để trao đổi con tin

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 1/12/2023: Hungary nói xung đột ở Ukraine không thể giải quyết trên chiến trường

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 30/11/2023: Xe tăng Leopard-1A5 đầu tiên bị hạ ở chiến trường Ukraine

Chiến sự Israel - Hamas ngày 30/11/2023: Israel đang chuẩn bị cho kịch bản tấn công phía Nam Dải Gaza

Giá gạo basmati mùa mới ở Ấn Độ tăng mạnh do các đơn hàng xuất khẩu tăng nhanh

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger qua đời ở tuổi 100

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 30/11/2023: Đức bác tin muốn Ukraine đàm phán với Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/11/2023: Avdiivka đang dần biến thành "cối xay thịt"

Chiến sự Israel-Hamas ngày 29/11/2023: Israel và Hamas đạt thỏa thuận sơ bộ về gia hạn lệnh ngừng bắn

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/11/2023: Nga có bước tiến mới tại Avdiivka; NATO kêu gọi ủng hộ Ukraine

Thời tiết khô hạn bất thường dẫn tới thiếu hụt sản lượng đường và giá lương thực tăng cao
