Chương trình Sữa học đường và nỗ lực cải thiện “nạn” thiếu vi chất dinh dưỡng

Các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng ở Việt Nam khẳng định, trẻ suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng vẫn là những nguyên nhân chính dẫn tới những hạn chế về thể lực của thanh niên Việt Nam. Chương trình sữa học đường quốc gia đang nỗ lực đẩy lùi vấn nạn này bằng cách bổ sung những vi chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ.    

Vi chất - rất nhỏ nhưng vô cùng quan trọng

Phát biểu tại Ngày Vi chất dinh dưỡng năm 2019, Giáo sư Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, nhấn mạnh: Thiếu vi chất đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ em lứa tuổi từ mầm non tới tiểu học. Việc tổ chức ngày hội vi chất hàng năm nhằm mong muốn lan tỏa tinh thần và sự hiểu biết tới toàn xã hội về tầm quan trọng của vi chất, tuy là dưỡng chất rất nhỏ bé nhưng vô cùng quan trọng.

Báo cáo của Viện Dinh dưỡng cho biết, tuy những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân, như tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em đã giảm khá nhanh và bền vững, song vẫn đang phải đối mặt với những thách thức như tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm vẫn còn ở mức cao (24,3%) và có sự chênh lệch giữa các vùng, nhất là vùng núi, vùng khó khăn và nông thôn với thành phố, đồng bằng. Tỷ lệ này ở miền núi phía Bắc là 30,3% và Tây Nguyên là 34,2%. “Suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng là những nguyên nhân chính dẫn tới chiều cao còn thấp ở thanh niên Việt Nam”, báo cáo khẳng định.

chuong trinh sua hoc duong va no luc cai thien nan thieu vi chat dinh duong

Ngoài ra, thiếu vi chất dinh dưỡng còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tới sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em và khả năng sinh sản, cũng như năng suất lao động của người lớn. Trong khi đó, việc thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chế độ dinh dưỡng học đường, dinh dưỡng cho người lao động, mới chỉ đạt kết quả bước đầu.

chuong trinh sua hoc duong va no luc cai thien nan thieu vi chat dinh duong
Vi chất tuy là dưỡng chất rất nhỏ bé nhưng vô cùng quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em, nhất là lứa tuổi học đường.

Theo Phó giáo sư, bác sĩ Lê Bạch Mai, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người Việt thường thiếu hụt vitamin A, vitamin D, kẽm, sắt, thiếu đa vi chất, khẩu phần canxi thấp. Kết quả điều tra năm 2014-2015 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ dưới 5 tuổi là 13%; 80,3% phụ nữ có thai; 63,6% phụ nữ tuổi sinh đẻ; 69,4% trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm và đến 45% trẻ 6-12 tháng tuổi thiếu máu.

chuong trinh sua hoc duong va no luc cai thien nan thieu vi chat dinh duong

Các triệu chứng do thiếu hụt vi chất có thể biểu hiện thành bệnh như thiếu máu do thiếu sắt, khô mắt do thiếu vitamin A. Nếu thiếu hụt trong thời gian dài khiến cho sự tăng trưởng và phát triển thể chất, trí tuệ bị ảnh hưởng, đôi khi không thể hồi phục. Tiêu biểu như khi thiếu canxi lâu dài trong khẩu phần (ít hơn 600mg một ngày) có thể gây ra rối loạn chuyển hóa chất khoáng tại xương, giảm trọng lượng xương, gây loãng xương, còi xương, co cứng cơ, liên quan đến tăng huyết áp, ung thư ruột, ung thư đại liệt tràng. Thiếu hụt vi chất có thể dẫn đến tử vong, giảm chất lượng cuộc sống và năng suất lao động.

chuong trinh sua hoc duong va no luc cai thien nan thieu vi chat dinh duong
Lứa tuổi mầm non cũng là lứa tuổi vàng để bổ sung vi chất vì vậy những sản phẩm bổ sung vi chất trong những bữa ăn học đường thực sự cần thiết với trẻ.

Giáo sư, tiến sỹ Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cung cấp thông tin: Theo Tạp chí Y khoa hàng đầu Lancet thì bản đồ thiếu vi chất dinh dưỡng bao phủ toàn bộ các nước đang phát triển của các châu lục (trong đó có Việt Nam), gây ảnh hưởng nặng nề đến phát triển thể chất và trí tuệ trẻ em. Khẩu phần ăn của gười dân Việt Nam nói chung, đặc biệt là trẻ em đều không cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể. Tại Đông Nam Á, thiếu vi chất dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể xảy ra ở cả thành thị và nông thôn (số liệu giám sát dinh dưỡng ASEAN và Việt Nam). Nguyên nhân chính là do khẩu phần ăn không cung cấp đủ hầu hết các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu cơ thể.

Rất cần những thực phẩm bổ sung đa vi chất được chứng nhận an toàn

Cô Nguyễn Thị Mười, Hiệu trưởng trường mầm non Mặt Trời, TP.Thanh Hóa, nơi được Viện Dinh dưỡng chọn tổ chức lễ phát động ngày Vi chất dinh dưỡng 2019, chia sẻ lo lắng khi đặc thù của trường mầm non thì nuôi dưỡng trẻ là một nhiệm vụ quan trọng nhất, lứa tuổi mầm non cũng là lứa tuổi vàng để bổ sung vi chất. Do vậy việc chọn loại thực phẩm nào để có thể bổ sung nhiều vi chất cho trẻ sẽ được trường ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, điều mà cô Mười cũng như các bậc phụ huynh mong muốn là những sản phẩm bổ sung vi chất đưa vào học đường cần được các cơ quan chức năng kiểm nghiệm và khẳng định thực sự an toàn và cần thiết với trẻ. Sản phẩm sữa học đường đang áp dụng ở các tỉnh/thành như Hà Nội, Đà Nẵng, Bến Tre, Vũng Tàu … là một trong những sản phẩm như vậy.

chuong trinh sua hoc duong va no luc cai thien nan thieu vi chat dinh duong

Giáo sư Lê Danh Tuyên khuyến nghị: Người dân nên lưu ý lựa chọn các thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày như: muối tăng cường I ốt, bột mỳ tăng cường sắt kẽm hoặc các thực phẩm có thành phần nguyên liệu có tăng cường vi chất dinh dưỡng này, dầu ăn tăng cường vitamin A….

chuong trinh sua hoc duong va no luc cai thien nan thieu vi chat dinh duong
Ngoài các bữa ăn hàng ngày ra, các thực phẩm dành cho trẻ như sữa cần bổ sung thêm nhiều vi chất quan trọng để góp phần cải thiện trí tuệ và thể chất cho các em

Đáng chú ý, Giáo sư Lê Danh Tuyên khẳng định: Với các cháu được uống sữa theo Chương trình Sữa học đường, sử dụng sữa tăng cường đa vi chất sẽ có lợi hơn cho sự tăng trưởng và phát triển.

Cùng quan điểm về việc cần tăng cường cho trẻ được uống sữa bổ sung đa vi chất, Phó giáo sư, bác sĩ Lê Bạch Mai bày tỏ lo ngại khi dẫn thông tin từ báo cáo của Hiệp hội sữa Việt Nam 2018, lượng tiêu thụ sữa trung bình của người Việt chỉ đạt 27-28 lít sữa một người mỗi năm, còn khá khiêm tốn so với Thái Lan, Singapore, Nhật Bản. Các nhà sản xuất sữa nên quan tâm bổ sung thêm nhiều vi chất quan trọng vào sản phẩm sữa để góp phần cải thiện thể trạng người Việt. Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng, khẩu phần ăn của người Việt hầu hết không đáp ứng đủ nhu cầu về các vitamin và chất khoáng, dẫn đến tình trạng thiếu hụt vi chất.

Nhận thức tầm quan trọng của sữa đối với sự phát triển của trẻ em, nhất là ở lứa tuổi học đường, Chính phủ đã ban hành quyết định 1340/QĐ–TTg ngày 8/7/2016 phê duyệt Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020. Đến tháng 6/2019, đã có 11 tỉnh/thành trên cả nước triển khai thành công chương trình mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc này.

Về việc sử dụng đa vi chất dinh dưỡng trong sản phẩm sữa học đường, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến khẳng định: Loại và hàm lượng các vi chất dinh dưỡng tăng cường vào sữa học đường theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới và phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng lứa tuổi trong bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam. “Việc thực hiện Chương trình này hoàn toàn minh bạch và rất bài bản, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn, tiêu chí về dinh dưỡng khi đưa vào sử dụng, đảm bảo cung cấp cho các cháu những dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Do vậy chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm về việc sử dụng vi chất trong sản phẩm sữa học đường”, Thứ trưởng Tiến nhấn mạnh và bày tỏ mong muốn các tổ chức và toàn xã hội chung tay, quan tâm tới việc bổ sung vi chất cho trẻ, tránh những bệnh lí không đáng có do thiếu vi chất gây ra.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: chất dinh dưỡng

Tin mới nhất

Opella chuyển mình mạnh mẽ, hướng tới tự chăm sóc sức khỏe chủ động

Opella chuyển mình mạnh mẽ, hướng tới tự chăm sóc sức khỏe chủ động

Tập đoàn Opella đang tăng tốc số hóa, cá nhân hóa sản phẩm và tái định vị thương hiệu, hướng tới chăm sóc sức khỏe chủ động, bền vững cho người tiêu dùng Việt.
Dược phẩm Hoa Linh: Gieo mầm xanh, hướng tới phát triển bền vững

Dược phẩm Hoa Linh: Gieo mầm xanh, hướng tới phát triển bền vững

Dược Hoa Linh trồng 2.000 cây tre Bát Độ tại Sơn La, lan tỏa thông điệp sống xanh – sống khỏe, hướng tới phát triển bền vững gắn với cộng đồng.
Bộ Y tế: 25% người trưởng thành thừa cân, béo phì

Bộ Y tế: 25% người trưởng thành thừa cân, béo phì

25% người trưởng thành thừa cân, béo phì là thông tin được Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đưa ra tại Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần 4.
Cục trưởng An toàn thực phẩm nói gì về nguyên nhân lộn xộn thực phẩm giả?

Cục trưởng An toàn thực phẩm nói gì về nguyên nhân lộn xộn thực phẩm giả?

Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thừa nhận, cơ chế tự công bố sản phẩm đang bị một số doanh nghiệp lợi dụng để làm ăn phi pháp.
Bộ Y tế nói về lỗ hổng chế tài khiến thuốc giả

Bộ Y tế nói về lỗ hổng chế tài khiến thuốc giả 'nhởn nhơ'

Theo đại diện Bộ Y tế, một trong những nguyên nhân tình trạng thuốc sản xuất bất hợp pháp vẫn có thể lưu hành trên thị trường là do chế tài chưa đủ sức răn đe.

Tin cùng chuyên mục

Hành hung nhân viên y tế là không thể chấp nhận

Hành hung nhân viên y tế là không thể chấp nhận

Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cho rằng dù là vì lý do gì, hành hung nhân viên y tế khi đang làm nhiệm vụ là không thể chấp nhận.
Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả

Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả

Bộ Y tế cho rằng, khâu quản lý giám sát thực phẩm phần lớn đã phân cấp, ủy quyền cho các tỉnh, thành phố và các sở y tế.
‘Giọt hồng yêu thương

‘Giọt hồng yêu thương' và sự sẻ chia sống có trách nhiệm

Mới đây, tại Hà Nội, Đức Tín Group đã phối hợp với Bệnh viện Việt Đức tổ chức chương trình hiến máu “Giọt hồng yêu thương 2025”.
Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố 'đóng đủ tiền mới cấp cứu’?

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, cấp cứu, cứu chữa cho người bệnh luôn là ưu tiên hàng đầu, bất kỳ lý do gì...
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định

Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế Nam Định rà soát, xử lý nếu có vi phạm trong vụ "bệnh nhi bị yêu cầu đóng tiền trước khi cấp cứu" tại bệnh viện.
Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Sau 2 ngày diễn ra Đại lễ Vesak ở TP. Hồ Chí Minh, lực lượng y tế đã cấp cứu 278 trường hợp, chủ yếu do say nắng, không ghi nhận sự cố y tế nghiêm trọng.
Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Theo thống kê của Bộ Y tế, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, số ca cấp cứu do tai nạn giao thông liên quan rượu, bia giảm rõ rệt.
Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ Y tế đề nghị địa phương siết kiểm tra, xử lý thực phẩm giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả trên thị trường, công khai vi phạm để bảo vệ sức khỏe người dân.
Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan báo cáo về kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, những vấn đề đã hứa tại kỳ họp trước trong lĩnh vực y tế.
TP. Hồ Chí Minh tăng cường xe cấp cứu cho đại lễ 30/4

TP. Hồ Chí Minh tăng cường xe cấp cứu cho đại lễ 30/4

Ngành y tế TP. Hồ Chí Minh sẽ tăng cường 20 xe cấp cứu 2 bánh, 64 xe cứu thương để chăm lo sức khoẻ cho các đại biểu và người dân tham gia đại lễ 30/4 tới đây.
Bác sĩ SIAM Thailand chăm sóc toàn diện thí sinh tại hai đấu trường nhan sắc

Bác sĩ SIAM Thailand chăm sóc toàn diện thí sinh tại hai đấu trường nhan sắc

Trên chuyến xe An - Tâm - Đẹp, SIAM Thailand tạo nên hành trình làm đẹp toàn diện cho các thí sinh Hoa hậu Việt Nam và Miss International Queen Vietnam.
Thành phố Huế: Phát động Tháng hành động an toàn lao động

Thành phố Huế: Phát động Tháng hành động an toàn lao động

Hơn 900 đại biểu tham dự lễ phát động Tháng hành động về an toàn lao động và Tháng công nhân tại thành phố Huế.
Hà Nội sắp xếp hệ thống khám chữa bệnh theo 3 cấp

Hà Nội sắp xếp hệ thống khám chữa bệnh theo 3 cấp

Hà Nội sẽ sắp xếp lại hệ thống y tế công lập theo 3 cấp, đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển nhân lực, y tế chuyên sâu để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Sự thật giật mình về nước chanh

Sự thật giật mình về nước chanh 'chữa bách bệnh' và khuyến cáo của bác sĩ

Trào lưu "nước chanh chữa bách bệnh" gây "sốt" mạng xã hội, tuy nhiên, bác sĩ cảnh báo sử dụng chanh sai cách có thể gây hại, nguy hiểm sức khỏe.
Khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quy mô 1.000 giường

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quy mô 1.000 giường

Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) vừa được khánh thành, dự án có quy mô 1.000 giường bệnh, đầu tư xây dựng 1.915 tỷ đồng.
Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Ngày 24/4, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm lại ông Trần Văn Thuấn giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế.
Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế yêu cầu chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý hình sự các Tiktoker bán mỹ phẩm xách tay, trốn thuế.
Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Bộ Y tế xây dựng khung pháp lý mới để quản lý chặt hoạt động bán thuốc online, ngăn chặn thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc tràn lan trên mạng.
Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa

Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa

Trong số 21 sản phẩm bị thu giữ, có 4 loại được xác định là giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành.
Đấu thầu chính thống - sao vẫn lọt sữa giả vào bệnh viện?

Đấu thầu chính thống - sao vẫn lọt sữa giả vào bệnh viện?

Sữa giả lọt vào bệnh viện qua đấu thầu chính thống, Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn quốc, siết chặt quản lý, xử lý nghiêm sai phạm, chấn chỉnh toàn hệ thống.
Mobile VerionPhiên bản di động